Sự ra đời của đạn pháo có điều khiển đã giải quyết bài toán hóc búa ở tầm bắn trên 40km của pháo binh truyền thống.
ĐVO) Khi chưa có đạn pháo có điều khiển, nhiệm vụ bắn chính xác các mục tiêu trên 40km thực sự là bài toán khó của pháo binh truyền thống. Bên cạnh đó, sự phát triển rầm rộ của công nghệ tên lửa khiến lực lượng này càng bị “lu mờ”.
Ngoài hạn chế về tầm bắn, pháo binh truyền thống sử dụng đạn pháo không có điều khiển khiến có độ tản mát rất cao khi tác xạ, ẩn chứa nguy cơ đối với thường dân và các công trình dân dụng trong tác chiến đô thị.
Dường như, tầm bắn với đạn pháo truyền thống có lẽ đã tới hạn và không thể xa hơn được nữa. Thực tế, các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ hầu như không đầu tư phát triển các loại pháo mới. Đã có những ý kiến cho rằng, “ngày tàn” của pháo binh truyền thống đã đến, cũng như những gì đang xảy ra đối với lực lượng tăng - thiết giáp.
Tuy nhiên, pháo binh vẫn là lực lượng chi viện hỏa lực không thể thiếu cho bộ binh trên chiến trường. Điển hình, trên chiến trường Libya, pháo binh vẫn là lực lượng nắm quyền chủ động.
Có trong tay lực lượng pháo binh hạng nặng, lực lượng trung thành với ông Gaddafi đã làm cho phe nổi dậy khốn đốn nhiều phen. Hơn một tháng sau khi Tripoli thất thủ, NTC vẫn không thể khuất phục được 2 căn cứ còn lại là Sirte và Bani Walid, trong đó, có sự đóng góp rất lớn của pháo binh hạng nặng.
Sự hồi sinh của pháo binh
Nhận thấy vai trò chi viện hỏa lực không thể thiếu trên chiến trường, các nhà khoa học đã kết hợp công nghệ tên lửa có điều khiển vào đạn pháo để phát triển thành các loại đạn pháo có điều khiển, thổi luồng gió mới vào lực lượng pháo binh.
Ngoài việc tăng tăng tầm bắn, đạn pháo có điều khiển giúp tiêu diệt chính xác mục tiêu như căn cứ quân sự, pháo binh của đối phương và nhất là các mục tiêu di chuyển như xe tăng, xe thiết giáp.
Minh họa cơ chế hoạt động của đạn pháo có điều khiển Krasnopol của Nga.
Các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ, Italy, Anh được xem là những quốc gia tiên phong trong việc phát triển các loại đạn pháo có điều khiển.
Điển hình như đạn pháo có điều khiển Krasnopol/KM1 152/155mm của Nga, có khả năng "đột nóc diệt tăng" ở cự ly tới 20km với xác suất trúng mục tiêu tới 90%.
Một loại đạn pháo có "quốc tịch Nga" khác là Santimetr, cỡ nòng 152mm, được trang bị đầu tự dẫn laser bán chủ động, có khả năng chống tăng, hay các cứ điểm của đối phương ở cự ly 18km.
Hãng chế tạo pháo nỗi tiếng Oto Melara của Italy đã chế tạo thành công đạn pháo có điều khiển 127mm dùng cho các pháo hạm trên các tàu của hải quân. Đặc biệt, tháng 9/2011, hãng này đã công bố việc mở rộng phát triển đạn pháo điều khiển cở nòng 76mm chuyên dùng trên các tàu chiến.
Trước đây, các nhà chế tạo vũ khí trên thế giới chủ yếu phát triển đạn pháo có điều khiển cho các loại pháo cở nòng lớn. Việc Oto Melara của Italia phát triển thành công đạn pháo có điều khiển cở nòng 76mm mở ra một năng lực tác chiến mới cho pháo binh hải quân. (>> xem thêm)
Đạn pháo điều khiển 76mm mới cho phép tăng tầm bắn lên gấp đôi, từ 20 km với đạn pháo không điều khiển lên đến 40km với đạn pháo có điều khiển.
Hãng BAE Systems của Anh cũng không kém phần khi cho ra đời đạn pháo có điều khiển M982 Excalibur cỡ nòng 155mm, có tầm bắn tối đa 57km, được dẫn hướng bằng GPS, sai số trượt mục tiêu (CEP) chỉ khoảng 20 mét. Loại đạn pháo này được ví von là loại "đạn pháo thông minh".
Đặc biệt gần đây, các nhà chế tạo vũ khí của Mỹ đang phát triển một loại đạn pháo điều khiển tấn công tầm xa mới có tên là LRLAP, đang được phát triển để trang bị cho tàu khu trục DDG-1000. (>> chi tiết)
LRLAP được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS, được xem là cuộc cách mạng đối với pháo binh, có tầm bắn lên đến 154km với sai số trượt mục tiêu (CEP) chỉ 50 mét. Theo kết quả đợt thử nghiệm gần đây nhất trong tháng 9/2011, đạn pháo có điều khiển LRLAP đã bắn trúng mục tiêu giả định ở cự ly tới 90km.
Đạn pháo có điều khiển tầm xa LRLAP sẽ được trang bị trên tàu khu trục DDG-1000 của Mỹ.
Về cấu tạo của đạn pháo có điều khiển bao gồm các thành phần sau, vây ổn định, phần vây này thường được xếp gọn vào thân đạn pháo, nó sẽ bung ra sau khi đạn pháo rời khỏi nòng.
Bộ phận dẫn hướng, thường thì đạn pháo có điều khiển được dẫn hướng kết hợp quán tính và hệ thống định vị toàn cầu GPS. Đầu tự dẫn của đạn pháo có điều khiển thường được trang bị đầu dò hồng ngoại hoặc đầu tự dẫn laser bán chủ động.
Ngòi nổ của đạn là loại tiếp xúc, hoặc vô tuyến tùy công năng sử dụng, cuối cùng là khối thuốc nổi.
Tùy theo nhiệm vụ có thể trang bị đầu đạn phân mảnh để diệt bộ binh hay đầu đạn xuyên giáp để chống tăng hay công trình kiên cố. Đạn pháo có điều khiển cũng sử dụng liều phóng rời như đạn pháo thông thường.
Về nguyên tắc hoạt động, đạn pháo có điều khiển chủ yếu sử dụng tính ổn định về mặt khí động học để làm tăng tầm bắn và độ chính xác khi tác xạ.
Còn về cơ bản đạn pháo có điều khiển giống với đạn tên lửa, chỉ khác là đạn pháo có điều khiển không có động cơ đẩy bên trong thân, trừ đạn pháo LRLAP thực sự là tên lửa được bắn qua nòng.
Triển vọng của đạn pháo có điều khiển
Sự ra đời của đạn pháo có điều khiển làm tăng đáng kể vai trò của pháo binh trong chiến tranh hiện đại. Việc phát triển đạn pháo có điều khiển có chi phí thấp hơn nhiều so với phát triển các loại tên lửa hay rocket bắn loạt trong khi vẫn đạt được tầm bắn tương đương.
Do có điều khiển nên đạn pháo tấn công mục tiêu chính xác hơn, đặc biệt là các mục tiêu di chuyển liên tục hay các mục tiêu bố trí trong các căn cứ, hầm ngầm mà việc sử dụng đạn pháo không có điều khiển rất khó để tấn công.
Hệ thống nạp đạn tự động hoặc bằng tay khá dễ dàng, tốc độ bắn tương đối nhanh mang lại lợi thế duy trì hỏa lực hạng nặng trên chiến trường, tạo tâm lý hoang mang cho đối phương. Chi phí vận hành và bảo trì tương đối thấp.
Bắn chính xác hơn qua đó làm giảm các thương vong hay tổn thất không đáng có cho thường dân hay các công trình dân dụng. Sử dụng đạn pháo có điều khiển có khả năng tập trung hỏa lực vào một khu vực nhất định đã được xác định trước, qua đó tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu. Vì vậy, so với lực lượng tăng - thiết giáp, tương lai pháo binh rõ ràng và có nhiều triển vọng hơn.
Quốc Việ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.