Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Hữu Loan và bài thơ "Màu tím hoa sim"

*


Có lẽ chỉ riêng với bài thơ "Màu tím hoa sim", nhà thơ Hữu Loan đã xứng đáng có một vị trí hàng đầu trong nền thi ca Việt nam. Chưa có ai bầu chọn cho ông, và rồi có thể chẳng có một cuộc bầu chọn như vậy, nhưng chắc chắn trong lòng người yêu thi ca sẽ còn nhớ mãi về ông, người đã viết lên những dòng thơ đi sâu vào tâm hồn người đọc. Không phải ngẫu nhiên mà có ít nhất hai thế hệ người Việt Nam đã đồng cảm với ông, phải chăng những mất mát ,đau thương của ông cũng là của chính họ. Bài thơ chỉ là cảm xúc đau đớn của ông khi mất người vợ trẻ yêu dấu nhưng nó đã nói lên được tiếng lòng của rất nhiều những con tim bị bóp nát bởi chiến tranh. Thực ra, chỉ có những đất nước bị chiến tranh tàn phá, những dân tộc bị đày đoạ, chém giết triền miên, những dân tộc mà từng có một thời trông ngóng hoà bình trong vô vọng thì mới có thể viết lên được những dòng thơ đau đớn, ngậm ngùi và thương cảm đến vậy. Nỗi đau của Hữu Loan không dừng lại ở những mất mát hữu hình, nỗi đau của ông còn tái diễn trong một hình thái khác, cũng có thể nói là ông cực đoan khi có phản ứng khá gay gắt trước cách xử sự của những người đã từng là đồng đội của ông. Thái độ đó của ông là có thể hiểu được, điều không thể hiểu được là cách mà người ta đã làm ngày đó và ngay cả bây giờ khi có ai đó vẫn cố tình "nhuộm màu cho những tác phẩm không màu".

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Bến sông quê


Nơi mẹ sinh ra tôi
xóm nghèo, ven một dòng sông nhỏ
Tuổi thơ trôi êm đềm
cùng dòng nước hiền hòa qua những bến sông.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Bản tình ca ngày đó


                                              "...Hà Nội ơi ! Ngày đó tôi mang cây đàn...."
                                         - Nỗi lòng người đi - Anh Bằng.....Ngọc Chân?-
*
Tôi mười mấy,
 chưa có em nào cả!
Thuộc vài câu, rồi cứ vậy nghêu ngao
Mộng ngày xuân, nào đã biết gì đâu
Ôm đàn gẩy,  ngỡ mình trong ảo vọng !!!            

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Quỳnh





"...Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao. 
Khi chén rượu, lúc cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên..." Nguyễn Du


p e khép bóng bên thềm
mơn man gió thổi qua miền thương thương
ánh trăng sao, mãi vấn vương
dát vàng vào phía giọt sương mơ màng

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

CÒN LẠI NHỮNG YÊU THƯƠNG


*
Có thể nào không em?
lời nhớ, lời thương,
lời tình yêu rực hồng như lửa
lại dễ dàng bày tỏ
như một thời xuân sắc đã qua?

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Mưa nắng thành đô


*
Tngày em rời xa thành phố
mưa nắng đô thành dường như cũng thất thường hơn
nắng đổ lửa,
cháy cả câu thơ cũ
tàn tro ngập ngừng
theo gió cuốn cuối hoàng hôn.
nắng chói chang, nung đỏ cả tiếng đàn
khắc khoải
từng cung thương điệu nhớ
giai điệu buồn
như tiếng lòng trắc trở
giọt mồ hôi lạnh ngắt đến bốc hơi!

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Yêu là yêu thôi - " Khúc Kiều tương tư" của Nguyễn Du


*

"..Sầu đong càng khắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
Mây Tần khóa kín song the
Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao
Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao
Mặt tơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng
Buồng văn hơi giá như đồng
Trúc se ngón thỏ, tơ chùng phím loan
Mành tương phơn phớt gió đàn
Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình..."

Nguyễn Du




Cụ Nguyễn ơi! cõi tâm linh
Biết chăng thơ ấy cũng là tình tôi
Khúc Kiều
xé nát lòng người
Tương tư nào
cũng như lời tương tư
Chiêm bao nào? Bụi hồng mơ!
mà tơ tưởng mặt,
câu thơ đắng lòng
Buồng văn hơi nóng phập phồng
Phím tơ lặng ngắt,
khoảng không nắng tràn
Hương em trong gió, không tan
Mắt môi ấy,
để tiếng đàn ngả nghiêng
Nhớ,
thương
chỉ một niềm riêng
Chông chênh câu chữ,
lời em mơ hồ
tiếng lòng tan nát vần thơ
Đêm trường có kẻ lơ ngơ
hỏi mình.
Tình ơi? Có thật không tình
mà sao như kẻ vô minh giữa đời?
Yêu là yêu thôi!
chẳng cần trời
yêu quên cả đất, không lời đắn đo.
Đâu rồi? những nỗi âu lo
đâu rồi chồng chất
con đò gọi trăng?
Cụ Nguyễn ơi! mấy trăm năm
Đoạn trường thơ cụ,
lạnh căm lòng này.
Yêu ai?
lắng, những vơi đầy
Để câu thơ mãi đắng cay, đêm hè



"Không lẫn lộn giữa thơ với đời thường"

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Sóng và bờ cát



*
Anh muốn ví tình ta
như sóng và bờ cát.
Sóng muôn đời dào dạt
ôm bờ mãi muôn đời !

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Tường vi nở ven đường



*
Chiều xưa đội nắng thăm em
gặp Tường Vi nở, muốn quên lối về.
Thẹn thùa, chân đất sau hè,
đuôi gà tóc thả, nắng che vai tròn.
Trông qua vườn bưởi còn non
ngỡ hương quê ấy vẫn còn vấn vương


Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Love Story, bản tình ca bất tử

*
Chỉ thêm một nốt nhạc thôi… Theo lời kể của chính tác giả tình ca bất tử này, thì ông tìm được khúc nhạc “Love Story” (Chuyện tình) vào lúc nửa khuya. Ban đầu sáng tác trên 4 nốt nhạc căn bản, nhưng làm như vậy thì lại gần giống với cấu trúc của một giai điệu vô cùng ăn khách hai năm về trước là nhạc phẩm chủ đề của bộ phim Romeo & Juliette (A Time For Us của Nino Rota).
Do vậy trong câu mở đầu của mỗi đoạn ông cho thêm một nốt nhạc, biến thành 5 trong khi các câu kế tiếp chỉ có 4, nhưng có lẽ cũng vì thế mà giai điệu trở nên lâm ly hơn. Kết quả hàng thập niên sau, bản nhạc này vẫn không có một vết nhăn, phần lớn cũng vì giai điệu tự nó đã đứng vững, không lời mà vẫn lôi cuốn. Nhìn lại, mỗi bài hát thường có một giai thoại. Trong trường hợp của “Love Story”, bản tình ca này đã đi vào huyền thoại.

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Đêm



"...gió đưa bông cải về trời
rau răm ở lại, chịu lời đắng cay..." 
nương theo bóng quế 
đêm nay
heo may thổn thức, càng say
càng buồn! 
(ca dao mới)

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Nhớ loài Hoa muống biển

*
Day dứt nhớ ngày anh về với biển
aó lính trắng màu mây nhuốm cát bụi hoàng hôn.
Nắng hanh vàng, hư ảo mỗi bước chân
Ì ầm sóng vỗ hoài bờ cát mỏng.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Tà dương trên Tây Hồ



*

Hồ Lãng Bạc cuối thu chiều phai nắng
ánh tà dương vương vấn phía cuối trời
xanh xanh quá bầu trời in bóng nước
màu thiên thanh huyền hoặc quá, mắt em tôi !

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Biển tím

*

Biển mơ

Đừng ví anh là núi
bởi núi lạnh lùng, là đá đứng chơ vơ
Nếu tình em là sóng, 

ngàn năm mãi xô bờ
Có buồn không? 

khi núi vẫn hững hờ 
muôn thuở đứng
lặng trơ

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Hoài tưởng


*
Hà nội chiều không mưa
chỉ có gió đong đưa với nụ cười ngập ngừng đọng trên tán lá

chú vàng anh nhỏ
hối hả
hót bài ca trời xanh trong chiếc lồng chật hẹp phía sau hiên nhà
hàng xóm.
Có những ngày mùa đông về sớm,
rải heo may dọc phố em về
đê mê
bên men nồng em trao, 
lặng lẽ, khúc ru tình say đắm những nụ hôn vội vã
Em bé nhỏ, mà lời yêu anh rộng quá, 
gói ân tình chặt lại những vòng tay,
Mỗi vòng xe quay tóc gió em cứ bay, 
bay hoài vào niềm hoài tưởng, 
mơn man, mơn man quá hương thơm lá mùi già, 
mẹ vừa nấu cho em gội tối qua.
Mùa Thu này dường như vẫn chưa xa, nên nắng vẫn vô tư trải dài trên ngõ vắng,
Hà nội anh suy tư
Thầm lặng 
một nỗi niềm, về những tình yêu chưa kịp đến đã vội vã chia ly

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Yêu thương cho người đi không trở lại

  Hôm nay, chú Huân ( trưởng ban liên lạc hội thân nhân liệt sỹ hy sinh tại mặt trận miền Tây) gửi cho mình một danh sách hơn một ngàn ba trăm liệt sỹ của đơn vị đã quy tập về Việt nam nhưng bị mất hết tên, thật là đau xót. Ngẫm nghĩ thấy thật buồn, ngày đó, viên đạn găm vào người đồng đội bên cạnh mình chỉ lệch một chút, găm vào mình thì bây giờ, hu hu! có nắm xương tàn cũng mất, chẳng ai hương khói cho! Viết bài thơ này cho khỏi hu hu vậy.

*
Em áo đỏ, bên thu rơi góc phố
để anh nhớ 
về một thời phượng đỏ rực mùa thi
Phượng hồng ơi? anh nghe gió thầm thì
lời tiễn biệt, ngày đưa anh vào chiến trận.

Để lại em, với ghế bàn, bảng phấn
Anh từng hẹn lòng chỉ nhớ mãi em thôi!
Có những ngày, lửa đạn cháy rực trời
Ngỡ phượng nở, đỏ tím miền kỷ niệm.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Biển sớm Nhật lệ


"Ông ơi! chụp cháu !!!"
 Đồng Hới sau bão còn tan hoang lắm, sáng lạ nhà không ngủ được, tôi vác máy ra biển đi lang thang, nghe tiếng goi quay lại, thấy hai nhóc, ừ để ông chụp cho, nhưng mần răng tụi bây lấy được ảnh? dạ, ông đưa lên mạng tụi con xem được hết!(  hehe tin học phổ cập mẫu giáo!!!), vậy là bấm, nhưng ngược sáng.
 Các cháu mở được CATBUI thì vào mà xem nha, cười duyên phết :))

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Khúc ru tình từ biển




*
Anh lại về để nghe biển hát
khúc ru tình từ thuở hồng hoang
sóng biển xanh, từ dạo biết lang thang
bến bờ xa lạc hoài vào ảo vọng.

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Em là ai?


"Em" là ai?
mà lấp lánh cuộc đời này!

Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10


Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, xin thân ái gửi đến các bạn nữ trường Văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi. Các bạn đọc của TQtrung và Kiengiang.Le lời chúc mừng nhiệt liêt, chúc các bạn luôn trẻ trung, yêu đời, xinh tươi và hạnh phúc. 

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Bài thơ cho người


Sông Mã, sông Mã!!!
Anh vượt sông để vào suối cá,
 nghe đâu đây âm vang khúc độc hành,
sóng không còn gầm để nỗi nhớ loanh quanh 
*
"Hãy viết đi em
Viết đi
đừng dừng lại
Em đừng để lòng mình tê tái vì những nỗi buồn vu vơ

em hãy quên hết đi những nỗi nghi ngờ, 
những trăn trở về trò đời tai quái
mà anh biết rằng không phải
từ trái tim em!

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Tàn lụi

(Vịnh sen tàn tháng mười)
                
Có phải là em đấy không?
Loài hoa mà anh đã từng chiêm ngưỡng  trong những ngày nắng rực hồng
tháng sáu!
rực rỡ một góc Tây Hồ, 
ngát hương đời, đau đáu
giấc mơ anh có một nàng tiên sen từ ao tù nước đọng hóa kiếp làm người
những đóa hồng xinh tươi
mang lại cho đời hương tình nồng tha thiết!
mùa tiếp mùa
những vần thơ nối tiếp
kể về em sức sống mới căng tràn, 
mỗi tháng năm về lắng đọng góc nhân gian.

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sống mãi trong lòng dân tộc

Hoa người dân kính viếng trong khuôn viên 30 HD
  Thế là chúng tôi đã trở về Hà nội, sau gần một tuần lễ rong ruổi trên đường về Quảng Bình dự lễ an táng người mà chúng tôi vẫn gọi thân mật là Bác Văn. Đối với chúng tôi, bác Văn trước hết là vị Đại tướng, Tổng Tư lệnh Quân đội, nhưng cũng là người bác thân thiết, người đồng hương vĩ đại. Tin Bác mất đối với chúng tôi không thật đột ngột vì đã được biết thời điểm ra đi của Bác qua điện thoại của bạn HP, dù vậy nỗi đau vô hình vẫn ào ạt tuôn trào, và dù là đàn ông, những giọt nước mắt vẫn âm thầm thấm ướt hàng mi của những người lính đã dạn dày chinh chiến. Tuy nhiên chúng tôi đã gìm nén nỗi đau để cùng nâng cốc kính chúc Hương hồn Bác Văn được thanh thản, an lành bay về cõi của các Thánh nhân và mau chóng trở lại để cứu rỗi con dân nước Việt.
  Những ngày đã qua, chứng kiến người dân Việt nam khắp mọi miền đất nước thành kính tưởng nhớ Bác Văn mới thấy hết tấm lòng dân ta. Tận trong thẳm sâu tâm hồn người Việt đều ẩn chứa những đức tính cao đẹp, đối với một sự ra đi của một con người hết lòng vì dân vì nước, bằng rất nhiều cách thể hiện khác nhau, các tầng lớp người dân đều thể hiện một sự tiếc thương sâu sắc, nó chứng tỏ một điều rằng nhân dân không hề quay lưng với những người lãnh đạo hết lòng vì nước vì dân. Những hình ảnh ngưỡng mộ Đại tướng được phát trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng chính là bài học cho các vị lãnh đạo hiện tại và tương lai, sức dân là nước, mềm mại và quyến rũ, nhưng khi bão nổi, sức nước có thể quét sạch tất cả. Bài học về tính giản dị, uyên bác và gần dân cuả Bác Văn rất cần cho các tầng lớp quan chức hiện tại là vậy.

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Đoàn thân nhân Gia đình các tướng lĩnh BTTM về Quảng Bình dự lễ an táng Bác Văn

 Đoàn thân nhân gia đình các tướng lĩnh BTTM ( có thành phần mở rộng, trong đó có rất nhiều Bạn Trỗi các khóa) về Quảng bình dự lễ An táng Bác Văn xuất phát tại 30 Hoàng Diệu, Bộ tổng Tham mưu bố trí ba xe Hyundai và vài xe bảy chỗ, để đảm bảo an toàn và thông suốt cho hành trình về Quảng bình, BTTM bố trí 1 xe Kiểm sát quân sự dẫn đường, có còi có đèn, nói chung chuyến đi cả vào và ra đều thông suốt, an toàn, chúng tôi xuất phát lúc 9 h và đến Khách sạn Sao Mai dọc đường ven sông Nhật lệ lúc19h30, nhận phòng và chuẩn bị để hôm sau hành quân ra khu vực an táng Bác Văn.
 Buổi tối, đoàn đón thêm các bạn Trỗi từ phía Nam vừa bay ra Vinh được Từ Ngữ đón về Đồng hới nhập đoàn, đoàn phía Nam có Tuấn Sơn, Toàn Thắng, Phạm Tùng, Đông Nhân, ra Vinh đón thêm Thanh b..
 Sau đây là một số ảnh từ lúc xuất phát.

Chuẩn bị xuất phát

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Sáng chủ nhật, tại Đồng hới

  • Sáng nay, chủ nhật tại Đồng hới, trời mưa nhẹ, thời tiết xấu, đúng giờ khi tại HN bắt đầu lễ truy điệu, nắng đã lên đẹp, đoàn sẽ tham dự lễ truy điệu tại tỉnh ủy QB, trưa nay ra sân bay.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Đoàn thân nhân tướng lĩnh Bộ TTMQĐND tổ chức vào QB dự lễ an táng Bác Văn

Sáng nay, đoàn thân nhân, bạn bè, đại diện gia dình các tướng lĩnh QĐNDVN do bộ tổng tham mưu tổ chức đã xuất phát tại nhà riêng bác Văn 30 Hoàng Diệu vào Quảng bình dự lễ an táng bác Văn, sau đây là các hình ảnh tập trung và xuất phát.(  ảnh chụp bằng smatphone)

TQtrung trong khuôn viên nhà Bác Văn

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Huyền hoặc, tháng mười.

Thu,
tháng mười,
bên nhau đêm Hà nội
phố vắng mờ sương, hương sữa ngát không gian.
Em nghiêng về phía anh,
tóc ngắn, gió mơn man
Ngọt lịm bờ môi em
lời nồng nàn, lắng sâu bao tình ý
" Lại một mùa hoa sữa về, anh nhỉ?"
trong mờ ảo ánh đèn 
đêm đô thị
huyền hoặc màn đêm dấu kín hết tâm tư
trong hương sữa đầu mùa vừa mới thoảng qua
đã ngây ngất một đêm dài em ngập ngừng tìm hương thu tươi mới.

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Có một thời hoa nở giữa vần thơ

*
Có những lúc con tim ta lỗi nhịp
mệt mỏi, cô đơn, muốn trốn chạy tình yêu
Ta lẻ loi như mây xám cuối đường chiều
Đời không lối trong một ngày đầy nắng

Thì tôi ơi! đừng để trái tim mình trĩu nặng
đừng trở về với những ngày trời hoang mạc không mưa
Trái tim yêu - đập mãi, mấy cho vừa
ta không thể dấu đi niềm thổn thức?


Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Dã Qùy, mùa tàn thu



Chiều nay đi giữa lòng Hà nội.
Bỗng cồn cào thương nhớ đến nôn nao!
Dã Qùy! Dã Qùy! 
Tàn thu,
nắng xôn xao.
Con đường đỏ để em vàng đồi cỏ cháy.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Lá thư từ đảo xa


Anh gửi cho em nhành san hô 
mang vị mặn mòi của biển.
Mang theo cả tình anh, tình người lính đảo
giữa trùng khơi bao la
Gửi về em lời yêu thương tha thiết 

không phai nhòa.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Hoàng hôn trung du


*
Anh hằng mơ, một lần thôi, tìm lại
Dải đồi hoang, biêng biếc sắc sim mua.
Nơi có một ngày, chống chếnh buổi chớm thu
bất chợt gặp em,
đường ngập nắng,
nhuộm má em, bừng đỏ.
Anh ngẩn ngơ: sao chiều vi vút gió
quá nhiều, quá nhiều, cho những sợi tóc em bay


Dòng sông cô đơn


*
Con đò nhỏ cô đơn trên sông vắng
Vầng trăng khuya lạnh lẽo giữa mây mờ
dòng nước mát êm đềm trôi về bến
bờ bãi buồn lặng lẽ đến bơ vơ!

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Đôi mắt mầu thiên thanh

*
Anh nhẹ bước, vườn thu chiều phai nắng
Mong manh giọt sương,
chiếc lá rụng đường xưa
Em có nhớ ngày nào,
mình dạo bước dưới mưa

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Cần quái gì cái thứ công bằng ấy!

Đọc bài viết dưới đây cảm thấy thật buồn lòng, trong xã hội chúng ta không ít nơi vẫn nói nhiều về lòng nhân ái, về cách ứng xử nhân văn trong cộng đồng, sự đau đớn càng dâng lên khi biết rằng những nhà giáo mà bài viết dề cập tới có khi lại là người thân, bạn bè chúng ta. Một xã hội mà các nhà điều hành lúng túng trong định hướng, quay cuồng trong tham vọng cá nhân ắt dẫn tới nhiễu loạn ở hạ tầng. Xã hội càng phân cấp, hố sâu giàu nghèo càng sâu thì phản ứng sẽ càng dữ dội, những đứa trẻ bị phân biệt đối xử khi lớn lên sẽ có hành vi đối lập với xã hội, có lẽ vì vậy mà tình trạng bất ổn sẽ còn dài dài.

(Người Việt)- Một câu chuyện có thật ở Hà Nội, trường mầm non nọ thu 40.000 đồng/học sinh để tổ chức cho các cháu xem xiếc, nhưng vì không phải tất cả cùng đóng nên các cô bắc loa yêu cầu cháu nào không đóng tiền thì phải ngồi trong lớp. Và những đứa trẻ đã khóc...

Nguyên văn câu chuyện được một vị phụ huynh kể trên trang mạng xã hội thế này: “Nhân kỉ niệm ngày 2.9 trường mầm non T.M – A (Hà Nội) tổ chức cho các con xem xiếc tại sân trường. Chi phí phải đóng của mỗi con là 40 ngàn đồng. Phụ huynh các bạn nhỏ hồ hởi đóng góp cho con. Sáng 30.8, đoàn xiếc về trường, nhạc tưng bừng phấn khởi.

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Nhớ một mùa Hoa Gạo



"...Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm..."
Xuân Diệu
*
 Em kể anh nghe về loài hoa đồng nội,
gắn một thời, ký ức tuổi mộng mơ.
Em biết không? Anh cũng có tuổi dại khờ
Thường lắng đọng cùng dòng sông rụng đầy hoa gạo đỏ.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Rực cháy Flamenco

*

Đêm lửa trại 
bập bùng cháy mãi
đậm đặc không gian 
hương cỏ phía cuối trời
Tiếng guitar nỉ non như âm thanh từ thiên đường vọng lại

những bước chân quay cuồng, 
mê mải
Em gái Digan thổn thức nhịp Flamenco

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Tàn tro Hoa Hồng

* 
Em gái ấy không thích Hoa hồng, lạ nhỉ?
Thế mà anh đã đi tìm từ bao nhiêu thế kỷ
cả trong những giấc mơ
loài hoa Hồng bình dị
ấp ủ tình yêu trong từng cánh nhỏ mong manh, 
với hương thơm ngọt mát trong lành, 
thoảng trong gió đưa hồn thơ về miền xa mộng ước.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Thương quá Áo dài ơi!


Tính nhân văn từ thăng trầm trang phục
Vẫn lung linh huyền sử nước Việt tôi
Yêu quê mình, yêu lắm Việt nam ơi!
Từ tấm áo em bay, một chiều đầy nắng mới.

Điệu múa " Bồ tát nghìn tay"



  Những nghệ sỹ múa khiếm thính trong đoàn" nghệ thuật biểu diễn người tàn tật TQ" đang trình bày tiết mục " thiên thủ Quan âm"
Thiên Thủ Quan Âm là điệu múa do vũ sư Trương Kế Cương người Trung Hoa sáng tác. Điệu múa được trình diễn bởi 63 người điếc thuộc vũ đoàn Nghệ Thuật Trình Diễn Người Tàn Tật Trung Hoa. Bởi vì không nghe được nhạc nên có 6 người đạo diễn mặc áo trắng điều khiển giúp họ múa đúng nhịp. Điệu múa này diễn tả truyền thuyết Bồ Tát Quan Âm có nghìn tay. Bồ Tát là người sắp thành Phật nhưng vẫn còn vương vấn thế gian nên chưa thành Phật được. Lời nguyền của Bồ Tát Quan Âm: Ngày nào thế gian còn một giọt nước mắt thì ta chưa thành PHẬT


Các thành viên của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn các người tàn tật của Trung Quốc (CDPPAT) trình bày điệu múa: "Các Bồ Tát nghìn tay" bởi các nghệ sĩ khiếm thính, ở Amman, Jordan.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Giấc mơ Huế


Đêm Thu về, khắc khoải những giấc mơ
Anh lại nhớ về em, đôi má hồng ửng đỏ
Bến sông Hương, con đò xưa  đứng đó
Em đâu rồi, câu hát giọng đò đưa?

Hương Thiên lý



                   "...Hãy nhắn với cô em 
                      tôi yêu nơi quê nhà
                      Rằng dẫu xa
                      vẫn không quên mùi hoa.."
                                                                                             (Thiên lý đã xa)

Vthành phố, không gặp giàn Thiên lý
Nơi phồn hoa, 
rực rỡ ánh đèn mầu
Ta vẫn nhớ hoài- một nỗi nhớ lắng sâu
miền quê ấy, có giàn hoa bình dị

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Nguồn gốc bí ẩn của âm nhạc


  Vì sao âm nhạc được tạo ra và con người tiến hóa như thế nào để yêu thích âm nhạc như hiện nay vẫn là một bí ẩn với giới khoa học.
Charles Darwin, cha đẻ của thuyết tiến hóa, từng đoán rằng âm nhạc được tạo ra thông qua các nghi lễ cưới hỏi. Nhưng một nghiên cứu mới đã chú trọng vào khả năng truyền đạt thông điệp và củng cố các mối quan hệ cộng đồng, ví dụ nhạc dành cho chinh chiến, hay ăn mừng lễ hội.

Tâm hồn Inca

100 năm El Cóndor Pasa : Hoài hương tâm hồn Inca

Nhạc phẩm El Cóndor Pasa là điệu dân ca của Peru nổi tiếng nhất ở nước ngoài. Vào năm 2004, chính quyền Lima nâng ca khúc này lên hàng di sản văn hóa quốc gia. Nhưng ít ai để ý rằng phiên bản chính thức của bài El Cóndor Pasa ra đời tại Peru vào năm 1913, tức cách đây đúng một thế kỷ.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Phổ nhạc vào thơ: Không đơn giản?

Không phải là "phổ thơ"

  Đọc nhiều bài viết về các nhạc sĩ (hoặc nhà thơ) đăng trên một số ấn phẩm báo chí, tôi thường thấy người viết nhắc tới cụm từ "Ca khúc phổ thơ của nhà thơ X", hoặc "Bài thơ đã được nhạc sĩ Y phổ thành bài hát…". Không ít bản nhạc khi in báo cũng thấy tác giả cho đề cạnh tên mình dòng chữ: "phổ thơ…". Kèm đó là tên tác giả phần thơ. Điều này sẽ không có gì đáng nói nếu phần ca từ của bài hát đích thực là của nhà thơ được nhắc tới trên. Nói "đích thực" có nghĩa là 100% lời thơ được đưa vào bài hát.
Thực tế, không phải trường hợp nào cũng như vậy, nếu không muốn nói khá hiếm trường hợp như vậy. Thậm chí có trường hợp ghi là "phổ thơ của nhà thơ…" song đối chiếu với nguyên bản bài thơ, thấy hầu hết là tác giả bài hát thêm vào. Phần "phổ thơ" chỉ… đôi câu.
Tất nhiên, trong việc sáng tạo, nhạc sĩ có thể "liệu cơm gắp mắm", "tùy cơ ứng biến", miễn sao đem lại hiệu quả cao nhất cho tác phẩm. Song vấn đề là có khi nhạc phẩm nổi tiếng quá, nên từ mấy chữ "phổ thơ" ấy, thiên hạ quay sang bình luận, đánh giá chất lượng bài thơ theo nội dung in trên bản nhạc. Mà, ai cũng biết việc làm này là khập khiễng, bởi cái hay của sự phóng túng trong ca từ một bài hát không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với cái thâm thúy về chữ nghĩa trong lời một bài thơ. Ấy là chưa kể, có người thả sức ngợi ca nhà thơ có "thơ được phổ nhạc" căn cứ trên lời bài hát, trong khi họ đâu hay - như trên đã nói - phần lời thơ được "phổ" trong bài hát rất ít.
Ở đây, tôi chỉ xin nêu một vài ví dụ.
Không ít tờ báo từng viết ca khúc "Mưa rơi" của nhạc sĩ Trần Hoàn là phổ thơ Tố Hữu (bài thơ "Mưa rơi", sáng tác trong kháng chiến chống Pháp). Thật ra, viết thế là chưa chính xác. Thay vì hai chữ "phổ thơ", phải gọi là "phỏng thơ" mới đúng. Hãy so sánh bài thơ "Mưa rơi" của nhà thơ Tố Hữu với phần ca từ trong bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn để thấy chúng khác biệt ra sao. Đây là nguyên văn đoạn kết của bài thơ "Mưa rơi": "Em đi đường đất mưa rơi/ Bùn non son quánh chân đồi Phù Ninh/ Em đi, anh nhớ dáng hình/ Cái khăn mỏ quạ, cái mình áo nâu/ Chiều nay heo hút rừng sâu/ Mưa nguồn suối lũ biết đâu mà tìm?/ Ước gì anh hóa thành chim/ Bay theo em, hót cho tim đỡ buồn". Và đây là phần ca từ trong đoạn kết bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn: "Em đi và em đi/ Anh nhớ dáng hình/ Vành khăn tròn xinh xắn/ Nhớ mình áo nâu/ Em đi/ Mưa rơi thác lũ ngập nguồn sâu/ Giờ đây em ở nơi đâu mà tìm/ Mưa rơi và mưa rơi/ Mưa mãi mưa hoài/ Rừng sâu đèo heo hút/ Em dừng nơi đâu?/ Mong sao mong sao/ Anh hóa được thành chim/ Liệng theo em hót cho tim đỡ buồn/ Mưa rơi, mưa rơi/ Ngoài trời mưa rơi/ Mưa rơi, mưa rơi/ Trong lòng người mưa rơi…". Kể phổ thơ như vậy là quá giỏi, là vẫn còn giữ được tinh thần của bài thơ, song rõ ràng, về mặt câu chữ thì biến thể nhiều. Nếu căn cứ vào ca từ trong bài hát của Trần Hoàn để bình về cách dùng chữ của Tố Hữu (như có người từng làm), liệu có chuẩn xác?
Tuy nhiên, đấy chỉ là một trong những trường hợp diễn ra khá phổ biến đối với những ca khúc nổi tiếng. Trường hợp bài hát "Sao em nỡ vội lấy chồng" của nhạc sĩ Trần Tiến với bài thơ "Lá diêu bông" của nhà thơ Hoàng Cầm mới là trường hợp… đặc biệt. Nếu bảo bài hát của Trần Tiến không liên quan gì tới "Lá diêu bông" của Hoàng Cầm thì không phải, bởi trong bài hát của Trần Tiến có nhắc tới việc nhân vật "đi tìm lá diêu bông", trong khi lá diêu bông - tên một thứ lá do Hoàng Cầm sáng tạo ra, gần như đã là một "đặc sản" của Hoàng Cầm từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa bài thơ và ca từ của bài hát, chúng ta thấy rất khác. Những lời như: "Lời ru buồn/ Nghe mênh mang, mênh mang/ Sau lũy tre làng/ Khiến lòng tôi xôn xao/ Ngày lấy chồng/ Em đi theo con đê/ Con đê mòn lối cỏ về/ Có chú bướm vàng bay theo em" gần như chẳng liên quan gì tới bài thơ với những câu "Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng/ Chị thẩn thơ đi tìm/ Đồng chiều/ Cuống rạ/ Chị bảo/ Đứa nào tìm được lá diêu bông/ Từ nay ta gọi là chồng" cả. Ấy vậy mà vẫn có không ít người viết rằng bài hát "Sao em nỡ vội lấy chồng" của Trần Tiến là phổ thơ "Lá diêu bông" của Hoàng Cầm đấy.
Vậy, để giải quyết vấn đề này, tránh gây nên những nhầm lẫn, thậm chí có thể dẫn tới những rắc rối không đáng có, người nhạc sĩ cần phải làm gì? Theo tôi rất đơn giản: Cần phải phân lọc kỹ đâu là "phổ thơ", đâu là "phỏng thơ", đâu là "được gợi ý từ bài thơ…" (như trường hợp Trần Tiến với bài thơ của Hoàng Cầm), để rồi khi công bố tác phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhạc sĩ sẽ ghi chú một cách rạch ròi, sòng phẳng như thế.
(Nguồn Baomoi.com)

Điều chưa biết về ban nhạc trên tầu Titanic


Phần lớn người ta đều biết 2 điều về những nhạc công của tàu Titanic. Họ chơi bản "Nearer, My God, To Thee", khi con tàu gãy làm đôi và tất cả đều trượt chân khỏi sàn tàu, rơi xuống làn nước biển lạnh giá ở Bắc Đại Tây Dương cùng với con tàu. Khi lễ kỷ niệm 100 năm ngày xảy ra thảm họa chìm tàu Titanic tới gần, đã có thêm thông tin mới liên quan tới những con người dũng cảm này được hé lộ ra cho dư luận biết.
Ban nhạc đã chơi trên tàu Titanic gồm có 8 người, nằm dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Wallace Hartley.