Các cuộc chiến tranh gần đây trên thế giới là minh chứng rõ ràng nhất sự quyết định thành bại của tác chiến đường không trong chiến tranh hiện đại.
Việc sử dụng các máy bay chiến đấu với nhiều tính năng ưu việt mang lại khả năng dành chiến thắng nhanh chóng cho các quốc gia tấn công: có thể triển khai lực lượng quân sự, gồm cả phương tiện cơ giới vào chiến trường trong thời gian tính bằng giờ; hoặc tấn công chính xác các mục tiêu trọng yếu từ tầm xa trong thời gian ngắn hoặc hỗ trợ hữu hiệu cho lục quân từ trên không...
Với sự phát triển của các hệ thống phòng không trong chiến tranh hiện đại, đối với các nước có lực lượng quân sự hùng mạnh, kỹ thuật chế áp phòng không cũng có những tiến bộ vượt bậc nhằm đảm bảo "bầu trời sạch" cho lực lượng không quân tiến công tác chiến.
http://diendan.quocphonganninh.edu.vn/uploads/Tenlua.jpg
Tên lửa SA-2 (S-75 Dvina), vũ khí phòng không mạnh nhất của QĐND Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Tuấn Linh
Song hành cùng sự phát triển của không quân, hệ thống phòng không ngày càng phát triển với nhiều chủng loại: các hệ thống phòng không tầm xa, tầm trung, hệ thống phản ứng nhanh tầm gần... với khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không cực lớn, đặc biệt khi chúng được sử dụng kết hợp với nhau qua mạng lưới chia sẻ thông tin. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng cho thành bại của chiến trường hiên đại là chế áp các tổ hợp phòng không của đối phương, tạo hành lang an toàn để thực hiện nhiệm vụ tiếp sau, thường được gọi là S/DEAD (Suppression/ Destruction of Enemy Air Defense).
Thời kỳ đầu phát triển
Các chiến thuật S/DEAD manh nha hình thành từ Thế chiến thứ hai khi các loại máy bay chiến đấu được sử dụng phổ biến. Thời kỳ đó, hệ thống phòng không trong giai đoạn sơ khai, chủ yếu bằng các loại pháo, súng máy phòng không ngắm bắn bằng mắt thường nên SEAD/DEAD chưa hình thành rõ rệt, chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng tấn công của lực lượng không quân chiến trường.
Cuộc chiến đấu thật sự giữa máy bay chế áp đường không và hệ thống phòng không chính thức bắt đầu trên quy mô lớn trong chiến tranh Việt Nam, giữa lực lượng không quân Mỹ và các lực lượng phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam (người Mỹ gọi là NVA - North Vietnamese Army).
Để áp chế thành công hệ thống phòng không của đối phương, nhiệm vụ đặt ra là tiêu diệt “con mắt” của hệ thống phòng không đối phương các trạm radar, bệ phóng tên lửa. Một phiên bản cường kích với vai trò chuyên săn lùng các trạm radar, bệ phóng tên lửa lần đầu xuất hiện trong chiến tranh Việt Nam. Đó là phiên bản máy bay hai chổ ngồi của loại F-105G với biệt danh Wild Weasels “Chồn hoang” cùng sự xuất hiện tham chiến của tên lửa chống bức xạ AGM-45 Shrike. Sự xuất hiện của F-105G cùng với Shrike đã gây ra rất nhiều khó khăn cho lực lượng phòng không, nhiều trạm radar, bệ phóng tên lửa đã bị Shrike đánh trúng.
Cuộc chiến khốc liệt diễn ra giữa hệ thống tên lửa phòng không SAM-2 (S-75 Dvina), máy bay F-105, A-4, A-6 và tên lửa chống ra đa phòng không AGM-45 Shrike. AGM-45 Shrike là loại tên lửa diệt radar bị động. Khi phát hiện ra sóng ra đa phòng không đối phương, phi công sẽ "khóa" mục tiêu và phóng tên lửa. Khoảng cách từ tầm phóng xa nhất (25km) đến mục tiêu (ra đa phòng không) là 50 giây, trong suốt khoảng thời gian đó, để đảm bảo tên lửa trúng đích, ra đa phải liên tục phát sóng.
Trí tuệ thông minh của bộ đội tên lửa Việt Nam đã tìm được phương án tối ưu để chống lại loại tên lửa nguy hiểm này. Đó là chế độ bật, tắt radar phát sóng phối hợp với khả năng tự đeo bám mục tiêu sau khi bắt được mục tiêu của tên lửa.Kỹ thuật S/DEAD tiêu diệt “mềm” (gây nhiễu) hay cứng (chủ động tiêu diệt ra đa) đều kém hiệu quả khi gặp phải chiến thuật “tắt” của trắc thủ ra đa đối phương.
Những radar dẫn bắn chỉ được bật lên trong một thời gian ngắn khi nhận được thông tin về mục tiêu và được tắt đi ngay sau khi tên lửa phòng không nhận dạng mục tiêu.
Kỹ thuật này khiến tên lửa chống ra đa mất khả năng “khóa” mục tiêu và công kích trượt. Đây không phải kỹ thuật mới và không phức tạp, nhưng đã phát huy hiệu quả trong chiến tranh Việt Nam, Iraq hay Balkan.
Năm 1972, bằng chiến dịch Linebacker II. Không quân Mỹ đã đưa một lực lượng tác chiến điện tử hùng mạnh vào chiến trường với mục đích tạo hành lang an toàn cho máy bay ném bom chiến lược B52 tiến công Miền Bắc. Nhưng Lực lượng không quân Mỹ đã gặp một đối thủ dày dạn kinh nghiệm vạch nhiễu tìm thù, và rất thành công trong phương pháp bật tăt Radar chống AGM-45 Shrike hiệu quả. Chiến dịch Linebacker gây tổn thất nặng nề cho lực lương không quân Mỹ
Kinh nghiệm thu được từ cuộc chiến đã giúp giới quân sự phát triển nhiều kỹ thuật phòng không và áp chế đường không sau này.
Tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike được phóng từ máy bay A-4 Skyhawk.
Kỹ thuật áp chế phòng không đương đại.http://diendan.quocphonganninh.edu.vn/uploads/maybay/A4skyhawk.jpg
Vào tháng 11/2009, không lực hải quân Mỹ chính thức bước được một bước tiến dài trong năng lực áp chế đường không: Bộ Quốc phòng Mỹ ký quyết định sản xuất hàng loạt máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler.
Hiện, không quân hải quân Mỹ đã nhận được 17 máy bay loại này và sẽ nhận tiếp 85 chiếc trong tương lai.
Máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler hứa hẹn sẽ đem lại sức mạnh mới cho khả năng chế áp phòng không của hải quân Mỹ
http://diendan.quocphonganninh.edu.vn/uploads/maybay/Maybaytacchiendientu.jpg
EA-18G có thể được trang bị với 5 thiết bị gây nhiễu chiến thuật ALQ-99, thêm 2 tên lửa để tự vệ AIM-120 AMRAAM, hai tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM. EA-18G cũng sẽ sử dụng hệ thống Xóa bỏ gây nhiễu INCANS, hệ thống này cho phép truyền thông tin bằng tiếng nói trong nội bộ, trong khi hệ thống thông tin của đối phương bị nhiễu, một khả năng không có trên EA-6B.
Những chiếc EA-18G sẽ mang tên lửa AIM-120 AMRAAM để tự vệ và hai tên lửa AGM-88 HARM hoặc tên lửa AGM-88E AARGM (Advanced Anti-Radiation Guided) để tiêu diệt các đài radar của đối phương.
Mỹ hy vọng, với loại máy bay mới, họ sẽ đối phó được với các chiến thuật mới của hệ thống phòng không hiện đại dạng mạng, hệ thống nghi binh phức tạp là kỹ thuật “tắt” và “kết nối”.
Ngày nay, các hệ thống phòng không hiện đại được xây dựng dưới dạng mạng lưới. Qua đó, thông tin thu thập được qua ra đa hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink.
Điều này cho thấy, việc tiêu diệt một vài hệ thống ra đa để đánh quỵ khả năng phòng không của quân địch ngay từ loạt đạn đầu gần như không thể thực hiện.
Nhất là tên lửa phòng không có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó.
Sự kết hợp của chiến thuật bật tắt ra đa hợp lý, những hệ thống phòng không được kết nối với nhau sử dụng tín hiệu số kép cùng những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động (như S-300 PMU (SA-10 “Grumble”), S-300V (SA-12 Giant) hay S-400 Triumf (SA-21 Gargoyle)) và chiến thuật “Shoot and scoot” - bắn và di chuyển đã biến nhiệm vụ S/DEAD thành cơn ác mộng cho các phi công.
-Biện pháp thứ hai trong tác chiến SEAD đó là áp chế điện tử, hay tác chiến điện tử. Một phiên bản chuyên dụng cho vai trò tác chiến điện tử củng lần đầu tham chiến tại chiến trường Việt Nam EA-6B Prowler.
Được trang bị đậm đặc các thiết bị điện tử chuyên dụng EA-6B với vai trò gây nhiễu, đột phá mạng phòng không đối phương. Nó gây ra các loại nhiễu tích cực, tiêu cực, nhiễu chủ động, nhiễu bị động.
Nhiễu chủ động bao gồm phát sóng gây nhiễu hệ thống radar của đối phương, phá hoại tần số rãnh đạn của tên lửa, gây nhiễu bị động bao gồm rải các tấm kim loại mỏng dày đặc trên bầu trời làm cho radar không nhìn rỏ mục tiêu. Tất nhiên sẽ còn nhiều biện pháp khác, song hai phương pháp tác chiến trên vẫn đóng vai trò chủ đạo trong tác chiến SEAD.
http://diendan.quocphonganninh.edu.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.