Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

Sấm sét' chiến trường (kỳ 6)

Xuất phát từ bề dày truyền thống “chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” và nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo, pháo binh Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
 (Đất Việt) Kỳ 6: Bước tiến vượt bậc
 Trong buổi trao đổi với Đất Việt về xu hướng pháo binh thế giới và tiềm lực của pháo binh Việt Nam, Đại tá Bùi Xuân Mai, người từng gắn bó với binh chủng pháo binh 25 năm, cho biết: Thời gian qua, pháo binh Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, luôn luôn là hỏa lực chính của lục quân Quân đội Nhân dân Việt Nam.

'Sấm sét' chiến trường (kỳ 5)

Sức mạnh của pháo binh đã được gia tăng đáng kể nhờ những bước cải tiến về đạn, và hứa hẹn còn ghê ghớm hơn nữa với sự xuất hiện của pháo điện từ, pháo laser trong tương lai.
Xa và mạnh
Pháo binh ngày nay được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao tầm bắn và uy lực của quả đạn. Để vươn dài tấm bắn, các nhà kỹ thuật quân sự thường tìm cách kéo dài nòng pháo để lợi dụng hiệu suất của thuốc phóng cao nhất. Nhưng đổi lại, pháo cồng kềnh, cơ động kém.
 Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ dùng pháo tự hành M107 lắp pháo nòng dài 175mm có trọng lượng gần 30 tấn, tuy bắn xa 34km nhưng độ chính xác thấp, tốc độ bắn nhanh nhất... 1 phát/phút.
 

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

'Sấm sét' chiến trường (kỳ 4)

Trong khi pháo tự hành Mỹ mờ nhạt với những bước tiến chậm chạp thì các đồng nghiệp Tây Âu lại tạo ra nhiều sản phẩm mang tính đột phá.
>> Kỳ 1: Dàn đồng ca đỏ
>> Kỳ 2: Dấu ấn riêng của pháo phản lực Mỹ
>> Kỳ 3: Đại bác trên bánh xích

(Đất Việt) Kỳ 4: Cuộc đua "tam mã"

Biến cũ thành mới

Nếu pháo phản lực Mỹ đã tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lực lượng pháo binh đồng minh Tây Âu, pháo tự hành của nước không những chẳng tạo dấu ấn nào mà còn có nguy cơ bị loại bỏ dần. Ngày nay, trong biên chế pháo binh Lục quân Mỹ chỉ duy trì một loại pháo tự hành là M109A6 Paladin, được thiết kết dựa vào mẫu M109 ra đời từ những năm 1960.

'Sấm sét' chiến trường (kỳ 3)

Một số hạn chế không thể “hóa giải” của pháo phản lực trong điều kiện tác chiến hiện đại chính là khoảng trống để những cỗ pháo 1 nòng, nhất là pháo tự hành lấp đầy.
>> Kỳ 1: Dàn đồng ca đỏ
>> Kỳ 2: Dấu ấn riêng của pháo phản lực Mỹ

(Đất Việt) Kỳ 3: Đại bác trên bánh xích

“Trăm hoa đua nở”

Đã có lúc, giới quân sự đánh giá pháo phản lực (pháo đa nòng) hoàn toàn thay thế pháo binh truyền thống. Tuy nhiên, thực tế chiến trường chưa bao giờ loại bỏ được loại vũ khí này bởi ưu điểm về hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, việc sử dụng và bảo quản đơn giản, thích hợp với nhiều yêu cầu chiến thuật… Do đó, từ những năm 1960, vị trí của những cỗ pháo 1 nòng được phục hồi và chú trọng phát triển, đặc biệt là pháo tự hành, được coi là những khẩu đại bác được đặt trên bánh xích.

'Sấm sét' chiến trường (kỳ 2)

Không nhiều chủng loại như Nga, nhưng pháo phản lực Mỹ tạo ra dấu ấn riêng với uy lực mạnh không kém cùng độ chính xác cao.

>> Kỳ 1: Dàn đồng ca đỏ

(Đất Việt) Kỳ 2: Dấu ấn riêng

‘Độc nhất vô nhị’ trong lục quân Mỹ
Ra đời cùng thời với cơn lốc BM-30 Smerch, hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 là thiết kế gần như duy nhất trong pháo binh Lục quân Mỹ, được sử dụng vào các nhiệm vụ chế áp, cô lập và phá hủy mục tiêu đối phương, có nhiều điểm phù hợp với chiến tranh hiện đại.


Thay vì sử dụng ống phóng cố định, M270 có thiết kế kiểu module, đạn rocket được chứa trong container có thể tháo lắp. Nhờ vậy, công việc bảo quản trở nên đơn giản, thời hạn sử dụng của đạn kéo dài tới 10 năm, tiết kiệm thời gian khi nạp và tái nạp (5-10 phút), trong khi BM-30 mất khoảng 30 phút.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 đặt trên khung thân xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley. Mỗi xe phóng mang được 2 container, mỗi container chứa chứa 6 quả đạn rocket cỡ 240mm. Một xe M270 khai hỏa sẽ phóng 8.000 đầu đạn (nhỏ) trong 60 giây với tầm bắn khoảng 32km.

'Sấm sét' chiến trường (kỳ 1)

Những cải tiến liên tục, đáp ứng đòi hỏi trong chiến đấu giúp pháo binh giữ vị trí quan trọng, là “nắm đấm hỏa lực” trong tấn công và phòng thủ.

 Kỳ 1: Dàn đồng ca đỏ
Hiệu quả chiến đấu của dàn pháo “Cachiusa” nhanh chóng át đi tiếng cười chế giễu và khiến giới quân sự suy nghĩ nghiêm túc về loại vũ khí mà đến nay, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên chiến trường.

Uy lực bất thình lình

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, dù pháo phản lực của Liên Xô hay các nước phương Tây đã phát triển với nhiều thiết kế hiện đại, mang nhiều tên gọi khác nhau, nhưng những người ngoại đạo vẫn thường nhận diện chúng với cùng 1 tên gọi “Cachiusa”.

“Thương hiệu” này gắn liền với chiến công đầu của pháo binh Liên Xô tập kích phát xít Đức tại Orsha (Belarus), ngày 7/7/1941. Chỉ với 7 xe phóng, trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi, toàn bộ nhà ga với các đoàn tàu tiếp tế bị phá hủy hoàn toàn.

Những tên phát xít còn sống sót thì bàng hoảng không hiểu “sấm sét” đã giáng xuống từ đâu. Sự khủng khiếp của Cachiusa và tiếng rít đặc trưng khi khai hỏa sau này được lan truyền trong hàng ngũ quân phát xít với biệt danh “Dàn đồng ca của Stalin”.
Hỏa tiễn Cachiusa khai hỏa.

Trên thực tế, Liên Xô đã thử nghiệm loại vũ khí mới này từ năm 1938. Tuy nhiên, độ tản mác cao, tầm bắn thấp (5,5km) thời gian nạp đạn lâu (24 viên/50 phút)… khiến giới tướng lĩnh Liên Xô xem thường pháo phản lực.

Thế nhưng, trong bối cảnh sự phát triển pháo binh dường như tới hạn, tầm xa và uy lực như đại pháo Gustav hay Paris Gun luôn đi kèm với sự nặng nề, chậm chạp thì khả năng cơ động, và tốc độ bắn lại trở thành yếu tố đột phá.

Chính vì vậy, Cachiusa đã dành được cơ hội thể hiện và cũng từ đây, vị thế của pháo phản lực cùng chiến thuật “bắn và chuồn” được xác lập.

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Sự hồi sinh của pháo binh

Sự ra đời của đạn pháo có điều khiển đã giải quyết bài toán hóc búa ở tầm bắn trên 40km của pháo binh truyền thống.
ĐVO) Khi chưa có đạn pháo có điều khiển, nhiệm vụ bắn chính xác các mục tiêu trên 40km thực sự là bài toán khó của pháo binh truyền thống. Bên cạnh đó, sự phát triển rầm rộ của công nghệ tên lửa khiến lực lượng này càng bị “lu mờ”.
Ngoài hạn chế về tầm bắn, pháo binh truyền thống sử dụng đạn pháo không có điều khiển khiến có độ tản mát rất cao khi tác xạ, ẩn chứa nguy cơ đối với thường dân và các công trình dân dụng trong tác chiến đô thị.
Dường như, tầm bắn với đạn pháo truyền thống có lẽ đã tới hạn và không thể xa hơn được nữa. Thực tế, các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ hầu như không đầu tư phát triển các loại pháo mới. Đã có những ý kiến cho rằng, “ngày tàn” của pháo binh truyền thống đã đến, cũng như những gì đang xảy ra đối với lực lượng tăng - thiết giáp.
Tuy nhiên, pháo binh vẫn là lực lượng chi viện hỏa lực không thể thiếu cho bộ binh trên chiến trường. Điển hình, trên chiến trường Libya, pháo binh vẫn là lực lượng nắm quyền chủ động.