III. PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CHI VIỆN ĐẮC LỰC CHIẾN TRƯỜNG VÀ CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM (1971-1973)
Thời gian về Quỳnh Lưu (Nghệ An) củng cố, ổn định đơn vị chưa được bao lâu, do yêu cầu của chiến trường Lào đòi hỏi; Bộ tư lệnh Pháo binh bàn giao cho Bộ tư lệnh Mặt trận 959 ở Lào tiếp nhận tiểu đoàn 2 pháo binh Trung đoàn 16. Tiểu đoàn 2 có 3 đại đội, trong đó 2 đại đội lựu pháo 122mm có 8 khẩu, 1 đại đội canon 85 có 6 khẩu. Đồng chí Nguyễn Chiến - Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Liệu thay đồng chí Lan (do bị thương) làm chính trị viên. Đồng thời được sự đồng ý của cấp trên, trung đoàn đưa đại đội 969 về thuộc Trung đoàn 77, rút lực lượng của tiểu đoàn 4 sang xây dựng lại đại đội 3, củng cố tiểu đoàn 3, chuẩn bị tổ chức lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bước sang năm 1971, tình hình cách mạng có bước phát triển mới, đế quốc Mỹ và tay sai càng thua càng điên cuồng chống phá, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét... Để bảo đảm cho các đơn vị pháo binh tuyến trước liên tục tấn công địch phối hợp với các lực lượng trên các chiến trường, Bộ tư lệnh giao cho trung đoàn nhiệm vụ xây dựng lực lượng sẵn sàng chi viện chiến trường. Đầu năm 1971, đế quốc Mỹ và tay sai mở cuộc hành quân ra đường 9 - Nam Lào với quy mô lớn. Theo chủ trương của Bộ, ta mở chiến dịch đường 9 - Nam Lào, lực lượng tham gia chiến dịch có Sư đoàn 308, 320, Sư đoàn 2 (CK5), Sư đoàn 324 (Bộ tư lệnh Pháo binh), 4 tiểu đoàn xe tăng, 4 đại đội pháo cơ giới, mang vác (16, 84, 45, 675), 3 đại đội cao xạ (208, 214, 284), lực lượng Quân khu Trị Thiên có 3 đại đội (6, 9, 8 ).
Thời gian về Quỳnh Lưu (Nghệ An) củng cố, ổn định đơn vị chưa được bao lâu, do yêu cầu của chiến trường Lào đòi hỏi; Bộ tư lệnh Pháo binh bàn giao cho Bộ tư lệnh Mặt trận 959 ở Lào tiếp nhận tiểu đoàn 2 pháo binh Trung đoàn 16. Tiểu đoàn 2 có 3 đại đội, trong đó 2 đại đội lựu pháo 122mm có 8 khẩu, 1 đại đội canon 85 có 6 khẩu. Đồng chí Nguyễn Chiến - Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Liệu thay đồng chí Lan (do bị thương) làm chính trị viên. Đồng thời được sự đồng ý của cấp trên, trung đoàn đưa đại đội 969 về thuộc Trung đoàn 77, rút lực lượng của tiểu đoàn 4 sang xây dựng lại đại đội 3, củng cố tiểu đoàn 3, chuẩn bị tổ chức lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bước sang năm 1971, tình hình cách mạng có bước phát triển mới, đế quốc Mỹ và tay sai càng thua càng điên cuồng chống phá, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét... Để bảo đảm cho các đơn vị pháo binh tuyến trước liên tục tấn công địch phối hợp với các lực lượng trên các chiến trường, Bộ tư lệnh giao cho trung đoàn nhiệm vụ xây dựng lực lượng sẵn sàng chi viện chiến trường. Đầu năm 1971, đế quốc Mỹ và tay sai mở cuộc hành quân ra đường 9 - Nam Lào với quy mô lớn. Theo chủ trương của Bộ, ta mở chiến dịch đường 9 - Nam Lào, lực lượng tham gia chiến dịch có Sư đoàn 308, 320, Sư đoàn 2 (CK5), Sư đoàn 324 (Bộ tư lệnh Pháo binh), 4 tiểu đoàn xe tăng, 4 đại đội pháo cơ giới, mang vác (16, 84, 45, 675), 3 đại đội cao xạ (208, 214, 284), lực lượng Quân khu Trị Thiên có 3 đại đội (6, 9, 8 ).
Ngày 10 tháng 3 năm 1971, thực hiện chỉ thị của Bộ tư lệnh Pháo binh Trung đoàn 16 tổ chức đưa tiễn đại đội 3 mang theo 4 khẩu canon 85 hành quân tăng cường cho Bộ tư lệnh Đoàn 559 làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến vận chuyển chiến lược Trường Sơn.
Tiếp đó ngày 19 tháng 4 Bộ tư lệnh Pháo binh chỉ thị Trung đoàn 16 tổ chức đưa tiễn tiểu đoàn 3, quân số có 283 đồng chí mang theo 12 khẩu pháo lựu 122mm và đầy đủ trang bị, dưới sự chỉ huy của đồng chí Vũ Giá - tiểu đoàn trưởng, đồng chí Hồ Xuân Hoàng - chính trị viên, để tăng cường cho Đoàn pháo binh 75 (Đoàn pháo binh Biên Hoà). Tiểu đoàn 3 tổ chức hành quân và nhập vào Đoàn 75 pháo binh đổi tên thành tiểu đoàn 9 pháo binh.
Đồng thời trung đoàn nhanh chóng tổ chức khung 3 tiểu đoàn cùng một số lớn cán bộ, cơ quan về các tỉnh: Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn Tây tuyển chiến sĩ mới.
Trung đoàn tiếp nhận 300 sinh viên ở các trường đại học về xây dựng trung đoàn, đưa tổng số chiến sĩ mới lên đến 2.000 đồng chí (trong đó có 40 nữ chiến sĩ). Nói sao hết được những khó khăn phức tạp khi quản lý, huấn luyện với một số lượng lớn nhiều vấn đề nan giải đặt ra cho lãnh đạo chỉ huy trung đoàn như: công tác lãnh đạo bảo đảm nơi ăn ở, tổ chức huấn luyện, thao trường bãi tập, công tác phục vụ bảo đảm sức khoẻ. Nghị quyết chuyên đề của đảng uỷ từng bước được thực hiện, cán bộ, đảng viên gương mẫu, làm hạt nhân đoàn kết, đẩy mạnh hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên xung kích. Đơn vị nhanh chóng ổn định sắp xếp tổ chức lực lượng, tổ chức huấn luyện đúng chương trình quy định của trên, sát với yêu cầu thực tiễn chiến đấu.
Ngày 8 tháng 9 năm 1970, Bộ tư lệnh Pháo binh chỉ thị cho Trung đoàn 16 tổ chức một tiểu đoàn pháo bàn giao cho Quân khu 4. Trung đoàn quán triệt chỉ thị của trên tổ chức bàn giao tiểu đoàn 11 Trung đoàn pháo binh 16 sang Trung đoàn pháo binh 164 thuộc Quân khu 41 (Dẫn theo Biên niên sự kiện pháo binh, Sđd, tr.140).
Cũng thời gian này thực hiện chỉ thị của Bộ tư lệnh Pháo binh điều chỉnh khu vực đứng chân, Trung đoàn 16 một lần nữa chia tay với lãnh đạo, chính quyền và nhân dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) chuyển đến huyện Triệu Sơn (Thanh Hoá). Để di chuyển cả đội hình toàn Trung đoàn bảo đảm an toàn người và xe pháo, phương tiện đến vị trí mới, trung đoàn gặp vô càn khó khăn, gian khổ. Lãnh đạo, chỉ huy đã tập trung lãnh đạo đơn vị xác định đúng tinh thần trách nhiệm, tổ chức chặt chẽ quá trình hành quân. Lực lượng đi trước chủ động làm việc với lãnh đạo, chính quyền tỉnh, huyện để phối hợp hành động, giúp đỡ cơ sở vật chất sớm ổn định nơi ăn, ở, vừa xây dựng doanh trại, kho tàng, nhà xe pháo vừa tranh thủ tổ chức huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
Tháng 10 năm 1971, trung đoàn tổ chức đưa tiễn tiểu đoàn 2 do đồng chí Quách Điều (sau là đồng chí Nguyễn Văn Thìn) và đồng chí Lê Chiến được lệnh bổ sung cho Trung đoàn 38 Sư đoàn 308. Ngày 9 tháng 11 năm 1971, Bộ tư lệnh Pháo binh quyết định thành lập 2 trung đoàn pháo binh 58 và 68 thuộc Sư đoàn bộ binh 308 và 304, đóng quân tại Ngọc Giá, Chương Mỹ (Hà Tây). Bộ tư lệnh Pháo binh chỉ thị cho Trung đoàn 16, sử dụng trung đoàn lựu pháo 12mm và đại đội chỉ huy chuyển sang làm nòng cốt xây dựng 2 Trung đoàn 58 và 68 mới. Trung đoàn xây dựng 2 tiểu đoàn lựu pháo 122mm, 1 tiểu đoàn canon 85mm1 (Dẫn theo Biền niên sự kiện pháo binh, Sđd, tr.141).
Cũng trong thời gian này tiểu đoàn 3 do đồng chí Ma Văn Chiến và Nguyễn Đan chỉ huy chuyển sang Trung đoàn 97 thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh.
Cuối năm 1971, thực hiện chỉ thị của Bộ tư lệnh Pháo binh tiếp nhận quân khẩn trương huấn luyện chuẩn bị sẵn sàng tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ (1972), lãnh đạo chỉ huy trung đoàn tổ chức đoàn cán bộ ra các tỉnh thuộc Quân khu Tả Ngạn để nhận 300 chiến sĩ. Trung đoàn nhanh chóng ổn định tổ chức, nơi ăn ở, tập trung huấn luyện kỹ, chiến thuật những nội dung cốt yếu thiết thực sát với đòi hỏi của chiến trường. Trong những ngày cuối năm không khí trên thao trường thật rộn ràng sôi nổi, khí thế thi đua lập thành tích cao nhất kỷ niệm ngày thành lập quân đội, các chi đoàn tổ chức những giờ huấn luyện giỏi, những bữa ăn thanh niên, tất cả vời tâm trạng phấn khởi, sẵn sàng chờ lệnh là đi. Cũng thời gian này lãnh đạo chỉ huy của trung đoàn có sự thay đổi, kiện toàn phục vụ cho chiến dịch. Đồng chí Trương Linh Huyền - Chính uỷ được Bộ điều trở lại Trung đoàn pháo binh 58 Sư đoàn 308; đồng chỉ Trần Lực là Phó chính uỷ Trung đoàn 97 đi học Học viện chính trị nay về giữ chức Chính ủy Trung đoàn 16.
Để bổ sung lực lượng cho chiến trường, tham gia chiến dịch 1972, ngày 2 tháng 2 năm 1972, Bộ tư lệnh Pháo binh giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 16 bàn giao đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 1 tổ chức lực lượng gồm 75 đồng chí, đưa 4 khẩu canon 122 cho chiến trường Trị Thiên. Đại đội 3 dưới sự chỉ huy của đồng chí Doanh và đồng chí Tâm tổ chức hành quân tham gia chiến dịch. Cũng trong thời gian này trung đoàn gấp rút chuẩn bị mọi mặt bảo đảm cho tiểu đoàn 1 tăng cường cho chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng. Trung đoàn phân công đồng chí Nguyễn Khắc Luyện - Tham mưu trưởng trung đoàn trực tiếp phụ trách đoàn hành quân, đồng chí Đoàn Văn Ngũ - tiểu đoàn trưởng, đồng chí Vũ Chân Chính làm chính trì viên, đơn vị đưa 12 khẩu pháo 130mm, vượt đường xa, xe pháo nặng nhưng vời quyết tâm cao, tiểu đoàn sớm có mặt ở chiến trường tham gia chiến dịch với quân số bảo đảm 100%, vũ khí trang bị khí tài an toàn. Tại chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng, tiểu đoàn 1 đã phát huy ưu thế là đơn vị hỏa lực mạnh, phối hợp với các đơn vị bạn giải phóng một vùng rộng lớn, thuộc hai huyện Quế Sơn và Tiên Phước. Thành tích của tiểu đoàn đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi lời khen ngợi.
Ngày 7 tháng 4 năm 1972, Bộ Tổng tham mưu ra quyết định số 66/QĐTM (ký ngày 4-4- 1972) về việc tăng cường cho Quân khu 5 một tiểu đoàn pháo, một đội chỉ huy và một trạm sửa chữa xe pháo. Chấp hành quyết định trên, trung đoàn nhanh chóng tổ chức thực hiện, đưa tiểu đoàn pháo 130mm, một đại đội chỉ huy, một trạm sửa chữa với quân số 337 đồng chí, mang theo 12 khẩu pháo 130mm, 16 xe xích, 8 xe hơi dưới sự chỉ huy của đồng chí Ngũ - tiểu đoàn trưởng và đồng chí Vũ Chân Chính - chính trị viên. Cuộc hành quân vô cùng gian khổ, đường xa, pháo nặng, qua nhiều chặng đường lắm dốc cao, ngầm sâu, hàng chục đèo, đường quanh co, khúc khuỷu, máy bay của đế quốc Mỹ ném bom ác liệt, nhưng đơn vị đã không ngại gian lao vất vả, không sợ gian khổ hy sinh, đồng bào chiến sĩ miền Nam kêu gọi, thúc giục cán bộ, chiến sĩ dồn bước chân vượt qua khó khăn và hiểm nguy để ra trận, nơi chiến sự đang diễn ra vô cùng quyết liệt giằng co giữa ta và địch, chiến trường đang rất cần hỏa lực mạnh, tiểu đoàn đã đáp lời xung trận. đòn vị đã góp phần rất quan trọng cùng quân và dân Quân khu 5, các đơn vị chủ lực trên toàn Miền giáng cho địch những đòn sấm sét báo hiệu sự suy sụp của Mỹ - ngụy, dẫn đến kết cục là quân đội Mỹ phải cuốn cờ về nước đầu năm 1973.
Tháng 5 năm 1972, Bộ quyết định thành lập Trung đoàn 572 pháo binh thuộc Quân khu 5 gồm 3 tiểu đoàn pháo binh, trong đó có 2 tiểu đoàn pháo 85mm của Quân khu 5 và tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 16 pháo binh.
Để đáp ứng yêu cầu chi viện lực lượng hỏa lực cho chiến trường, Bộ tư lệnh Pháo binh giao nhiệm vụ cho Trung đoàn thành lập thêm tiểu đoàn 3 pháo cao xạ 37mm. Chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của trên trung đoàn tổ chức thành lập tiểu đoàn 3, đồng chí Nguyễn Sinh làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyện Trọng Cường làm chính trị viên. Trong thời gian ngắn tiểu đoàn nhanh chóng ổn định tổ chức, củng cố nơi ăn ở, hoà chung khí thế huấn luyện bước vào giai đoạn quyết liệt khẩn trương sẵn sàng chờ đón lệnh lên đường chiến đấu. Khắp nơi trên thao trường cán bộ, chiến sĩ miệt mài hăng say luyện tập, khẩu hiệu "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường đỡ đổ máu” luôn nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ không ngại vất vả gian truân ra sức học tập luyện rèn.
Ngày 15 tháng 10 năm 1972, lãnh đạo, chỉ huy nhận được lệnh của Bộ tư lệnh Pháo binh, trung đoàn cơ động thọc sâu chiến đấu1 (Bộ tư lệnh Pháo binh điều động đồng chí Trần Dực về thay đồng chí Huyền sang Trung đoàn 368). Quán triệt mệnh lệnh của trên, đơn vị rộn ràng phấn khởi hẳn lên. Đảng uỷ tổ chức họp quán triệt nhiệm vụ, tổ chức lãnh đạo các đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị, biên chế tổ chức, bảo đảm vũ khí, trang bị, xương thực, thực phẩm. Hệ thống tổ chức Đảng, chỉ huy, tổ chức đoàn thực hiện theo nhiệm vụ chức năng, chỉ trong 5 ngày vừa ổn định tổ chức tiếp nhận trang bị hậu cần kỹ thuật, cả trung đoàn đã hoàn thành cơ bản các nội dung đề ra để sẵn sàng lên đường.
Trước lúc lên đường chiến đấu, đơn vị tổ chức buổi lễ xuất quân. Tham dự lễ xuất quân có các đồng chí cán bộ lãnh đạo, chính quyền huyện Triệu Sơn, các xã có các đơn vị đóng quân. Nhiều đồng chí đại biểu thay mặt chính quyền và nhân dân địa phương cảm ơn sự gắn bó đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa đơn vị và địa phương. Thay mặt đơn vị, lãnh đạo trung đoàn cảm ơn sự đùm bọc giúp đỡ kể cả vật chất và động viên tinh thần của địa phương, hứa hẹn ra trận lập công góp phần cùng quân và dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Cuộc chia tay giữa người ra đi và người ở lại thật cảm động lưu luyến, hẹn ngày gặp lại...
Ngày 7 tháng 4 năm 1972, Bộ Tổng tham mưu ra quyết định số 66/QĐTM (ký ngày 4-4- 1972) về việc tăng cường cho Quân khu 5 một tiểu đoàn pháo, một đội chỉ huy và một trạm sửa chữa xe pháo. Chấp hành quyết định trên, trung đoàn nhanh chóng tổ chức thực hiện, đưa tiểu đoàn pháo 130mm, một đại đội chỉ huy, một trạm sửa chữa với quân số 337 đồng chí, mang theo 12 khẩu pháo 130mm, 16 xe xích, 8 xe hơi dưới sự chỉ huy của đồng chí Ngũ - tiểu đoàn trưởng và đồng chí Vũ Chân Chính - chính trị viên. Cuộc hành quân vô cùng gian khổ, đường xa, pháo nặng, qua nhiều chặng đường lắm dốc cao, ngầm sâu, hàng chục đèo, đường quanh co, khúc khuỷu, máy bay của đế quốc Mỹ ném bom ác liệt, nhưng đơn vị đã không ngại gian lao vất vả, không sợ gian khổ hy sinh, đồng bào chiến sĩ miền Nam kêu gọi, thúc giục cán bộ, chiến sĩ dồn bước chân vượt qua khó khăn và hiểm nguy để ra trận, nơi chiến sự đang diễn ra vô cùng quyết liệt giằng co giữa ta và địch, chiến trường đang rất cần hỏa lực mạnh, tiểu đoàn đã đáp lời xung trận. đòn vị đã góp phần rất quan trọng cùng quân và dân Quân khu 5, các đơn vị chủ lực trên toàn Miền giáng cho địch những đòn sấm sét báo hiệu sự suy sụp của Mỹ - ngụy, dẫn đến kết cục là quân đội Mỹ phải cuốn cờ về nước đầu năm 1973.
Tháng 5 năm 1972, Bộ quyết định thành lập Trung đoàn 572 pháo binh thuộc Quân khu 5 gồm 3 tiểu đoàn pháo binh, trong đó có 2 tiểu đoàn pháo 85mm của Quân khu 5 và tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 16 pháo binh.
Để đáp ứng yêu cầu chi viện lực lượng hỏa lực cho chiến trường, Bộ tư lệnh Pháo binh giao nhiệm vụ cho Trung đoàn thành lập thêm tiểu đoàn 3 pháo cao xạ 37mm. Chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của trên trung đoàn tổ chức thành lập tiểu đoàn 3, đồng chí Nguyễn Sinh làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyện Trọng Cường làm chính trị viên. Trong thời gian ngắn tiểu đoàn nhanh chóng ổn định tổ chức, củng cố nơi ăn ở, hoà chung khí thế huấn luyện bước vào giai đoạn quyết liệt khẩn trương sẵn sàng chờ đón lệnh lên đường chiến đấu. Khắp nơi trên thao trường cán bộ, chiến sĩ miệt mài hăng say luyện tập, khẩu hiệu "thao trường đổ mồ hôi, chiến trường đỡ đổ máu” luôn nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ không ngại vất vả gian truân ra sức học tập luyện rèn.
Ngày 15 tháng 10 năm 1972, lãnh đạo, chỉ huy nhận được lệnh của Bộ tư lệnh Pháo binh, trung đoàn cơ động thọc sâu chiến đấu1 (Bộ tư lệnh Pháo binh điều động đồng chí Trần Dực về thay đồng chí Huyền sang Trung đoàn 368). Quán triệt mệnh lệnh của trên, đơn vị rộn ràng phấn khởi hẳn lên. Đảng uỷ tổ chức họp quán triệt nhiệm vụ, tổ chức lãnh đạo các đơn vị làm tốt công tác chuẩn bị, biên chế tổ chức, bảo đảm vũ khí, trang bị, xương thực, thực phẩm. Hệ thống tổ chức Đảng, chỉ huy, tổ chức đoàn thực hiện theo nhiệm vụ chức năng, chỉ trong 5 ngày vừa ổn định tổ chức tiếp nhận trang bị hậu cần kỹ thuật, cả trung đoàn đã hoàn thành cơ bản các nội dung đề ra để sẵn sàng lên đường.
Trước lúc lên đường chiến đấu, đơn vị tổ chức buổi lễ xuất quân. Tham dự lễ xuất quân có các đồng chí cán bộ lãnh đạo, chính quyền huyện Triệu Sơn, các xã có các đơn vị đóng quân. Nhiều đồng chí đại biểu thay mặt chính quyền và nhân dân địa phương cảm ơn sự gắn bó đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa đơn vị và địa phương. Thay mặt đơn vị, lãnh đạo trung đoàn cảm ơn sự đùm bọc giúp đỡ kể cả vật chất và động viên tinh thần của địa phương, hứa hẹn ra trận lập công góp phần cùng quân và dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Cuộc chia tay giữa người ra đi và người ở lại thật cảm động lưu luyến, hẹn ngày gặp lại...
Sáng ngày 19 tháng 10 năm 1972, trung đoàn hành quân, lực lượng ra quân lần này có 4 tiểu đoàn lựu pháo 122mm, pháo nòng dài 130mm, với 70 xe hơi, xe xích. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Tạ Vân, Phó tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Pháo binh. Ngày 23 tháng 10 trung đoàn hoàn thành cuộc hành quân giai đoạn 1, đến vị trí tập kết thuộc huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình. Cũng trong thời gian này đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai tăng cường phá hoại miền Bắc, ở chiến trường miền Nam địch điên cuồng đánh phá hòng tái chiếm lại những vùng đã mất sau xuân 1972. Trước tình hình đó, đảng uỷ - chỉ huy trung đoàn chỉ thị:
1. Sơ tán đội hình - tăng cường củng cố hệ thống hầm, hào để giữ bí mật nhiệm vụ.
2. Thường trực bám đường, bám ngầm, tích cực chủ động đưa xe pháo vượt lên khi mức nước Khe Rinh, Khe Tang xuống thấp.
3. Chủ động đối phó với mọi tình huống, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu thắng lợi. Quán triệt chỉ thị của đảng uỷ, chỉ huy trung đoàn, các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc. Trung đoàn cử cán bộ trực tiếp xuống các phân đội kiểm tra, đôn đốc thường xuyên.
Ngày 31 tháng 10 năm 1972, đơn vị hành quân đến Khe Tang, chờ khi nước lũ đã rút, trung đoàn tổ chức cho 24 xe kéo lựu pháo 122mm của 2 tiểu đoàn hợp nhất do đồng chí Nguyễn Báu chỉ huy, bộ phận này đã an toàn lên đường tiếp tục cuộc hành quân.
Trong những ngày này, địch biệt ta tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất tranh thủ trong mùa khô, chúng cho máy bay các loại do thám phát hiện mục tiêu. nén bom oanh tạc, B52 rải thảm dọc tuyến đường chiến lược 559 và các tuyến giao thông quan trọng vận chuyên. Trên tuyến đường chiến lược đường 15, đường 21 đơn vị đi qua là những vùng đất mà máy bay Mỹ thường xuyên dội bom đạn xuống suốt cả ngày đêm, nhất là ở các khu vực trọng điểm: ngã ba, cầu cống, ngầm.
Trên trục đường 21, toàn trung đoàn hành quân đến Tân Ấp, bị tắc đường lúc 8 giờ sáng ngày 1 tháng 11 năm 1972, máy bay địch đã dội bom xuống đúng đội hình hành quân của 1 tiểu đoàn lựu pháo 122 của Quân khu 4, xe bị cháy, lửa xăng bốc lên cao khói ngọn núi, khói lửa mịt mùng. Địch phát hiện được mục tiêu tiếp tục cho máy bay đánh rộng ra, tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 2 pháo 130 ly của Trung đoàn 16 bị lọt vào vòng oanh tạc của địch, làm 5 đồng chí hy sinh và bị thương. Trước tình hình đó lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn tổ chức một bộ phận, trong đó có đồng chí Đỗ Ký - Trung đoàn trưởng, đồng chí Trần Dực - Trung đoàn phó khẩn trương đến vị trí bị địch oanh tạc, cùng lãnh đạo, chỉ huy tiểu đoàn 2 bàn bạc giải quyết hậu quả, tổ chức cho tiểu đoàn 2 nhanh chóng rút khỏi khu vực, ổn định tư tưởng, tổ chức, kiểm tra máy móc phương tiện để tiếp tục hành quân chiến đấu.
Cũng thời gian trên, hồi 17 giờ ngày 1 tháng 11 năm 1972, trên hướng đường 15, địch tăng cường rải thảm B52, ngay loạt bom đầu tiên trúng ngay bãi để vỏ thùng phi xăng của đơn vị, lửa bắt cháy bùng lên dữ dội, nhờ có công sự hầm hào nên đơn vị không bị thiệt hại người và trang bị vũ khí. Nắm được tình hình trên trung đoàn lệnh cho đại đội công binh nhanh chóng dời vị trí đến nơi an toàn. Một ngày ác liệt đã qua, tuy có tổn thất nhưng không làm cho cán bộ, chiến sĩ nao núng tinh thần; khó khăn vất vả, tổn thất càng làm tăng thêm lòng căm thù địch, và quyết tâm chiến đấu trả thù cho đồng đội.
Sáng ngày 2 tháng 11, tiểu đoàn hợp nhất do đồng chí Báu, đồng chí Điều chỉ huy tiếp tục vượt ngầm Khe Tang. Trung đoàn bộ và đại đội 2 gấp rút làm công tác chuẩn bị để tối mùng 2 tháng 11 tiếp tục vượt ngầrn. Vừa lúc đó trung đoàn nhận đượm lệnh của Bộ tư lệnh Pháo binh. Nội dung bức điện chỉ rõ: Lực lượng còn lại của trung đoàn quay lại nhận nhiệm vụ hướng khe, 7 giờ ngày 2 tháng 11 năm 1972 có mặt ở vị trí 2 để nhận nhiệm vụ”.
Chấp hành chỉ thị mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Pháo binh, chỉ huy trung đoàn và một số cán bộ chủ chốt của các cơ quan đã khẩn cấp lên đường để kịp thời phổ biến chỉ thị, mệnh lệnh cho tiểu đoàn 2 quay lại thực hiện nhiệm vụ mới. Trung đoàn tổ chức chặt chẽ lực lượng còn lại hành quân đến vị trí quy định tại Khe Giao (Hà Tĩnh). Ngày 4 tháng 1 1, cán bộ, chiến sĩ đã có mặt để nhận nhiệm vụ. Tại đây 2 đồng chí phái viên của Bộ tư lệnh Pháo binh đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn.
Chấp hành mệnh lệnh, trung đoàn tổ chức cho đơn vị nhanh chóng hành quân về vị trí đảm nhiệm tác chiến, đồng thời giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 2 nhận vị trí làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển từ Cửa Lò đến Cửa Sót thay Trung đoàn 204, tiểu đoàn 3 pháo cao xạ của trung đoàn đảm nhiệm triển khai chiến đấu ở khu vực Thị Lang nơi tiếp giáp giữa 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An.
Trong thời gian này ở chiến trường miền Nam, Mỹ - ngụy liên tiếp bị quân và dân ta giáng những đòn chí mạng. Trên chiến trường Trị Thiên địch tiếp tục mở các cuộc hành quân "Sóng thần 36", "Sóng thần 45", "Sóng thần 18" nhưng đều bị thất bại. Đồi với miền Bắc, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại. Quân ủy Trung ương ra chỉ thị nêu rõ: "Nhiệm vụ quân sự của miền Bắc là phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại mới của đế quốc Mỹ, đập tan mọi hành động phiêu lưu quân sự khác của chúng, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa sản xuất vừa chiến đấu, trong bất cứ tình huống nào cũng kiên quyết làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn". Nhận rõ chỉ thị của Quân ủy Trung ương lãnh đạo chỉ huy trung đoàn quán triệt tình hình tới từng cán bộ, chiến sĩ: địch ra sức mở rộng phá hoại miền Bắc để ngăn chặn ta chi viện cho miền Nam... Từ đó xây dựng ý thức cảnh giác đánh địch, bắn máy bay, bắn tàu chiến xâm phạm vùng trời, vùng biển của ta, đó là nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng vũ trang ở hậu phương, trong đó có trung đoàn. Chỉ trong 4 ngày vừa hành quân vừa triển khai lực lượng, trung đoàn cơ bản đã triển khai bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ mới.
Cán bộ, chiến si trung đoàn ý thức được việc bảo đảm giao thông vận tải lúc này là mặt trận quyết liệt nhất, đặc biệt là ven các tuyến đường bộ, đường thuỷ. Từ tháng 10 đến ngày 17 tháng 12 năm 1972 không quân Mỹ cho 459 tốp B52 (1.394 chiếc) hoạt động trên vùng trời Quân khu 4 và ném bom rải thảm những nơi chúng nghi có kho tàng dự trữ lớn của ta, nơi đây đế quốc Mỹ đánh phá bằng không quân và hải quân rất quyết liệt Máy bay chiến lược B52 đã ném xuống Hà Nội, Hải Phòng với một khối lượng lớn bom đạn, với đợt tập kích này chúng định cho Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá và hòng khuất phục quân và dân ta nhưng chúng đã thất bại thảm hại.
Khi tiểu đoàn làm nhiệm vụ phòng thủ khu vực bờ biển dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Quang và tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Minh, từ ngày 19 tháng 12 năm 1972 đến 14 tháng 1 lăm 1973, tiểu đoàn đã giáng trả tàu chiến Mỹ, khi chúng xâm phạm hải phận của ta, bảo vệ địa bàn an toàn. Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã 2 lần gửi điện khen ngợi thành tích chiến đấu dũng cảm và xuất sắc của đơn vị.
Vừa chiến đấu vừa bảo vệ khu vực được phân công trung đoàn vừa tổ chức xây dựng lực lượng. Đơn vị cử cán bộ ra Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn nhận quân, Trung đoàn 97 đã bàn giao 300 chiến sĩ mới cho Trung đoàn 16 để xây dựng tiểu đoàn 1 do đồng chí Vũ Trọng Tăng làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Dành - chính trị viên.
Cũng thời gian này trung đoàn tổ chức đại hội thi đua quyết thắng và đại hội Đảng bộ Trung đoàn lần thứ 3. Đây là đại hội tập trung trí tuệ tiêu biểu cho ý chí, quyết tâm của sự đoàn kết cao, sự nỗ lực vượt bậc, tinh thần tự lực tự cường, dám nghĩ dám làm, luôn phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của trung đoàn. Đại hội đã đánh giá những thành tích đạt được từ Đại hội đại biểu Đảng bộ Trung đoàn lần thứ 2 (12-1969 đến 12-1972), đồng thời nghiêm khắc chỉ ra những mặt yếu kém, khuyết điểm của lãnh đạo chỉ huy các cấp và từng cá nhân. Qua đó làm cho mỗi cán bộ, đảng viên cấp uỷ và chỉ huy các cấp nhận thức sâu sắc về tình hình nhiệm vụ, nâng cao ý chí chiến đấu, trách nhiệm chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, toàn tâm toàn trí tập trung xây đựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ với hiệu suất và chất lượng cao. Đại hội đã sáng suốt lựa chọn và bầu ra ban chấp hành gồm các đồng chí: Trần Dực, Đỗ Ký, Đỗ Sơn, Trần Hồng Trang, Hoàng Liên, Trịnh Xuân Đăng, Hà Tiên, Vũ Huấn, Vũ Khánh Thiện, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Dành. Ban chấp hành Đảng bộ bầu bí thư đồng chí - Trần Dực; phó bí thư - đồng chí Đỗ Ký và đồng chí Trần Hồng Trang - uỷ viên thường vụ.
Từ ngày thành lập đến cuối năm 1972, trung đoàn đã tăng cường 13 đại đội, 12 tiểu đoàn chi viện đắc lực cho các chiến trường. Tại các chiến trường, các đơn vị đã phát huy truyền thống của đơn vị phối hợp cùng đơn vị bạn bắn giỏi, đánh trúng, chiến thắng vẻ vang. Dù triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc rất nặng nề nhưng cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn luôn đoàn kết nhất trí khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, chiến thắng vẻ vang, phối hợp chặt chẽ cùng quân và dân ta đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
1. Sơ tán đội hình - tăng cường củng cố hệ thống hầm, hào để giữ bí mật nhiệm vụ.
2. Thường trực bám đường, bám ngầm, tích cực chủ động đưa xe pháo vượt lên khi mức nước Khe Rinh, Khe Tang xuống thấp.
3. Chủ động đối phó với mọi tình huống, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu thắng lợi. Quán triệt chỉ thị của đảng uỷ, chỉ huy trung đoàn, các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc. Trung đoàn cử cán bộ trực tiếp xuống các phân đội kiểm tra, đôn đốc thường xuyên.
Ngày 31 tháng 10 năm 1972, đơn vị hành quân đến Khe Tang, chờ khi nước lũ đã rút, trung đoàn tổ chức cho 24 xe kéo lựu pháo 122mm của 2 tiểu đoàn hợp nhất do đồng chí Nguyễn Báu chỉ huy, bộ phận này đã an toàn lên đường tiếp tục cuộc hành quân.
Trong những ngày này, địch biệt ta tăng cường lực lượng, cơ sở vật chất tranh thủ trong mùa khô, chúng cho máy bay các loại do thám phát hiện mục tiêu. nén bom oanh tạc, B52 rải thảm dọc tuyến đường chiến lược 559 và các tuyến giao thông quan trọng vận chuyên. Trên tuyến đường chiến lược đường 15, đường 21 đơn vị đi qua là những vùng đất mà máy bay Mỹ thường xuyên dội bom đạn xuống suốt cả ngày đêm, nhất là ở các khu vực trọng điểm: ngã ba, cầu cống, ngầm.
Trên trục đường 21, toàn trung đoàn hành quân đến Tân Ấp, bị tắc đường lúc 8 giờ sáng ngày 1 tháng 11 năm 1972, máy bay địch đã dội bom xuống đúng đội hình hành quân của 1 tiểu đoàn lựu pháo 122 của Quân khu 4, xe bị cháy, lửa xăng bốc lên cao khói ngọn núi, khói lửa mịt mùng. Địch phát hiện được mục tiêu tiếp tục cho máy bay đánh rộng ra, tiểu đoàn bộ tiểu đoàn 2 pháo 130 ly của Trung đoàn 16 bị lọt vào vòng oanh tạc của địch, làm 5 đồng chí hy sinh và bị thương. Trước tình hình đó lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn tổ chức một bộ phận, trong đó có đồng chí Đỗ Ký - Trung đoàn trưởng, đồng chí Trần Dực - Trung đoàn phó khẩn trương đến vị trí bị địch oanh tạc, cùng lãnh đạo, chỉ huy tiểu đoàn 2 bàn bạc giải quyết hậu quả, tổ chức cho tiểu đoàn 2 nhanh chóng rút khỏi khu vực, ổn định tư tưởng, tổ chức, kiểm tra máy móc phương tiện để tiếp tục hành quân chiến đấu.
Cũng thời gian trên, hồi 17 giờ ngày 1 tháng 11 năm 1972, trên hướng đường 15, địch tăng cường rải thảm B52, ngay loạt bom đầu tiên trúng ngay bãi để vỏ thùng phi xăng của đơn vị, lửa bắt cháy bùng lên dữ dội, nhờ có công sự hầm hào nên đơn vị không bị thiệt hại người và trang bị vũ khí. Nắm được tình hình trên trung đoàn lệnh cho đại đội công binh nhanh chóng dời vị trí đến nơi an toàn. Một ngày ác liệt đã qua, tuy có tổn thất nhưng không làm cho cán bộ, chiến sĩ nao núng tinh thần; khó khăn vất vả, tổn thất càng làm tăng thêm lòng căm thù địch, và quyết tâm chiến đấu trả thù cho đồng đội.
Sáng ngày 2 tháng 11, tiểu đoàn hợp nhất do đồng chí Báu, đồng chí Điều chỉ huy tiếp tục vượt ngầm Khe Tang. Trung đoàn bộ và đại đội 2 gấp rút làm công tác chuẩn bị để tối mùng 2 tháng 11 tiếp tục vượt ngầrn. Vừa lúc đó trung đoàn nhận đượm lệnh của Bộ tư lệnh Pháo binh. Nội dung bức điện chỉ rõ: Lực lượng còn lại của trung đoàn quay lại nhận nhiệm vụ hướng khe, 7 giờ ngày 2 tháng 11 năm 1972 có mặt ở vị trí 2 để nhận nhiệm vụ”.
Chấp hành chỉ thị mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Pháo binh, chỉ huy trung đoàn và một số cán bộ chủ chốt của các cơ quan đã khẩn cấp lên đường để kịp thời phổ biến chỉ thị, mệnh lệnh cho tiểu đoàn 2 quay lại thực hiện nhiệm vụ mới. Trung đoàn tổ chức chặt chẽ lực lượng còn lại hành quân đến vị trí quy định tại Khe Giao (Hà Tĩnh). Ngày 4 tháng 1 1, cán bộ, chiến sĩ đã có mặt để nhận nhiệm vụ. Tại đây 2 đồng chí phái viên của Bộ tư lệnh Pháo binh đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn.
Chấp hành mệnh lệnh, trung đoàn tổ chức cho đơn vị nhanh chóng hành quân về vị trí đảm nhiệm tác chiến, đồng thời giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 2 nhận vị trí làm nhiệm vụ phòng thủ bờ biển từ Cửa Lò đến Cửa Sót thay Trung đoàn 204, tiểu đoàn 3 pháo cao xạ của trung đoàn đảm nhiệm triển khai chiến đấu ở khu vực Thị Lang nơi tiếp giáp giữa 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An.
Trong thời gian này ở chiến trường miền Nam, Mỹ - ngụy liên tiếp bị quân và dân ta giáng những đòn chí mạng. Trên chiến trường Trị Thiên địch tiếp tục mở các cuộc hành quân "Sóng thần 36", "Sóng thần 45", "Sóng thần 18" nhưng đều bị thất bại. Đồi với miền Bắc, đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh phá hoại. Quân ủy Trung ương ra chỉ thị nêu rõ: "Nhiệm vụ quân sự của miền Bắc là phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại mới của đế quốc Mỹ, đập tan mọi hành động phiêu lưu quân sự khác của chúng, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa sản xuất vừa chiến đấu, trong bất cứ tình huống nào cũng kiên quyết làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn". Nhận rõ chỉ thị của Quân ủy Trung ương lãnh đạo chỉ huy trung đoàn quán triệt tình hình tới từng cán bộ, chiến sĩ: địch ra sức mở rộng phá hoại miền Bắc để ngăn chặn ta chi viện cho miền Nam... Từ đó xây dựng ý thức cảnh giác đánh địch, bắn máy bay, bắn tàu chiến xâm phạm vùng trời, vùng biển của ta, đó là nhiệm vụ chủ yếu của lực lượng vũ trang ở hậu phương, trong đó có trung đoàn. Chỉ trong 4 ngày vừa hành quân vừa triển khai lực lượng, trung đoàn cơ bản đã triển khai bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ mới.
Cán bộ, chiến si trung đoàn ý thức được việc bảo đảm giao thông vận tải lúc này là mặt trận quyết liệt nhất, đặc biệt là ven các tuyến đường bộ, đường thuỷ. Từ tháng 10 đến ngày 17 tháng 12 năm 1972 không quân Mỹ cho 459 tốp B52 (1.394 chiếc) hoạt động trên vùng trời Quân khu 4 và ném bom rải thảm những nơi chúng nghi có kho tàng dự trữ lớn của ta, nơi đây đế quốc Mỹ đánh phá bằng không quân và hải quân rất quyết liệt Máy bay chiến lược B52 đã ném xuống Hà Nội, Hải Phòng với một khối lượng lớn bom đạn, với đợt tập kích này chúng định cho Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá và hòng khuất phục quân và dân ta nhưng chúng đã thất bại thảm hại.
Khi tiểu đoàn làm nhiệm vụ phòng thủ khu vực bờ biển dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Quang và tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Minh, từ ngày 19 tháng 12 năm 1972 đến 14 tháng 1 lăm 1973, tiểu đoàn đã giáng trả tàu chiến Mỹ, khi chúng xâm phạm hải phận của ta, bảo vệ địa bàn an toàn. Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã 2 lần gửi điện khen ngợi thành tích chiến đấu dũng cảm và xuất sắc của đơn vị.
Vừa chiến đấu vừa bảo vệ khu vực được phân công trung đoàn vừa tổ chức xây dựng lực lượng. Đơn vị cử cán bộ ra Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn nhận quân, Trung đoàn 97 đã bàn giao 300 chiến sĩ mới cho Trung đoàn 16 để xây dựng tiểu đoàn 1 do đồng chí Vũ Trọng Tăng làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Dành - chính trị viên.
Cũng thời gian này trung đoàn tổ chức đại hội thi đua quyết thắng và đại hội Đảng bộ Trung đoàn lần thứ 3. Đây là đại hội tập trung trí tuệ tiêu biểu cho ý chí, quyết tâm của sự đoàn kết cao, sự nỗ lực vượt bậc, tinh thần tự lực tự cường, dám nghĩ dám làm, luôn phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của trung đoàn. Đại hội đã đánh giá những thành tích đạt được từ Đại hội đại biểu Đảng bộ Trung đoàn lần thứ 2 (12-1969 đến 12-1972), đồng thời nghiêm khắc chỉ ra những mặt yếu kém, khuyết điểm của lãnh đạo chỉ huy các cấp và từng cá nhân. Qua đó làm cho mỗi cán bộ, đảng viên cấp uỷ và chỉ huy các cấp nhận thức sâu sắc về tình hình nhiệm vụ, nâng cao ý chí chiến đấu, trách nhiệm chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong công tác, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, toàn tâm toàn trí tập trung xây đựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ với hiệu suất và chất lượng cao. Đại hội đã sáng suốt lựa chọn và bầu ra ban chấp hành gồm các đồng chí: Trần Dực, Đỗ Ký, Đỗ Sơn, Trần Hồng Trang, Hoàng Liên, Trịnh Xuân Đăng, Hà Tiên, Vũ Huấn, Vũ Khánh Thiện, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Văn Dành. Ban chấp hành Đảng bộ bầu bí thư đồng chí - Trần Dực; phó bí thư - đồng chí Đỗ Ký và đồng chí Trần Hồng Trang - uỷ viên thường vụ.
Từ ngày thành lập đến cuối năm 1972, trung đoàn đã tăng cường 13 đại đội, 12 tiểu đoàn chi viện đắc lực cho các chiến trường. Tại các chiến trường, các đơn vị đã phát huy truyền thống của đơn vị phối hợp cùng đơn vị bạn bắn giỏi, đánh trúng, chiến thắng vẻ vang. Dù triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc rất nặng nề nhưng cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn luôn đoàn kết nhất trí khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, chiến thắng vẻ vang, phối hợp chặt chẽ cùng quân và dân ta đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.