(tiếp theo)
phần 3
Trong đội hình Trung đoàn 16, cùng với tiểu đoàn pháo binh 1 đã có bề dày truyền thống trong chiến đấu, xây dựng và huấn luyện, tiểu đoàn pháo binh 2 nguyên là tiểu đoàn pháo binh 3 Trung đoàn pháo binh 451 (Biên niên sự kiện lịch sử pháo hình, Sđd,... tr.50) do đồng chí Nguyễn Quốc Tầm làm tiêu đoàn trưởng, đồng chí Đinh Xuân Nhị làm chính trị viên, là một trong ba tiểu đoàn pháo xe kéo của quân đội ta.
Trung đoàn pháo binh 45 nguyên là Trung đoàn bộ binh 34 của Liên khu 3. Từ một trung đoàn bộ binh có bề dày thành tích trong chiến đấu, được thành lập sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Tham gia chiến đấu từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại thành phố Nam Định, trung đoàn đã lập được nhiều thành tích trong chiến đấu và đã được Bác Hồ tặng danh hiệu "Trung đoàn Quyết thắng"2 (Tổng kết công tác xây dựng... Sđd, tr.20). Tháng 7 năm 1951 trung đoàn được lệnh hành quân sang Trung Quốc nhận trang bị vũ khí và huấn luyện. Gần 3 năm sau ngày 17 tháng 3 năm 1953 trong đội hình lực lượng pháo binh chủ lực, với phiên hiệu Trung đoàn pháo binh 45 (lựu pháo 105 ly), đã tham gia nhiều trận chiến đấu chi viện hỏa lực cho bộ binh.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn pháo binh 45 là một trong những đơn vị hỏa lực chủ yếu của chiến dịch, đã chiến đấu nhiều trận quan trọng và lập được nhiều chiến công.
Sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc, để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của quân đội ta theo hướng chính quy, từng bước hiện đại, Trung đoàn pháo binh 45 trong đội hình pháo binh dự bị chiến lược, đã phát huy truyền thống chiến đấu năm xưa, dù có nhiều biến dộng trong tổ chức biên chế, trong quá trình xây dựng, huấn luyện đã khẳng định được vị trí của mình; là nơi huấn luyện, bổ sung nguồn cán bộ, chiến sĩ cho cán đơn vị pháo binh trong toàn quân.
Đầu năm 1966 địch tăng cường đánh phá miền Bắc bằng không quân, hòng ngăn cản sự chi' viện về mọi mặt của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trong sự chuyển dời của những đoàn quân lên đường ra trận, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên; ngay sau khi có quyết định điều động của cấp trên về đội hình Trung đoàn pháo binh 16, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn pháo binh 3 Trung đoàn 45 đã nhanh chóng lên đường hành quân về vùng đất Tổ (Vĩnh Phú). Cũng từ đây bắt đầu một trang sử mới trong huấn luyện, xây dựng và chiến đấu của tiểu đoàn pháo binh 3 trong đội hình Trung đoàn pháo binh 16.
Có mặt trong đội hình Trung đoàn pháo binh 16 những ngày đầu mới thành lập, còn có tiểu đoàn 3 Trung đoàn pháo binh 84. Đây là đơn vị pháo binh chủ lực cơ động chiến đấu của Bộ, được thành lập sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ. Mặc dù hoà bình đã được thành lập lại ở miền Bắc, hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương và Việt Nam được ký kết, thực dân Pháp và lực lượng can thiệp Mỹ buộc phải ngừng bắn và khuyển dần vào vĩ tuyến 17. Song với tâm nhìn chiến lược sâu rộng của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Bác Hồ, để chuẩn bị lực lượng vũ trang cho nhiệm vụ giải giáp quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc, đưa bộ đội vào tiếp quản Thủ đô, giải phóng hoàn toàn miền Bắc thực hiện triệt để hiệp định quốc tế đã ký kết.
Tháng 6 năm 1954, Trung đoàn pháo binh 84 được thành lập. Đây là trung đoàn pháo binh hỗn hợp gồm 2 tiểu đoàn Ca-nông 75 ly của Đức (36 khẩu) và 1 tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly. Sau thời gian huấn luyện củng cố xây dựng, ổn định tổ chức các mặt, ngày 21 tháng 2 năm 1955 Trung đoàn pháo binh 84 được điều động về trực thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh đảm nhiệm nhiệm vụ dự bị của binh chủng. Trải qua 10 năm huấn luyện, xây dựng trong thời bình, các đơn vị trong trung đoàn đã luôn làm tốt các nhiệm xụ, xứng đáng là lực lượng pháo binh chủ lực của Bộ.
Sau ngày đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam, thực hiện "chiến lược chiến tranh cục bộ" leo thang phá hoại miền Bắc. Cùng với nhiều đơn vị bạn, tiểu đoàn pháo binh 3, Trung đoàn pháo binh 84 luôn luôn sẵn sàng cơ động lên đường đi chiến đấu. Đầu tháng 4 năm 1966 được lệnh lên đường về đứng chân trong đội hình Trung đoàn pháo binh 16. Từ đây cùng sát cánh chiến đấu với các đơn vị trong Trung đoàn pháo binh 16, mở ra trang sử mới trong xây dựng huấn luyện, chiến đấu của tiểu đoàn.
Ngay sau ngày thành lập, Đảng ủy và Ban chỉ huy trung đoàn đã kịp thời ra nghị quyết lãnh đạo, chỉ huy đơn vị nhanh chóng ổn định tổ chức biên chế để sớm đưa đơn vị vào nền nếp học tập, huấn luyện. Lãnh đạo giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ thường xuyên xác định tốt nhiệm vụ, quán triệt tốt tư tưởng cách mạng tiến công, tất cả vì miền Nam đánh Mỹ và thắng Mỹ. Hướng ra tiền tuyến với nhiệm vụ chiến đấu là hàng đầu. Nhanh chóng ổn định nơi đóng quân cho toàn đơn vị để huấn luyện. Miền trung du Vĩnh Phú, nơi chiến khu xưa từng che chở đùm bọc những đoàn quân ra trận trong kháng chiến chống Pháp, hôm nay lại dang rộng vòng tay đón nhận những người con từ nhiều miền quê của đất nước tụ về. Những ngày đầu của trung đoàn trong xây dựng, huấn luyện gặp rất nhiều khó khăn. Các đơn vị của trung đoàn từ nhiều nơi về, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ các eấp chưa đủ, song với quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ là phải xây dựng Trung đoàn pháo binh 16 thành đơn vị pháo binh chủ lực cơ động mạnh của binh chủng, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Để thực hiện được yêu cầu trên, trọng tâm của trung đoàn lúc này là tập trung vào nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Là một trung đoàn pháo binh cơ động, không chỉ phải bảo đảm những nội dung chương trình huấn luyện kỹ chiến thuật mà còn phải phấn đấu để thông qua quá trình huấn luyện, nâng cao được trình độ tổ chức chỉ huy của đội ngũ cán bộ chỉ huy các cấp. Đáp ứng được yêu cầu tác chiến hiệp đồng binh chủng, xứng đáng là đơn vị pháo binh chủ lực của Bộ. Để sớm bước vào huấn luyện, các đơn vị phải đóng quân phân tán trong nhà dân, mặc dù còn nhiều khó khăn thiếu thốn, song với tình cảm quân dân gắn bó, nhân dân các xã trong huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú đã làm hết sức mình góp phần cưu mang đùm bọc cán bộ, chiến sĩ trung đoàn. Đóng quân trong nhà dân, song trung đoàn vẫn duy trì được nền nếp chính quy, tổ chức bảo đảm tốt đời sống vật chất cho bộ đội. Cùng nhân dân thực hiện tốt các chính sách ở địa phương, cùng với lực lượng dân quân tự vệ, vừa huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu đánh trả máy bay Mỹ bảo vệ địa bàn đóng quân. Những hoạt động phối hợp tích cực của đơn vị với chính quyền nhân dân các cấp, góp phần vun đắp thêm tình quân dân cả nước.
Phát huy tinh thần cách mạng tiến công, ý thức làm chủ tập thể, tự lực, tự cường để khắc phục khó khăn trong quá trình xây dựng củng cố đơn vị, chỉ trong một thời gian ngắn trung đoàn đã xây dựng được hàng chục căn nhà. Tạo điều kiện cho đơn vị được sinh hoạt học tập tập trung trong doanh trại, góp phần xây dựng tốt nền nếp chính quy và sẵn sàng chiến đấu.
Mùa thu năm 1966, trung đoàn bước vào thực hiện chương trình huấn luyện mới với phương châm: hệ thống, cơ bản, toàn diện, vững chắc. Thực hiện triệt để nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Ban chỉ huy trung đoàn họp ra nghị quyết lãnh đạo đơn vị thực hiện công tác huấn luyện, trong đó nghị quyết nêu rõ: "Vừa huấn luyện kỹ chiến thuật cá nhân, vừa phải kết hợp huấn luyện chiến thuật phân đội nhỏ. Coi trọng từng động tác hiệp đồng chiến đấu trong từng khẩu đội đến đại đội Đồng thời khẩn trương bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp về kỹ thuật xạ kích và công tác quản lý bộ đội". Chỉ trong một thời gian ngắn, vừa học tập, huấn luyện, hàng trăm lượt cán bộ từ khẩu đội đến tiểu đoàn đã được tập huấn về quân sự, chính trị, hậu cần và kỹ thuật. Đồng chí Trung đoàn trưởng Đỗ Ký được Đảng ủy Ban chỉ huy trung đoàn phân công trực tiếp chỉ huy điều hành công tác huấn luyện. Với kinh nghiệm chiến đấu và kiến thức kỹ chiến thuật về pháo binh đã được huấn luyện, đào tạo cơ bản ở nước ngoài, đồng chí luôn xông xáo, năng nổ trong công tác huấn luyện kỹ chiến thuật cho cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Qua thực tế diễn tập bắn đạn thật kiểm tra chất lượng huấn luyện, cán bộ các cấp đều có chung nhận thức "Muốn bắn giỏi, bắn trúng mục tiêu thì phải huấn luyện tốt, huấn luyện phải sát với thực tế chiến đấu”. Cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn không dừng lại ở kết quả huấn luyện đã có, ai cũng quyết tâm cố gắng học tập để không ngừng nâng cao trình độ kỹ chiến thuật, trình độ tổ chức chỉ huy, đáp ứng với yêu cầu tác chiến hiệp đồng binh nhung ngày càng lớn mà chiến trường ngày đêm đang mong đợi. Một phong trào tự học, tự rèn lan rộng trong toàn đơn vị, đêm ở miền trung du, đèn ở cán doanh trại của đơn vị vẫn sáng đến tận khuya, các đồng chí cán bộ các phân đội vẫn cùng nhau trao đổi, kiểm tra giáo trình, nội dung huấn luyện kỹ thuật bắn pháo cho ngày thai. Phong trào học tập lan rộng trong toàn đơn vị, các bộ phận và mọi người. Các chi đoàn thanh niên còn có sáng kiến, tranh thủ trong ngày nghỉ để cùng nhau thi đua học tập. Các tiểu đoàn thay phiên nhau tổ chức luyện tập hành quân kéo pháo đường dài trên miền đồi trung du, lắm dốc nhiều suồl, vượt hàng trăm ki-lô-mét mà vẫn bảo đảm an toàn, bí mật. Từ nhận thức biến thành hành động cụ thể trong huấn luyện, xây dựng và rèn luyện chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ kỹ chiến thuật, trình độ tổ chức tác chiến hiệp đồng của trung đoàn được nâng lên rõ rệt. Qua kiểm tra bắn đạn thật, dưới sự chứng kiến của cơ quan Bộ tư lệnh Pháo binh, các đơn vị tham gia bắn đều trúng mục tiêu, đạt yêu cầu đề ra. Cuối năm 1966 một vinh dự lớn đến với trung đoàn, do huấn luyện, rèn luyện, xây dựng đạt kết quả tốt, trung đoàn vinh dự được Bác Hồ gửi tặng cờ thưởng "Đơn vị học tập khá nhất"1 (Theo tư liệu lưu giữ tại Phòng truyền thống Trung đoàn pháo binh 16 (1991)) và Bộ tư lệnh Pháo binh tặng nhiều bằng khen.
Trong quá trình huấn luyện kỹ chiến thuật, trung đoàn vẫn không ngừng chú trọng xây dựng đơn vị về nền nếp tác phong chính quy, rèn luyện bản lĩnh ý chí chiến đấu tiến công. Ngay từ ngày đầu mới thành lập, cán bộ, chiến sĩ trung đoàn đã thể hiện tinh thần đoàn kết thống nhất cao, kiên định vừng vàng trước nhiệm vụ Trong phong trào thi đua "Giành cờ ba nhất trong toàn quân đã xuất hiện các đại đội và cá nhân điển hình tiền tiến làm nòng cốt trong huấn luyện, rèn luyện phấn đấu với quyết tâm, “có lệnh là đi, có địch là đánh, đánh thắng giòn giã, bắn trúng ngay loạt đạn đầu”.
Sau gần một năm xây dựng, huấn luyện, từ một trung đoàn pháo mới thành lập theo yêu cầu phát triển của cách mạng, Trung đoàn đã trưởng thành và lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của một đơn vị pháo binh chủ lực cơ động của binh chủng, sẵn sàng tham gia chiến đấu hiệp đồng binh chủng với hiệu quả cao nhất, đó là lòng mong mỏi và cũng là thước đo về chất lượng toàn diện của quá trình rèn luyện phấn đấu nỗ lực vượt bậc của cán bộ, chiến sĩ toàn trung đoàn.
Mang trong mình hào khí quật cường của dân tộc, gắn bó mật thiết với quân và dân tỉnh Vĩnh Phú kiên cường và anh dũng, mảnh đất mang nặng dấu ấn lịch sử của bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Trung đoàn pháo binh 16 lại xuất hiện trong đội hình các đơn vị pháo binh chủ lực của quân đội ta. Được kế thừa truyền thống quý báu của dân tộc, những kinh nghiệm chiến đấu đã được đúc kết của các đơn vị pháo binh, sau nhiều năm chiến đấu và chiến thắng vẻ vang. Rồi mai đây trên những nẻo đường đánh giặc, những trận chiến thắng vẻ vang của trung đoàn lại được nhân lên bởi có những ngày đã đổ bao mồ hôi công sức luyện rèn trên thao trường của đất mẹ, miền trung du. Cũng từ miền đất huyền thoại, lịch sử này trung đoàn tiếp tục đi đến nhiều miền quê của đất nước cho đến ngày toàn thắng của quân và dân cả nước. (Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.