(phần 2)
Ngày 13 tháng 4 năm 1966, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết định số 29/QĐ-QP1 (Lược sao quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại kho lưu trữ Bộ tư lệnh Pháo binh) về việc thành lập trung đoàn pháo hỏa tiễn trực thuộc Bộ làm nhiệm vụ dự bị cơ động chiến lược.
Đất tổ Hùng Vương - mảnh đất huyền thoại về cội nguồn của con Rồng cháu Tiên lại được chứng kiến sự lớn mạnh trưởng thành của đội quân cách mạng. Ngày 24 tháng 3 năm 1966 trên khu vực đền Thống, thôn Lạng Sâu, xã Đại Đình, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú, Trung đoàn 16 pháo binh hỏa tiễn chính thức ra đời. Trong buổi lễ thành lập, được sự uỷ quyền của Bộ Quốc phòng, thay mặt Đảng ủy - Bộ tư lệnh binh chủng, đồng chí thượng tá Thạch Tâm - Phó chính uỷ Binh chủng Pháo binh đã đọc quyết định thành lập của Bộ Tổng tư lệnh và chính thức giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trung đoàn. Trong giờ phút thiêng liêng lịch sử cán bộ, chiến sĩ trung đoàn bồi hồi nhớ lại lời dạy của Bác Hồ kính yêu với các chiến sĩ Đại đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ Đô (10-1954): "Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giừ lấy nước".
Trong không khí trang nghiêm hào hùng của buổi lễ thành lập thay mặt Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phú, đồng chí Hồ Ngọc Thu, ủy viên Thường vụ tỉnh uỷ, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú đã tặng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn pháo binh 16 bức tranh mang dòng chữ "Trung đoàn 16 anh dũng kiên cường, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Sự quan tâm động viên căn dặn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phú cũng là tình cảm thân thương, niềm mong ước và là mệnh lệnh của nhân dân tỉnh Vĩnh Phú đối với cán bộ, chiến sĩ trung đoàn trong những ngày đầu mới thành lập, mở đầu cho mối quan hệ tốt đẹp đầy tình nghĩa quân dân gắn bó giữa trung đoàn và nhân dân Vĩnh Phú nói không, huyện Tam Dương nói riêng. Những tình cảm chân thành, thiêng liêng nồng đượm tình quân dân cá nước đã theo suốt trung đoàn trong những ngày gian khổ họe tập, rèn luyện trên thao trường trên mọi miền đất nước, cũng như những tháng ngày gian nan trên đường hành quân ra trận chiến đấu trên chiến trường, là nguồn động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trung đoàn hăng say chiến đấu lập nhiều chiến công.
Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002
II. NHỮNG ĐƠN VỊ TIỀN THÂN
Những ngày đầu mới thành lập, lực lượng của trung đoàn mới chỉ có 2 tiểu đoàn pháo; tiểu đoàn hỏa tiễn BM 14 (d98) và tiểu đoàn 3 pháo lựu của Trung đoàn 45 pháo binh1 (Dẫn theo "Biên niên sự kiện lịch sử pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam", Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1996, tr.50). Một thời gian sau Bộ điều động thêm tiểu đoàn pháo binh 3 Trung đoàn bộ binh 842 (Trung đoàn 84 được thành lập sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Dẫn theo "Tổng kết công tác xây dựng...", Sđd, tr.181) về đứng chân trong đội hình Trung đoàn pháo binh 16. Biên chế lúc này của trung đoàn gồm: 1 tiểu đoàn pháo hỏa tiễn A12 trang bị 12 giàn với 72 nòng phóng, 2 tiểu đoàn pháo lựu 105 ly, một đại đội chỉ huy và 3 cơ quan trung đoàn. Ban chỉ huy đầu tiên của Trung đoàn pháo binh 16 gồm các đồng chí: Đỗ Ký - Trung đoàn trưởng, Bí thư đảng uỷ, Chính uỷ, kiêm Chủ nhiệm chính trị trung đoàn; đồng chí Lưu Khanh - Trung đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng; đồng chí Cấn Mạnh Tấn - Chủ nhiệm hậu cần; đồng chí Ngô Duy Thản - Chủ nhiệm kỹ thuật.
Tiểu đoàn pháo binh 1 do đồng chí Khánh Thành làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Hoàng Sơn làm chính trị viên. Tiểu đoàn pháo binh 1 nguyên là tiểu đoàn pháo binh 98 đoàn 410 (trường bắn Quốc gia), thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh. Tiểu đoàn được thành lập trong giai đoạn cuối của chiến dịch Điện Biên Phủ, đây cũng là tiểu đoàn pháo hỏa tiễn đầu tiên của quân đội ta. Tiểu đoàn được mang danh hiệu tiểu đoàn pháo binh H6 với trang bị 12 giàn hỏa tiễn 122 ly, mỗi giàn 6 nòng do Trung Quốc giúp ta từ cuối năm 1953. Đồng chí Cao Sơn nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn H6 kể lại: Ngày 20 tháng 4 năm 1954, đồng chí được chính uỷ đại đoàn giao nhiệm vụ về phụ trách tiểu đoàn hỏa tiễn đầu tiên của binh chủng, mang mật danh H6. Chiều ngày 22 tháng 4 năm 1954, tiểu đoàn làm lễ ra mắt tài một khu rừng già thuộc huyện Tuần Giáo. Ngày 24 tháng 4 tiểu đoàn ra quân huấn luyện. Sau gần 10 ngày luyện tập, ngày 2 tháng 5 năm 1954 đơn ví hành quân vào chiếm lĩnh trận địa chiến đấu. Đêm 6 tháng 5 năm 1954, tiểu đoàn đã phóng 618 quả đạn pháo - "con rồng lửa" chia làm 3 đợt (19 giờ 30, 20 giờ 30 và 24 giờ 30) vào những mục tiêu đã được phân định1 (Theo tạp chí LSQS số 3 năm 2002, tr.75). Địch hoàn toàn bất ngờ trước loại vũ khí mới của ta vừa xuất hiện ở Điện Biên Phủ. Ngày 7 tháng 5 năm 1954 tiểu đoàn H6 bắn loạt đạn thứ 3 vào khu vực sở chỉ huy địch, với tổng số đạn gần 3.000 quả, góp phần cùng đồng đội giải phóng cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ khi thành lập tham gia chiến đấu đến lúc kết thúc chiến dịch, thời gian thật ngắn để tiếp thu và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật, song với yêu cầu nhiệm vụ, tầm quan trọng của cuộc chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn H6 đã phát huy truyền thống của bộ đội pháo binh "Đã ra quân là đánh thắng”.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực Pháp, tiểu đoàn H6 vẫn tiếp tục ở lại Điện Biên Phủ tham gia khắc phục hậu quả chiến trường. Năm 1955, một bộ phận của tiểu đoàn được điều đi làm nòng cốt xây dựng các đơn vị pháo binh mới trong toàn quân. Vì yêu cầu nhiệm vụ mới nhiều đồng chí cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn phải tạm xa nhau, song những tình cảm sâu nặng trong cuộc đời chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn vẫn sống mãi trong niềm tự hào, bởi đã được góp phần nhỏ bé của mình trong cuộc chiến đấu và chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ. Đầu năm 1957, theo kế hoạch xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân theo hướng chính quy, hiện đại, tinh nhuệ, thiện chiến của Bộ Tổng tư lệnh, cũng như các quân thủng trong toàn quân, bộ đội pháo binh cũng đã có bước phát triển mới về lượng và chất để đáp ứng nhu cầu công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ pháo binh.
Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh ra nghị định số 32/NĐ thành lập trường Sĩ quan pháo binh để đào tạo cán bộ chuyên ngành pháo binh trực thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh. Với yêu cầu nhiệm vụ mới, giữa năm 1957 để thay thế cho tiểu đoàn H6 đã phân tán lực lượng đi các đơn vị pháo trong toàn quân những năm trước, với số cán bộ, chiến sĩ còn lại, tiểu đoàn được bổ sung thêm lực lượng và được trang bị loại hỏa lực mới: hỏa tiễn A12, ký hiệu BM 14 cỡ 140mm đặt trên xe Gạt 63 cùng với phiên hiệu đơn vị mới: tiểu đoàn pháo binh 98. Thời gian này, chỉ huy tiểu đoàn gồm: đồng chí Cấn Mạnh Tấn - tiểu đoàn trưởng, đồng chí Lưu Khanh - chính trị viên, đồng chí Phạm Hoạt - tiểu đoàn phó và đồng chí Hoàng Sơn - chính trị viên. Vào thời điểm này tiểu đoàn pháo binh 98 là tiểu đoàn pháo hỏa tiễn được trang bị đầy đủ, đồng bộ nhất của pháo binh, đánh dấu bước trưởng thành và phát triển mới về chất của bộ đội pháo binh chủ lực.
Từ nơi đóng quân trên chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa tiểu đoàn 98 lại được lệnh cơ động về đứng chân ở Mỏ Chiên, Ba Vì, Sơn Tây để huấn luyện. Tháng 10 năm 1962 theo quyết định của Bộ, tiểu đoàn pháo binh 98 được điều động về trường bắn Quốc gia (410) để phục vụ huấn luyện cho các đơn vị pháo toàn quân.
Từ ngày đầu mới được thành lập cho đến khi được đổi phiên hiệu là tiểu đoàn pháo binh 1 đứng chân trong đội hình Trung đoàn pháo binh 16, tiểu đoàn đã luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, quá trình huấn luyện học tập và phục vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tiểu đoàn đã được nhận cờ thưởng của Bác Hồ tặng "Đơn vị học tập khá nhất" và Bộ tư lệnh Pháo binh tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.