Phần 8
Chương III
KHẨN TRƯƠNG HOÀN CHỈNH CÁC PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN, HIỆP ĐỒNG CHẶT CHẼ, LÀ HỎA LỰC MẶT ĐẤT CHỦ YÊU CỦA QUÂN KHU GÓP PHÂN QUAN TRỌNG ĐÁNH ĐỊCH LẤN CHIẾM VÀ GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN TRỊ THIÊN
(1973-1975)
I. CỦNG CỐ LỰC LƯỢNG, HOÀN CHỈNH CÁC PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TRỊ - THIÊN
Ngày 9 tháng 1 năm 1973, Quân ủy Trung ương họp đánh giá tình hình, dự kiến khả năng đánh phá của Mỹ - ngụy trước và sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam có hiệu lực, Quân uỷ Trung ương nêu rõ: "Địch tìm mọi cánh phá hoại hiệp định, phá hoại hoà bình... cuộc đấu tranh về chính trị, kinh tế sẽ diễn ra gay go và quyết liệt giữa hai vùng, hai lực lượng. Có thể xen lẫn xung đột vũ trang ở từng địa phương... địch sẽ mở các cuộc hành quân an ninh, cảnh sát, tiếp tục đẩy mạnh bình định, tiêu diệt lực lượng cách mạng ở vùng xen kẽ hoặc đánh chiếm một số địa phương nhất định...".
Ngày 27 tháng 1 năm 1973, hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết. Những đơn vị cuối cùng của đội quân viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi nước ta. So sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường thay đổi căn bản có lợi cho ta. Tuy vậy đế quốc Mỹ chưa từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Chúng để lại nhiều sĩ quan mặc áo dân sự, nhiều vũ khí, trang bị hiện đại và các căn cứ quân sự lớn. Dựa vào Mỹ, chính quyền ngụy Sài Gòn ra sức phá hoại hiệp định Pa-ri ngay từ đầu một cách có hệ thống, thực hiện kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ”, mở liên tiếp các cuộc hành quân "bình định", lấn chiếm vùng giải phóng của ta.
Cuối tháng 2, bộ tổng tham mưu và các quân khu, quân đoàn ngụy soạn thảo và hoàn chỉnh kế hoạch quân sự "Lý Thường Kiệt - 1973". Đây là kế hoạch quân sự toàn diện nhằm mục đích chiếm đất, giành dân, bình định, chiêu hồi, xây dựng lực lượng tình báo, xây dựng quân ngụy, phong tỏa kinh tế của ta và bảo vệ kinh tế của chúng. Bộ Quốc phòng ngụy dự tính trong năm 1973 vẫn duy trì 1,1 triệu quân chủ lực, quân địa phương và hiện đại hoá lực lượng này.
Trước tình hình đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai phá hoại Hiệp định Pa-ri, tháng 7 hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 ra nghị quyết về "Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới". Về nhiệm vụ, Nghị quyết nêu rõ: "Phải luôn luôn chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng trong tư thế đánh địch, chủ động đập tan cáe cuộc hành quân lấn chiếm của chúng, kiên quyết thực hành phản công và tiến công đánh những trận tiêu diệt thật đau, thật mạnh để bảo vệ và giữ vững vùng giải phóng... Phải có kế hoạch toàn diện và xây dựng củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu suất chiến đấu, làm cho bộ đội chứ lực thành lực lượng rất tinh nhuệ, chính qui; hiện đại, cơ động và linh hoạt phù hợp với điều kiện chiến dấu trên từng chiến trường...
Ngày 17 tháng 1 năm 1973, trung đoàn tăng cường vào Khu 5 (B1) tiểu đoàn pháo cao xạ 37, quân số 132 đồng chí trong đó có 19 sĩ quan; trang bị 12 xe hơi cùng với 12 khẩu pháo cao xạ 37mm.
Ngày 2 tháng 2 năm 1973, trung đoàn tăng cường cho Khu 5 (B1) 1 cơ quan trung đoàn bộ (trung đoàn bộ do đồng chí Huân chỉ huy), quân số 95 đồng chí, trang bị 4 trạm sửa chữa xe pháo.
Tháng 3 năm 197a, Bộ tư lệnh Pháo binh triệu tập Hội nghị cán bộ pháo binh toàn quân phổ biến kế hoạch huấn luyện 3 năm (1973-1975), đề ra chỉ tiêu kế hoạch là: năm 1973 huấn luyện chiến đấu giỏi cấp đại đội: năm 1974 huấn luyện giỏi cấp tiểu đoàn, năm 1975 huấn luyện giỏi cấp trung đoàn (cụm pháo binh). Lãnh đạo chỉ huy trung đoàn đã cử cán bộ nhận kế hoạch để triển khai thực hiện. Cũng nhân dịp đầu năm một mềm vui, niềm tự hào đến với cán bộ, chiến sĩ trung đoàn, đó là: Chủ tịch Tôn Đức Thắng tặng lẵng hoa cho đơn vị vì những thành tích chiến đấu dũng cảm, kiên cường, hiệp đồng tốt, bắn trúng, góp phần to lớn trên chiến trường Trị Thiên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược cùng quân và dân cả nước đánh cho Mỹ cút.
Tháng 4 năm 1973, trung đoàn tổ chức chi viện cho chiến trường Lào 1 tiểu đoàn pháo. Tiểu đoàn 1 do đồng chí Chiến chỉ huy nhận lệnh lên đường. Quân số 62 đồng chí, 6 khẩu 122mm và 6 khẩu 85mm.
Cùng thời gian trên tháng 4 năm 1973, trung đoàn được bổ sung thêm tiểu đoàn 3 pháo cao xạ do đồng chí Nguyễn Hồi làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Sáu làm chính trị viên, đơn vị từ Binh trạm 25 về.
Biên chế trung đoàn trong thời gian này có các cơ quan cán bộ phân đội chỉ huy và 3 tiểu đoàn, 2 tiểu đoàn cơ giới pháo 130mm và một tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm. Trước khi nhận lệnh bổ sung vào chiến trường, trung đoàn tổ chức tập trung huấn luyện chính quy. Những ngày này không khí của đơn vị như ngày hội, cán tiểu đoàn phát động thi đua, huấn luyện giỏi. Tổ chức bắn đạn thật tốt, an toàn, toàn trung đoàn đạt khá giỏi. Bộ phận tham dự hội thao do binh chủng tổ chức đoạt giải nhất đồng đội.
Cùng thời gian này tháng 4 năm 1973, Bộ tư lệnh Pháo binh tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng. Trong Đại hội này, trung đoàn phấn khởi đón nhận Huân chương Chiến công hạng nhì.
Tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 ra nghị quyết về hoàn thành cách mạng giải phóng miền Nam, giành thắng lợi hoàn toàn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Quán triệt nghị quyết của Trung ương Đảng và căn cứ vào nhiệm vụ của Bộ giao, Đảng uỷ Binh chủng đã đề ra những chủ trương và nhiệm vụ cụ thể của pháo binh trong tình hình mới. Việc xây dựng lực lượng pháo binh ở các chiến trường cũng được đẩy mạnh.
Ngày 12 tháng 10 năm 1973, chấp hành điện số 224/TM của Bộ Tổng tham mưu do đồng chí Lê Trọng Tấn ký, Bộ tư lệnh Pháo binh điều Trung đoàn 16 pháo binh vào Quân khu Trị - Thiên thay Trung đoàn 45 ra Bắc củng cố và chuẩn bị thành lập lữ đoàn.
Trung đoàn 16 để lại toàn bộ trang bị ở Nghệ An, tổ chức hành quân bộ vào chiến trường Trị - Thiên nhận toàn bộ trang bị vũ khí, khí tài của Trung đoàn 45.
Từ đây trung đoàn trở thành lực lượng pháo binh dự bị của Quân khu Trị - Thiên. Thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Pháo binh, ngày 28 tháng 10 năm 1973, trung đoàn tổ chức hành quân vào chiến trường. Nhờ làm tốt công tác chính trị tư tưởng, tổ chức và có thời gian chuẩn bị nên cuộc hành quân lần này cửa trung đoàn nhanh gọn, an toàn. Bộ tư lệnh gửi điện khen ngợi cán bộ, chiến sĩ trung đoàn đã chấp hành nghiêm mệnh lệnh, tổ chức chỉ huy tốt đơn vị an toàn đến vị trí đúng thời gian quy định. Cán bộ, chiến sĩ Quân khu Trị - Thiên tổ chức tiếp đón nhiệt tình, vui vẻ và tin cậy.
Để đáp ứng yêu cầu trước tình hình nhiệm vụ mới về biên chế tổ chức, lực lượng lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn có sự thay đổi lớn.
Đồng chí Lê Sửu được điều về thay đồng chí Đỗ Ký1 (Đồng chí Đỗ Ký về Bộ tư lệnh Minh chủng nhận nhiệm vụ), giữ chức Trung đoàn trưởng.
Đồng chí Trần Hồng Trung, Chính uỷ.
Đồng chí Lê Sơn từ Trung đoàn 368 về làm Phó chính uỷ.
Đồng chí Hoàng Liên - Trung đoàn phó.
Đồng chí Trần Liên - Trung đoàn phó.
Đồng chí Trần Gia Trân giữ chức Tham mưu trưởng.
Đồng chí Trần Đức Tuấn được điều từ trung đoàn 38 về làm Phó chủ nhiệm chính trị Trung đoàn.
Sau khi kiện toàn biên chế, tổ chức. Trung đoàn khân trương nhận bàn giao về trang bị, vũ khí kỹ thuật, trong đó có 23 khẩu pháo 130mm, 40 xe các loại, quân số của trung đoàn vào tời chiến trường gồm 1.090 đồng chí, trong đó có 133 sĩ quan.
Sau đó trung đoàn được Bộ tư lệnh Pháo binh tăng cường 4 khẩu pháo 155mm. Quân khu Trị - Thiên giao bổ sung 3 khẩu 100mm, 4 khẩu 85 và 2 khẩu cối 82mm trang bị cho đại đội 1 tiểu đoàn 1. Trung đoàn nhận bàn giao địa hình và khu vực mục tiêu từ Trung đoàn 45.
Chỉ huy trung đoàn giao nhiệm vụ cho các đơn vị tác chiến phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu cho các tiểu đoàn, cụ thể như sau:
- Tiểu đoàn 1 nhận nhiệm vụ tác chiến phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu từ Thành cổ Quảng Trị đến chốt Loang Quang, Chiêm Hoá.
- Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm tiếp dải bắc của tiểu đoàn 1 đến đông Chiêm Hoá.
- Cả 2 đơn vị còn có nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho lực lượng trên các chốt tiếp giáp với địch cho lực lượng các Sư đoàn 304, 325 và Trung đoàn 271 trên các chốt tiếp giáp địch, tiểu đoàn 3 chia lực lượng bảo vệ trên không cho 2 tiểu đoàn và cơ quan trung đoàn.
Về trang bị vũ khí, ngoài pháo 130mm theo biên chế, Trung đoàn 16 được trang bị thêm pháo 152, 100 và 85mm.
Nhận rõ chiến trường Trị - Thiên là nơi thử thách khắc nghiệt nhất, nơi đọ sức quyết liệt giữa ta và địch nơi mà khối lượng bom đạn và con người hy sinh tổn thất quá lớn, nhưng quân và dân Trị-Thiên vẫn kiên cường trụ vững chiến đấu giành giật từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, quyết không để cho địch tái chiếm.
Khi tiếp nhận vũ khí trang bị từ Trung đoàn 45 chuyển qua, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ của đơn vị là toàn bộ xe pháo đã cũ, đã qua chiến đấu dài ngày không được bảo quản chu đáo, thiếu đồng bộ, chất lượng kém, các thông số kỹ thuật không bảo đảm. Nhưng thực tiễn đòi hỏi trung đoàn phải hoạt động trong phạm vi rộng, địa hỉnh phức tạp. yêu cầu cơ động nhanh. Nhận rõ những khó khăn lãnh đạo chỉ huy trung đoàn đã quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ động viên mọi người xác định tốt tư tưởng, đề cao tinh thần trách nhiệm nâng dần các hệ số kỹ thuật bảo đảm xe pháo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong thời gian sau 1 tháng trung đoàn đã hoàn chỉnh các phương án tác chiến, với quyết tâm cao, khẩu hiệu hành động lúc này của cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn là "Đơn vị là nhà, Trị Thiên là quê hương, hướng về đồng bào miền Nam ruột thịt".
Cuối năm 1973, đầu năm 1974 tình hình chiến trường có sự thay đổi, thế và lực của ta tăng lên một bước. Ta làm chủ được vùng giáp ranh, giữ được vùng giải phóng, buộc địch phải lùi về phòng ngự và thường xuyên bị uy hiếp.
Tuy nhiên một bộ phận lớn nhân dân ở đây còn nằm trong vùng kiểm soát của địch. Chúng thực hiện phân tuyến, phân vùng, ngăn chặn ta về vùng sâu đồng bằng. Vì thế lực lượng của ta ở đồng bằng Trị - Thiên còn yếu. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 xác định: "Cách mạng miền Nam là cách mạng bạo lực" là "đường lối tiến công" và chỉ rõ vấn đề giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển lực lượng cách mạng là yêu cầu vừa bức thiết vừa cơ bản trong tình hình mới"1 (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Những sự kiện quân sự, Hà Nội, tr.170, 171). Thực hiện kế hoạch chiến lược hai năm 1975- 1976 pháo binh trên các chiến trường bắt đầu triển khai thế bố trí lực lượng và tham gia đánh địch tạo thế. Lực lượng pháo binh Quân khu, Quân đoàn bố trí trận địa trên các hướng chiến dịch.
Tháng 1 năm 1974, Khu uỷ Trị - Thiên họp quán triệt nghị quyết 21 của Trung ương và nhiệm vụ cơ bản của Quân khu là:
1. Kiên cường đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị, binh vận và vũ trang, từng bước đánh bại kế hoạch bình định và lấn chiếm, phá hỏng, phá bỏ kìm kẹp của địch, ra sức giành dân, từng bước làm thay đổi so sánh lực lượng tại chỗ, đưa phong trào vùng dịch kiểm soát lên cao hơn.
2. Ra sức xây dựng vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng vững mạnh toàn diện. Tổ chức hậu cần bảo đảm chi viện phía trước và đánh thắng địch trong mọi tình huống. Khu uỷ đã xác định hướng tiến công chính của ta là vùng nông thôn, đồng bằng, nhằm đạt được mục tiêu cơ bản là tạo thế, tạo lực, tiến lên giải phóng hoàn toàn Trị Thiên - Huế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.