Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002 (tiếp theo)

(phần 4)
Chương II
TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CHI VIỆN CHIẾN TRƯỜNG, CHIẾN ĐẤU OANH LIỆT, CHIẾN THẮNG VẺ VANG (1966 - 1972)
I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CHI VIỆN CHIẾN TRƯỜNG, TRẬN ĐẦU ĐÁNH THẮNG (3-1966 - 1969)


Ngay sau khi thành lập, Đảng ủy, chỉ huy trung đoàn đã xác định rõ nhiệm vụ mà Bộ tư lệnh Pháo binh giao cho là một trung đoàn pháo binh dự bị chiến lược. Để hoàn thành nhiệm vụ, Đảng uỷ, chỉ huy trung đoàn xác định trước mắt phải tập trung cao độ, tổ chức huấn luyện giỏi, rèn luyện thể lực, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng chiến đấu. Công tác chính trị tư tưởng động viên trên thao trường, bãi tập đã được các cấp coi trọng, thông qua đài báo, áp phích, sinh hoạt tin tức chiến thắng ở chiến trường miền Nam đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn hừng hực khí thế thi đua cùng tiền tuyến.


Khắp nơi trên bãi tập, ở hội trường các khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược , cùng với khẩu hiệu hành động: "Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Vừa huấn luyện trung đoàn thực hiện phương châm: có gì đánh nấy, thực hành động tác là chính, huấn luyện khẩu đội (trung đội) là chính.
Mặc mưa dầm, những ngày hè dội lửa, ngày đêm cán bộ, chiến sĩ hăng say luyện tập, tất cả với ý thức huấn luyện giỏi để chiến đấu giỏi. Để nâng cao sức mạnh chiến đấu cho đơn vị pháo dự bị của Bộ, Đảng ủy Binh chủng đề nghị Bộ Tổng tham mưu cho các đơn vị luân phiên đi chiến đấu, trước mắt là các chiến trường gần. Niềm ao ước được ra trận chiến đấu càng thôi thúc mọi người hăng say tập luyện và niềm vui đã đến với đơn vị: tháng 12 năm 1966 Bộ tư lệnh Pháo binh giao nhiệm vụ cho Trung đoàn tổ chức hai tiểu đoàn hành quân chiến đấu ở Mặt trận Đường số 9 - bắc Quảng Trị. Trước khi vào chiến trường, Bộ tư lệnh Pháo binh tổ chức cho các đơn vị pháo tổ chức bắn đạn thật.
Bộ tư lệnh Pháo binh cùng chỉ huy Trung đoàn tổ chức cho đơn vị bắn đạn thật, tiểu đoàn đạt giỏi, an toàn. Thành tích bước đầu đã cổ vũ cán bộ chiến sĩ toàn trung đoàn nói chung, hai tiểu đoàn nói riêng phấn khởi vững tin ra quân đánh thắng.
Trung đoàn tổ chức long trọng lễ tiễn hai tiểu đoàn lên đường đi chiến đấu. Tiểu đoàn 1 do đồng chí Khánh Thành làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Hoàng Sơn - chính trị viên, trang bị của đơn vị có 12 giàn BN-14 (loại 16 nòng). Tiểu đoàn 2: đồng chí Nguyễn Quốc Tầm làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Trịnh Xuân Nhị - chính trị viên, đơn vị được trang bị như tiểu đoàn 1. Đơn vị dược vinh dự trực tiếp chiến đấu ở Mặt trận Đường 9 - bắc Quảng Trị. Qua hai tháng hành quân vất vả đầy gian khổ, phải vượt qua nhiều dốc cao, suối sâu, pháo nặng, đường trơn lầy lội đơn vị đã có mặt tại chiến trường: người, vũ khí, trang bị an toàn. Đầu tháng 2 năm 1967, tiểu đoàn đã phối hợp với Trung đoàn pháo binh 84. chuẩn bị chiến đấu tốt, hợp đồng chặt chẽ dội bão lửa vào cao điểm 24 1 - căn cứ lính thuỷ đánh bộ Mỹ đóng, diệt 1.490 tên, phá huỷ nhiều vũ khí, phương tiện trang bị cũng như toàn bộ hệ thống công sự của địch tại căn cứ. Chiến thắng trận đầu của tiểu đoàn đã làm cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị càng phấn khởi hăng hái, vững lòng tin vào hiệu quả tác dụng của hỏa lực trong các trận đánh. Cũng từ đây, tiểu đoàn nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn pháo binh 84, liên tục trụ bám chiến trường, tham gia ác chiến dịch cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Tiểu đoàn 31 (Tiểu đoàn 3 nguyên là tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 38 Sư đoàn 308 chuyển về sau khi thành lập được 1 tháng), do các đồng chí Trần Quốc Thái, tiểu đoàn trưởng, Hoàng Thức - chính trị viên và Phạm Ngọc Bi - tiểu đoàn phó quân sự chỉ huy đã tổ chức đội hình gọn, chịu đựng gian khổ, băng rừng vượt đèo cao dốc thẳm, sau gần 3 tháng hành quân đã đến vị trí tập kết an toàn, với 100% quân số tham gia chiến đấu thuộc Mặt trận Quảng Đà (Quân khu 5). Tại chiến trường, tiểu đoàn 3 được biên chế vào Trung đoàn pháo binh mang vác 575. Ngày 27 tháng 2 năm 19671 (Tiểu đoàn 99 hỏa tiễn A12 tập kích hỏa lực vào sân bay Đà Nẵng phá hỏng 94 máy bay, 200 xe quân sự, diệt nhiều phi công và nhân viên kỹ thuật quân sự), tiểu đoàn được lệnh của chỉ huy Trung đoàn phối hợp với đơn vị bạn nã pháo vào sân bay Đà Nẵng. Ngay từ loạt đạn pháo đầu, các mục tiêu của địch bị trúng đạn bốc cháy, sân bay Đà Nẵng bị tê liệt hoàn toàn trong thời gian 7 ngày. Tiểu đoàn 3 đã đóng góp vào chiến thắng chung của mặt trận, tiêu diệt 1.050 tên địch, phá huỷ 94 máy bay, 75 khẩu pháo các loại và hàng chục xe tăng và ra đa. Đơn vị đã thực hiện được lời thề trước khi lên đường ra trận là quyết tâm đánh thắng trận đầu. Cũng từ đây tiểu đoàn 3 ở lại chiến đấu liên tục trường kỳ, đầy gian khổ, hy sinh suốt thời gian chống Mỹ, cứu nước, đã lập được nhiều thành tích xuất sắc góp phần cung miền Nam đánh thắng giặc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Đầu năm 1966, đế quốc Mỹ quyết định tăng quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam, đưa quân số lên đến gần 50 vạn tên. Đối với miền Bắc chúng tiếp tục tiến hành ném bom phá hoại. Trước tình hình đòi hỏi của chiến trường Bộ tư lệnh Pháo binh quyết dính thành lập tiểu đoàn 3 mới. Tháng 1 năm 1967, trung đoàn tổ chức thành lập tiểu đoàn 3, tiểu đoàn trưởng là đồng chí Lê Yên, đơn vị được trang bị cối 82mm. Qua 6 tháng học tập kỹ - chiến thuật, rèn luyện sức khoẻ, với tinh thần khắc phục khó khăn, vượt qua mọi gian khổ, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện. Tháng 7 năm 1967, toàn tiểu đoàn vui vẻ, phấn khởi nhận nhiệm vụ hành quân vào chiến trường đảng Trị, tăng cường lực lượng pháo binh cho mặt trận đã góp sức mình là đơn vị hỏa lực, kịp thời chi viện cho bộ binh giành được nhiều thắng lợi trong các chiến dịch.
Trong lúc trung đoàn đang dốc toàn bộ tâm trí tập trung lãnh đạo, chỉ huy các tiểu đoàn ra sức huấn luyện giỏi, rèn luyện kỷ luật và sức khoẻ để đưa tiểu đoàn 3 vào chiến trường thì tháng 5 năm 1967 cán bộ các cấp trong trung đoàn gấp rút tổ chức thực hiện chỉ thị của Bộ tư lệnh Pháo binh tuyển nhận 600 chiến sĩ mới trên địa bàn Quốc Oai, Thạch Thất (tỉnh Sơn Tây). Chỉ trong thời gian ngắn, lãnh đạo chỉ huy của Trung đoàn đã được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền hai huyện nên đơn vị nhận đủ quân số và yêu cầu chất lượng. Trung đoàn đã biên chế lực lượng chiến sĩ mới thành 7 đại đội (trong đó có 5 dại đội cối 120mm, 2 đại đội trinh sát pháo binh). Trong hai tháng 5 và 6 trung đoàn tập trung cao độ tổ chức huấn luyện tất, khẩn trương chuẩn bị mọi mặt để tăng cường bổ sung quân số cho chiến trường chính.
Tháng 9 năm 1967, trung đoàn tiễn đưa 3 đại đội súng cối và một đại đội trinh sát chỉ huy bổ sung cho chiến trường Trị Thiên - Huế, tiếp tục bổ sung tiểu đoàn 17, tiểu đoàn 95, cùng đại đội 82mm và súng cối khác cùng một đại đội chỉ huy trinh sát, bổ sung vào chiến trường Tây Nguyên.
Đồng thời với việc tổ chức đưa lực lượng bổ sung vào chiến trường chuẩn bị cho tổng tiến công và nổi dậy, trung đoàn tiếp tục nhận thêm tiểu đoàn 11 trung đoàn 38 Sư đoàn 308 do đồng chí Phó Bá Tâm làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Trần Đa - chính trị viên. Tiểu đoàn 11 được trang bị 12 khẩu 105mm, trong một thời gian ngắn củng cố tổ chức, chuẩn bị cơ sở vật chất, trung đoàn đưa tiễn cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 11 vào Tây Nguyên chiến đấu. Cũng từ đây tiểu đoàn 11 trở thành đơn vị hỏa lực của chiến trường Tây Nguyên, đã anh dũng chiến đấu hiệp đồng binh chủng, lập được nhiều thành tích xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn suốt trong thời gian qua xứng đáng với lời biểu dương của Đảng ủy - Bộ tư lệnh pháo binh: "Trung đoàn luôn nỗ lực, tích cực chủ động vượt mọi khó khăn, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ huấn luyện chi viện lực lượng ra phía trước".
Ngày 31 tháng 3 năm 1968 Mỹ chính thức tuồn bố ngừng các hoạt động không quân, hải quân chống Viện Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra và đồng ý đàm phán với chính phủ ta. Đây là thắng lợi to lớn, toàn diện mà cuộc Tổng tiến công mang lại.
Nhận rõ yêu cầu cấp bách của chiến trưởng cần chi viện kịp thời sức người và cơ sở vật chất kỹ thuật, lãnh đạo chỉ huy trung đoàn tập trung chỉ đạo tiểu đoàn 2 và đại đội chỉ huy ra chức học tập huấn luyện nâng cao trình độ kỹ thuật - chiến thuật, tích cực sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ. Khi có chỉ thị tuyển nhận quân bổ sung, đơn vị đã chọn một bộ phận gồm cán bộ cơ quan trung đoàn và cán bộ đại đội, tiểu đội về Nghĩa Hưng (Nam Hà) tiếp nhận 500 chiến sĩ mới. Trung đoàn đã phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ chính quyền địa phương làm tốt việc giao - nhận quân, đồng thời khấn trương tổ chức huấn luyện tại huyện. Sau gần một tháng trung đoàn được sự giúp đỡ tận tình của địa phương vừa tiếp nhận quân vừa huấn luyện, vừa chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng nhận lệnh hành quân chiến đấu. Ngày 7 tháng 1 năm 1968, trung đoàn bổ sung cho Đoàn 69 pháo binh miền Đông Nam Bộ một đại đội chỉ huy quân số 59 đồng khí do đồng chí Định làm đại đội trưởng chỉ huy, tổ chức hành quân vào miền Đông Nam Bộ.
Ngày 10 tháng 2 năm 1968, trung đoàn tổ chức bàn giao tiểu đoàn 3 với trang bị khí tài và 12 khẩu 105mm do đồng chí Phát - tiểu đoàn trưởng, đồng chí Kế - chính trị viên. Ngày 10 tháng 2 tiểu đoàn xuất phát hành quân từ chân núi Tam Đảo vào tăng cường cho Quân khu 4.
Ngày 5 tháng 3 năm 1968, trung đoàn nhận được lệnh của Bộ tư lệnh Pháo binh, đơn vị khẩn trương làm tốt công tác chuẩn bị tiếp nhận huấn luyện tân binh và tổ chức thành các tiểu đoàn lên đường chiến đấu. Thực hiện chỉ thị mệnh lệnh trên, lãnh đạo chỉ huy trung đoàn nhanh chóng tổ chức 3 cơ quan của trung đoàn về doanh trại làm công tác chuẩn bị chiến đấu. Trung đoàn chỉ để lại một số đảng viên, đoàn viên tích cực để tiếp tục huấn luyện chiến sĩ mới, bộ phận này sau khi trung đoàn đi chiến đấu được Bộ tư lệnh Pháo binh đưa về cơ quan Binh chủng.
Lãnh đạo chỉ huy trung đoàn khẩn trương thống nhất về biên thế tổ chức lực lượng, tiếp nhận hậu cần, kỹ thuật. Đảng uỷ có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo hành quân chiến đấu an toàn bảo đảm quân số, trang bị từng chi bộ, chi đoàn tổ chức quán triệt nghị quyết, từng đảng viên, đoàn viên đăng ký phấn đấu quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra.
Trung đoàn đã nhanh chóng kiện toàn 3 cơ quan và tiểu đoàn 2, bố trí sắp xếp số cán bộ của Trường sĩ quan Pháo binh và các đơn vị khác bổ sung về thành lập khung của tiểu đoàn 3. Đồng thời trung đoàn tổ chức tiếp nhận 400 chiến sĩ mới đã được huấn luyện ở Đồng Đăng (Lạng Sơn), tiếp nhận lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược đủ cơ số sử dụng trong 3 tháng.
Ngày 25 tháng 3 năm 1968, Đảng uỷ, chỉ huy trung đoàn tổ chức lễ kỷ mềm 2 năm ngày thành lập. Không có gì vui hơn trong những ngày này cả đơn vị đang rạo rực khí thế ra trận. Trước khi đơn vị lên đường đoàn ca kịch Liên khu 5 đến biểu diễn phục vụ, qua lời ca tiếng hát của đoàn càng làm tăng thêm nhiệt huyết của cán bộ, chiến sĩ trung đoàn nóng lòng chờ lệnh lên đường giải phóng quê hương Tổ quốc.
Ngày 29 tháng 3 năm 1968, chấp hành lệnh của Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Pháo binh gấp rút tổ chức Trung đoàn pháo binh 16 để bổ sung vào chiến trường Nam Bộ. Trung đoàn có 3 tiểu đoàn, quân số gồm: 734 đồng chí, trang bị 36 khẩu canon 85mm.

11 nhận xét:

  1. anh cho em hỏi ạ.trên em đọc được thông tin anh có đăng:Ngày 10 tháng 2 năm 1968, trung đoàn tổ chức bàn giao tiểu đoàn 3 với trang bị khí tài và 12 khẩu 105mm do đồng chí Phát - tiểu đoàn trưởng, đồng chí Kế - chính trị viên. Ngày 10 tháng 2 tiểu đoàn xuất phát hành quân từ chân núi Tam Đảo vào tăng cường cho Quân khu 4.

    thông tin trên trùng với thông tin mà gia đình em biết về bác em tên là liệt sỹ trương Hồng Đào hy sinh ngày mung 5 tháng 5 năm 1968 chưa tim thấy mộ và hài cốt.Nên em muốn hỏi anh có biết địa chỉ ,số điện thoại của nguoi cung cấp cho anh thông tin trên không ạ.để gia đình em muốn hỏi thêm thông tin để tìm được mộ và hài cốt của bác.nếu có thông tin gì anh có thê gui vào địa chỉ mail của em là: tvthanghy90@gmail.com
    hoặc SDT cua gia đình em:0976828307.
    em xin cảm ơn ạ.

    Trả lờiXóa
  2. anh cho em hỏi ạ.trên em đọc được thông tin anh có đăng:Ngày 10 tháng 2 năm 1968, trung đoàn tổ chức bàn giao tiểu đoàn 3 với trang bị khí tài và 12 khẩu 105mm do đồng chí Phát - tiểu đoàn trưởng, đồng chí Kế - chính trị viên. Ngày 10 tháng 2 tiểu đoàn xuất phát hành quân từ chân núi Tam Đảo vào tăng cường cho Quân khu 4.

    thông tin trên trùng với thông tin mà gia đình em biết về bác em tên là liệt sỹ trương Hồng Đào hy sinh ngày mung 5 tháng 5 năm 1968 chưa tim thấy mộ và hài cốt.Nên em muốn hỏi anh có biết địa chỉ ,số điện thoại của nguoi cung cấp cho anh thông tin trên không ạ.để gia đình em muốn hỏi thêm thông tin để tìm được mộ và hài cốt của bác.nếu có thông tin gì anh có thê gui vào địa chỉ mail của em là: tvthanghy90@gmail.com
    hoặc SDT cua gia đình em:0976828307.
    em xin cảm ơn ạ.

    Trả lờiXóa
  3. Những thông tin ở đây là lịch sử chính thức của Trung đoàn 16- hiện mang tên Lữ đoàn 16 - Thuận An.
    D3 bổ sung cho QK4 thì chính thức trở thành bộ đội trực thuộc quân khu, bạn cũng nên vào BTL quân khu 4 tại Vinh để hỏi thêm vấn đề sau khi thuộc QK4 thì d3 này có tên là gì, thuộc đơn vị nào và chiến đấu tại đâu, như vậy sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm L/S.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dạ vâng,e cam ơn.
      anh cho e hỏi thêm là hội cựu chiến binh pháo 42 ở thường tín có ai đi năm 1968 cũng bổ sung cho QK4 không ạ.anh có thông tin,dịa chỉ của các CCB nay không ạ.

      Xóa
  4. D3 bổ sung cho qk4 từ tháng hai, tháng 4 hội ccb này mới nhập ngũ nên chắc không có ai cùng đợt đó, bạn có thể hỏi thêm về họ từ Hội CCB miền Tây, ngay thị trấn Thường tín ấy, cụ thể số nhà thì tôi không nhớ nhưng có thể vào hỏi CCB địa phương là họ biết cả đấy.

    Trả lờiXóa
  5. cho cháu xin lỗi vì trên đã gọi không đúng ạ.
    Dạ ,bác cho cháu hỏi Hội CCB miền tây như bác nói thì nhập ngũ tháng 4/1968 thì có tập kết ở nghệ an,thanh hóa ... không ạ hay họ đi vào chiến trường miền tây luôn ạ.
    bác có biết tên hoặc số điện thoại của bác nào trong hội CCB ở thường tín không ạ,để gia đình cháu thử liên lạc hỏi xem.khi nào có điều kiện thì gia đình cháu sẽ đến hỏi thăm có biết thêm thông tin gì về D3 bổ sung cho QK4 không ạ.

    Trả lờiXóa
  6. Chú đã gửi email cho cháu, mở xem nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bác xem có thể gửi lại cho cháu được không ạ.cháu vẫn chưa nhận được email của bác.
      email của cháu là:tvthanghy90@gmail.com

      Xóa
    2. bác xem lại giup cháu dc ko ạ.chau vẫn chưa nhận dc.nếu không bác viết ở trên này cũng được ạ.
      cháu cảm ơn.

      Xóa
  7. hội CCB Thường tín ở phố Ga, có người ở thôn Tân triều gì đó, bây giờ chú cho cháu số đt của một chú cùng đơn vị nhập ngũ cùng đợt đó, quê Phú xuyên, chú đã gọi điện hỏi trước và chú Đích đã đồng ý nói những gì chú ấy biết cho cháu, hãy gọi chú ĐÍCH : 01687053860
    nhé, hỏi thêm về hôi ccb Thường tín, chú ấy đều biết cả.

    Trả lờiXóa

Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.