(phần 5)
Trong lễ xuất phát hành quân chiến đấu, trung đoàn tổ chức chu đáo gồm đại diện chính quyền địa phương cùng đông đảo nhân dân trong khu vực đóng quân và toàn thể chiến sĩ trong trung đoàn. Nói sao hết được tình cảm sâu nặng gắn bó giữa nhân dân và đơn vị, giữa những người ra đi chiến đấu với những người ở lại, cuộc chia tay đầy cảm động và xao xuyến bịn rịn, lưu luyến.
Trung đoàn hành quân ra trận lần này, chỉ huy có các đồng chí: Trung đoàn trưởng: đồng chí Đỗ Ký; Chính uỷ trung đoàn: đồng chí Lưu Khanh; Trung đoàn phó: đồng chí Nguyễn Hồng Trung: phó chính uỷ kiệm chủ nhiệm chính trị: đồng chí Trần Lực: Tham mưu trtưởng: đồng chí Trần Quốc Khai; Chủ nhiệm hậu cần: đồng chí Ngô Duy Than; phó chủ nhiệm chính trị: đồng chí Trịnh Xuân Nhị.
Đội hình hành quân được sắp xếp như sau:
Tiểu đoàn 3 và bộ phận cơ quan trung đoàn do đồng chí Nguyễn Hồng Trung và đồng chí Trần Lực chỉ huy. Khối hành quân này có 40 xe vận tải, trang bị 12 khẩu pháo 85mm, vượt qua sông Hồng về nam bến Mía với mật danh đơn vị là 2022.
Tiểu đoàn 2 và lực lượng còn lại của 3 cơ quan cùng đại đội chỉ huy trinh sát vượt sông Hồng về phía nam ở bến Chàm. Trang bị 12 khẩu pháo 85mm, 40 xe kéo pháo và xe vận tải. Dưới sự chỉ huy của đồng chí trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tiểu đoàn trưởng, chính trì viên, mật danh của đoàn là 0202.
Tiểu đoàn 1 xuất phát từ Ninh Bình, độc lập hành quân vào vị trí tập kết của đội hình trung đoàn. Đơn vị do đồng chí Tống Văn Ao làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Ấp - chính trị viên, tiểu đoàn mang mật danh 2024. Đơn vị được trang bị 12 pháo 85mm và 17 xe vận tải.
Ngày 25 tháng 3 năm 1968, trung đoàn xuất phát hành quân đi chiến đấu. Giữa cái giá rét mưa phùn, gió bấc của thời tiết tháng 3 càng làm khó khăn vất vả và gian khổ cho cán bộ, chiến sĩ trung đoàn. Pháo nặng, đường lầy lội, sợ xe pháo đổ, lái xe phải để xe chạy số 1, pháo thủ phải bám theo xe để kéo, đẩy...
Mỗi chặng đường đi càng thêm khó khăn, vất va, nhất là khi đơn vị qua các vùng trọng điểm đánh phá ác liệt của địch trên tuyến Tây Trường Sơn với các địa danh như Bến Thuỷ, Sông Gianh, Km39, Km40, bãi đá ngầm Sê pôn, Nậm Bạc, Sê Su, Sao Máng, đèo Đá Mẽ, Vang Ru, pắc Xế, Xa La Van... Đồng thời cũng chính nơi đây đã xuất hiện những sự tích, những đơn vị, những con người anh hùng. Nhiều tấm gương sáng xuất hiện trên chặng đường hành quân chiến đấu, đó là:
Tập thể khẩu đội 4, đại đội 5 khi đơn vị vượt ngầm Sê pôn, máy bay địch oanh tạc, chiếc xe kéo pháo bị nước cuốn trôi. Không thể để mất xe, mất pháo, không tính toán sự hiểm nguy đe dọa đến bản thân, cả khẩu đội ngâm mình dưới nước trụ giữ và nâng đà cho xe pháo vượt qua ngầm, tiếp tục hành quân. Ngày 5 tháng 4 năm 1968 trên đèo Bà Nhã, đại đội 6 thuộc tiểu đoàn 2 nhiều lần bị máy bay địch ném trúng đội hình, mặc dù có tổn thất người và trang bị, hỏng 17 xe, 2 pháo (tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 2), 8AK, 5CKC, hy sinh 22 đồng chí, bị thương 50 đồng chí nhưng đơn vị vẫn chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Tiêu biểu nhất có pháo thủ Nguyễn Hữu Thung bình tĩnh mặc dù bị thương nặng, xe kéo pháo bị trúng bom địch, đồng chí vẫn động viên mọi người khẩn trương sửa xe, cứu pháo trước. Trước lúc hy sinh đồng chí còn kịp nhắc nhở đồng đội: "Tôi rất tiếc là không cùng đơn vị hành quân về tới đích. Các đổng chí hãy hành quân nhanh lên để trả thù cho đồng đội, cho đồng bào miền Nam".
Mặc cho bom đạn của đế quốc Mỹ rải thảm, đơn vị vẫn tiếp tục hành quân. Trên đỉnh đèo Văng Mụ, ngày 13 tháng 4, đại đội 6 bị máy bay ném bom trúng đội hình, xe pháo một số trúng bom bốc cháy, mặc dù bị thương nặng, đại đội phó Nguyễn Văn Kiên cố gắng dành sức lực cuối cùng lao vào cứu xe cứu pháo dập lửa, lửa bốc cháy trùm lên cả thân mình, trước lúc vĩnh biệt đồng đội, đồng chí còn lo xe pháo có an toàn không, động viên đơn vị tiếp tục hành quân chiến đấu...
Bốn mươi lăm ngày hành quân trong mưa bom, bão đạn, trong sự khắc nghiệt của thời tiết, với chặng đường hành quân gần 1.650km, vượt qua bao đèo cao, vực thẳm, qua khe suối sâu, qua bao chặng đường quanh co khúc khuỷu, nhiều lần cán bộ, chiến sĩ phải tháo tung cả pháo vận chuyển từng bộ phận vượt qua đoạn đường phức tạp hiểm trở, đến chỗ thuận lợi mới tổ chức lắp pháo lại hoàn chỉnh tiếp tục hành quân. Mỗi chặng đường, mỗi cung đường phức tạp, mỗi khi đơn vị gặp khó khăn, đảng uỷ, chỉ huy trung đoàn đã chớp nhoáng hội ý, đề ra chủ trương biện pháp để động viên cổ vũ đơn vị vượt qua khó khăn. Công tác chính trị tư tưởng kịp thời động viên đảng viên, đoàn viên phấn khởi, củng cố quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày 4 tháng 5 năm 1968, đội hình cơ bản của trung đoàn đã tập kết tại một khu vực ngã ba Đông Dương. Với toàn bộ trang bị cơ sở vật chất có 70 xe vận tải, 34 khẩu pháo, khí tài vật tư hậu cần kỹ thuật cùng với 98,5% quân số hành quân đến vị trí quy định tại A-tô-pơ (thuộc cao nguyên Bô-lô-ven).
địa điểm dừng chân, khó khăn mới lại ập đến với đơn vị, đó là mùa mưa ở vùng Hạ Lào. Mưa suốt ngày đêm, các cánh rừng ngập sũng nước, vấn đề lớn đặt ra cho lãnh đạo chỉ huy là phải giải quyết lán tạm để ở, nhiên liệu để phục vụ sinh hoạt, hệ thống trận địa để bảo vệ vũ khí phương tiện, đối phó với sự lùng sục của thám báo biệt kích, máy bay... Trong đơn vị xuất hiện tâm lý muốn hành quân ra trận. Đảng ủy, chỉ huy trung đoàn đã kịp thời xác định nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị chấp hành triệt để mệnh lệnh của trên. Đơn vị tổ chức khai thác vật liệu khẩn trương làm 404 nhà ở và nhà xe pháo. Đồng thời tổ chức lực lượng xây dựng trận địa, hệ thống hầm hào, kho tàng. Vừa tổ chức tranh thủ huấn luyện chiến thuật cá nhân và phân đội nhỏ, nâng cao năng lực bản lĩnh chỉ huy các cấp, bồi dưỡng pháo thủ, nghiệp vụ, vừa tổ chức lực lượng cảnh giới phát hiện kịp thời bọn thám báo, biệt kích, sẵn sàng đánh địch bảo toàn lực lượng, trang bị.
Cũng trong thời gian này, trung đoàn tiếp nhận thêm 2 tiểu đoàn pháo 85mm: 1 tiểu đoàn của Quân khu Hữu Ngạn, 1 tiểu đoàn của Quân khu Tây Bắc. Trung đoàn phối hợp cùng các đơn vị trong khu vực tổ chức mở đường, sửa chữa khi bị bom làm sập lở, tổ chức vận chuyển lương thực, thực phẩm phục vụ cho tuyến trước và cho nhu cầu của đơn vị. Tham gia tuần tra bảo vệ hành lang vận chuyển chiến lược từ Sê Công lên Tây Nguyên. Những ngày trú quân ở đây, trung đoàn đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, gian khổ vất vả. Sinh hoạt thiếu thốn, bệnh tật hoành hành, một số đồng chí bị những cơn sốt rét giày vò. Những ngày ở đây đã làm đơn vị tổn thất 13 đồng chí, trong đó có 6 đồng chí hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, 7 đồng chí hy sinh vì căn bệnh sốt rét ác tính.
Trong thời điểm lịch sử đầy gian nan thử thách khắc nghiệt, Đảng bộ Trung đoàn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất ngày 26 tháng 10 năm 1968. Đại hội đã tập trung trí tuệ sáng suốt bầu Ban Chấp hành đảng bộ gồm 9 đồng chí, ban thường vụ có:
- Đồng chí Lưu Khanh - Bí thư đảng uỷ.
- Đồng chí Đỗ Ký - Phó bí thư.
- Đồng chí Trần Lực - Uỷ viên thường vụ.
Nghị quyết của Đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ nhất khẳng định:
"Không ngừng củng cố ý chí quyết tâm chiến đấu, kiên trì trụ bám chiến trường, thường xuyên nâng cao sức mạnh, khả năng chiến đấu. Đánh giỏi, bắn trúng, đánh thắng trận đầu. Xây dựng trung đoàn vững mạnh về mọi mặt, góp phần xứng dáng vào giải phóng miền Nam".
Sau đại hội, các tổ chức cơ sở đảng, các tổ chức quần chúng tổ chức học tập quán triệt, xác định tư tưởng (quyết tâm thực hiện bằng được nghị quyết của đại hội. Ngày 16 tháng 5 năm 1969, lễ bàn giao tiểu đoàn của trung đoàn bổ sung vào lực lượng pháo binh Mặt trận Tày Nguyên1 (Tiểu đoàn 1 pháo 85mm được bổ sung vào Trung đoàn pháo binh 40 của Mặt trận Tây Nguyên) đã diễn ra tại trạm giao liên Tà Xẻng. Lực lượng còn lại của trung đoàn ở lại cùng Binh trạm 8 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ hành lang vận chuyển, tiếp tế chuyển hàng cho các đơn vị phía trước. Dù vất vả, khó khăn nhưng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, các đồng chí Kim, Lăng, La đã được tặng thưởng Huân chương chiến công.
Do đặc điểm của chiến trường sau Mậu Thân 1968, cục diện chiến trường thay đổi, chủ lực ta phần lớn phải ra ngoài biên giới để củng cố lực lượng, trên chiến trường lực lượng pháo binh phải phân tán thành các phân đội nhỏ, cùng lực lượng đặc công đẩy mạnh hoạt động để giữ thế chiến trường, một số trung đoàn, tiểu đoàn phải giải thể, trong đó có Trung đoàn 16 pháo binh ngày 16 tháng 5 năm 1969 được lệnh của Bộ Tổng tham mưu bàn giao pháo và khí tài, 1 tiểu đoàn pháo 85mm cho Mặt trận Tây Nguyên và 1 tiểu đoàn pháo 85 mm cho Quân khu 5, bàn giao xe vận tải cho Đoàn 559. Trung đoàn tổ chức một đại đội để lại bảo quản xe pháo để bàn giao cho đồng chí Bát - chính trị viên đại đội 9 và đồng chí Chấn - đại đội phó đại đội 6 phụ trách. Trung đoàn tổ chức hành quân bộ ra Mường Noòng, tại đây đơn vị nhọn một số cán bộ, chiến sĩ (trong đó có đồng chí Đỗ Ký nguyên là Trung đoàn trưởng) bổ sung cho Trung đoàn pháo binh 178 hành quân vào mặt trận Quảng Đà. Lực lượng còn lại của trung đoàn được lệnh hành quân ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Cuộc chia tay người đi - người ở thật lưu luyến đầy cảm động. Người ra trận hứa với người ở lại hậu phương quyết tâm đánh thắng giặc mới trở về quê hương, người ở lại hẹn ngày gặp mặt.
Sau 2 tháng hành quân bộ quay ra Bắc, lực lượng còn lại của trung đoàn đóng quân tại Yên Mô tỉnh Ninh Bình, củng cố tổ chức, sắp xếp lại lực lượng, bồi dưỡng sức khoẻ, chuẩn bị nhận nhiệm vụ mới.
Ngày 1 tháng 4 năm 1968, do yêu cầu của chiến trường, sau khi Trung đoàn 16 hành quân chiến đấu Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Pháo binh tổ chức thành lập Trung đoàn 16A, đứng chân tại khu vực Trung đoàn 16B trước đây.
Ban chỉ huy Trung đoàn gồm có: đồng chí Lê Văn Tâm làm Trung đoàn trưởng; đồng chí Nguyễn Văn Tân làm Trung đoàn phó; đồng chí Lê Khang làm Chính uỷ; đồng chí Nguyễn Khắc Luyện làm Tham mưu trưởng, đồng chí Bùi Đình Cư sau đó là đồng chí Hoàng Chín là chủ nhiệm chính trị; đồng chí Vi Quang Đại là chủ nhiệm hậu cần.
Ngay sau khi thành lập, Trung đoàn 16A khẩn trương ổn định nơi ăn ở, tổ chức cán bộ trực tiếp về Thường Tín và Phú Xuyên (Hà Tây) để tiếp nhận 650 thanh niên nhập ngũ. Trung đoàn được cấp ủy, chính quyền nhân dân 2 huyện tận tình giúp đỡ, cổ vũ động viên trong thời gian ngắn toàn bộ chiến sĩ mới bước vào huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Trung đoàn biên chế 3 tiểu đoàn và 1 đại đội chỉ huy.
- Tiểu đoàn 1 (canon 85 mm) do đồng chí Đào Duy Hạc làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Phan Long làm chính trì viên.
- Tiểu đoàn 2 (lựu pháo 122mm) do đồng chí Mai Văn Chiến làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Trần Gia Lâm làm chính trị viên.
- Tiểu đoàn 3 (lựu pháo 122mm) do đồng chí Hoàng Công Sử - tiểu đoàn trưởng, đồng chí Lê Ngọc Yến làm chính trị viên.
Hầu hết đội ngũ cán bộ tiểu đoàn, đại đội là giáo viên, cán bộ của Trường sĩ quan Pháo binh chuyển sang.
Đơn vị huấn luyện gấp rút 10 ngày để hành quân chiến đấu nhưng sau đó nhận được lệnh của cấp trên tạm dừng, tiếp tục huấn luyện quân sự. Sau 7 tháng, Trung đoàn tổ chức huấn luyện khẩn trương, tiểu đoàn 1, tiếu đoàn 3 bổ sung cho đơn vị bạn, còn lại cán bộ khung của 2 tiểu đoàn.
Tháng 1 năm 1969. Trung đoàn 16A tiếp nhận lại tiểu đoàn 95ĐKZ (tiểu đoàn 95ĐKZ thuộc Trung đoàn 16B). Đến tháng 3 năm 1969 trung đoàn chỉ còn 3 cơ quan; tiểu đoàn 2, đại đội chỉ huy tiểu đoàn 1; tiểu đoàn 2 chỉ còn lại một số cán bộ khung. Còn tiểu đoàn 95 đang củng cố ổn định tổ chức.
Thời kỳ này cán bộ chỉ huy trung đoàn có sự thay đổi: Bộ tư lệnh Pháo binh điều động đồng chí Lê Văn Tâm và đồng chí Lê Khang chuyển sang trung đoàn 368, đồng chí Nguyễn Văn Tân chuyển lên cơ quan chính trị Binh chủng, đồng chí Phan Chuẩn được tiều về Trung đoàn giữ chức quyền trung đoàn trưởng, đồng chí Trần Hồng Trang - phó chính uỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.