Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Một số kinh nghiệm du lịch Lào

Sau đây là một số kinh nghiệm du lịch Lào được sưu tầm và tổng hợp trên mạng Internet. ( số liệu được nêu trong bài chưa được cập nhật)
Thời gian của chuyến đi 
Nên đi ít nhất là 5 ngày, vừa đủ để bạn có thể tới những điểm đến nổi tiếng nhất ở Lào như Cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng, cố đô LuangPrabang, thị trấn Vang Viêng và thủ đô Vientiane. Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể tới Nam Lào hay Thượng Lào, để khám phá thêm nhiều nét kỳ thú ở quốc gia này.
Người Việt Nam đến Lào không cần visa nên bạn chỉ cần có hộ chiếu là có thể xách balô lên đường.
Tiền tệ: 
Người Lào khá hiền lành và dễ tính, ở các địa điểm du lịch, họ chấp nhận sử dụng nhiều loại tiền khác nhau như tiền Kíp (Lào), Baht (Thái), USD (Mỹ) và thậm chí ở những nơi có nhiều người Việt sinh sống, bạn còn dễ dàng tiêu tiền VND và nói tiếng Việt như ở quê nhà!
Ở Hà Nội, có thể đổi tiền kip ở Ngân hàng Lào (BCE) hay ngân hàng liên doanh Lào - Việt hoặc lên phố Hà Trung. Một cách đơn giản hơn, bạn có thể mang theo USD hay VND và đổi tiền tại các cửa khẩu xuất nhập cảnh, chênh lệch tỷ giá không đáng kể.
Khách sạn, nhà nghỉ: 
Dịch vụ du lịch ở Lào khá phát triển, nên các nhà nghỉ bình dân giá từ 8 - 12USD rất sẵn. Dân Lào sẵn lòng chỉ đường cho các bạn tìm đến những khu phố du lịch, thường là nơi có phong cảnh đẹp và các dịch vụ ăn uống phát triển kèm theo.
Đồ ăn ở Lào cũng rất phong phú, rất dễ thưởng thức và khá gần gũi với ẩm thực của người Việt. Đừng quên thưởng thức những món nướng hấp dẫn, uống bia Lào tươi mát và ăn các loại hoa quả tươi ngon như xoài, quýt, chôm chôm, măng cụt…
 Phương tiện:
Phương tiện di chuyển phổ biến ở Lào là xe tuk tuk (giống xe lôi/xe lam của Việt Nam ) và xe pickup (một dạng xe tải nhỏ). Bạn phải chuẩn bị mũ nón, khẩu trang, kính râm, áo chống nắng (cho mùa hè) và cả găng tay để tự bảo vệ mình. Bạn nên đi giày mềm vì sẽ phải đi bộ khá nhiều giữa các điểm tham quan gần nhau, không nên đi xăngđan hay dép vì sẽ bị bắt nắng vào mùa hè và lạnh giá trong mùa đông.
Điểm đến:
LuangPrabang: Trong các điểm đến thì LuangPrabang là một nơi xứng đáng để dừng chân và tiêu tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc nhất. Tại đây, bạn có thể tới thăm một hệ thống chùa chiền nguy nga tráng lệ của cố đô như chùa Wat Xieng Thong, Wat Visunarath, Wat Mai, Wat Aham, Wat Sene… và cả Chùa Phật tích của người Việt bên bờ Mekong…
Các ngôi chùa đều nằm khá gần nhau, mở cửa từ 8-17g . Nếu vào bên trong chùa để tham quan và cầu phúc du khách sẽ phải trả lệ phí. Ngoài ra, bạn đừng quên lên đỉnh Wat Tham Phousi vào buổi chiều để ngắm hoàng hôn trên sông Mêkông và toàn cảnh LuangPrabang khi chiều hôm.
Các điểm đến khác được khách du lịch ưa thích như Bảo tàng cung điện hoàng gia, thác Tat Khuangsi, động Pak Ou, bản Phanom, bản Xiêng men nằm bên kia sông. Chợ đêm ở Lào họp từ 17g - 22g thì tan. Người Lào dọn chợ khá sớm, chợ đêm bán nhiều đồ lưu niệm và nhiều món ăn truyền thống của Lào, cực kỳ sôi động và thú vị.
Xiêng Khoảng : là nơi có di sản văn hóa Cánh đồng Chum nổi tiếng thế giới. Nếu không có nhiều thời gian bạn có thể ghé qua Bản Ang 2 tiếng để tham quan, còn Lắt Sén và Bản Sua có thể để dành cho một dịp khác. Từ Xiêng Khoảng hàng ngày có một chuyến xe bus đi LuangPrabang vào 8g30 sáng.
Vientiane: Đến Vientiane bạn có thể thuê xe đạp với giá 1USD/1g hoặc dùng xe tuk tuk để tham quan các điểm du lịch như: Pha That Luang, Wat Simuang (chùa Mẹ - nơi các nhà sư thường làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu phúc cho dân), chùa Sisaket (bảo tàng của hàng ngàn bức tượng Phật lớn nhỏ và bằng nhiều chất liệu), vườn Phật, tượng đài chiến thắng Patuxay, Black Stupa và ghé chợ Sáng (morning market) để mua sắm.
- Từ Hà Nội có thể mua vé xe sang Lào đi Vientiane tại số 3A Nguyễn Gia Thiều, xuất cảnh ở cửa khẩu Cầu Treo. Bạn nên đi vào Vinh và mua vé xe bus đi Xiêng Khoảng qua cửa khẩu Nậm Cắn vào các ngày thứ ba, thứ năm, thứ sáu, Chủ nhật với giá khoảng 200.000đồng, lập lịch trình theo cung Cánh đồng Chum - LuangPrabang - Vang Viêng - Vientiane để có thể mang thật nhiều quà, đồ thủ công truyền thống, mỹ nghệ hay thổ cẩm với giá rất rẻ từ thủ đô Vientiane về Việt Nam.
Một số du khách còn kết hợp đi du lịch Thái Lan và Campuchia hay Mianma từ Lào. Bạn nên mua vé ôtô sớm để có chỗ ngồi tốt cho cả chặng đường dài, nhất là khi bạn có thể bị say xe.

Đi từ HN đến Vientiane hết 190.000VND (đi từ HN19h – đến Viên 16h hôm sau)
2. Lệ phí cửa khấu: 10.000VND + 5.000K (T2-T6)/15.000K (T7-CN)
K – là đơn vị tiền Lào; 1K ~ 1.5 VND
3. Ở khoảng 100.000 Kíp (~10USD). Cá nhân tớ ở KS Long Dao – ông chủ nói đc tiếng Việt. Tel: 865-21-990-386
4. Ăn rẻ hơn VN.
Tớ với 7 người Việt khác ăn ở Say Nha Restaurant (Mrs.Thanh Mobil: 856-20-5663-943) của ng VN hết 450.000K (~90.ooVND/pax) mà đồ ăn+rượu ngon!
(Lưu ý là người viết theo thông tin cũ, giá cả đã thay đổi.)

Vientian (download bản đồ):

-Ở: KS Long Dao – ông chủ nói đc tiếng Việt. Tel: 865-21-990-386; RiverSide Hotel Ban Mixay – P.O.box 2846 – Vien Tiane, Lao PDR Tel: (856-21) 244390;
SAYSOULY GUEST HOUSE 23 Th. Manthatulat, Vientian tel: 218 384 (mã vùng Viêng là 023 thì phải?? ) Phòng giá 8-12$, phòng 12$ thoáng mát, điều hòa, sàn gỗ sạch sẽ, phòng tắm riêng, phòng 8$ hơi bí, shared bathroom, nhưng các phòng tắm ngoài này khá lịch sự tươm tất, có vòi sen rất to. 2-4 người ngủ 1 phòng
-Ăn: Say Nha Restaurant (Mrs.Thanh Mobil: 856-20-5663-943) của ng VN hết 450.000K (~90.ooVND/pax) mà đồ ăn+rượu ngon; các hàng ăn ở cạnh sông Mekong giá niêm yết rõ ràng.
-Địa điểm tham quan: Patuxay-Khải hoàn môn của Lào; Morning Market (chợ sáng), Budget Garden (vườn phật); bờ Mê Kong, Cửa khẩu sang Thái Lan
-Đi lại: Từ bến xe ngoại ô về trung tâm 8000kip nếu đi ghép; Bến xe phía Nam: Bus từ Vien đi VangVieng 40.000kip; Bus đi LuangPraBang 100.000kip (có các chuyến xuất phát từ 16-18h);
2. VangVieng (download bản đồ)
Ở: giá khách sạn khá rẻ chỉ khoảng dưới 10$ cho một phòng đôi
ăn:
Địa điểm tham quan:
có thể mua một tour bao gồm các trò chơi ở bên sông rất thư giãn và thoải mái
Đi lại:
Xe đi LuangPrabang xuất phát buổi tối
3. LuangPraBang (download bản đồ):
-Ở: Kounxavan Guest House: khuôn viên đẹp, giá từ 7$-10$; SuanPhao GH 071 252 229, Vongpanya (7-10$) 071 212 039 hơi xa trung tâm; Marry GH có phòng nhìn ra sông Nậm Khan rất đẹp (10$ )071252 325
-ăn: Butfet Rau; các mòn nướng ở chợ đêm giá rất rẻ,
-Địa điểm tham quan:
+ Buổi sáng nhớ dậy sớm 5h sáng để xem cảnh khất thực rất hoành tráng
+Các chùa: 3 chùa tiêu biêu: Xieng Thong, Chom Si, Visoun
+Bảo tảng quốc gia (trước đây là nơi ở của hoàng gia): vé 30.000 kip
+Thác KuangSi: mua tour hoặc tuktuk (4 USD), vé vào cửa 20.000 kip
+Động Paku: đi bằng thuyền
+Khu bảo tồn voi:
-Đi lại: đi liên tỉnh cần ra mua vé tại Bus Station, Laos Airways hoặc các văn phòng tour
+ Tới XiengKhoang: 80.000Kip chỉ có 1 chuyến xuất phát lúc 8h sáng
+ Máy bay về Hà Nội-Việt Nam: 130USD mua vé tại Laos AirLines

XiengKhoang-Phonxavan:
Ăn
: Sabaidee GH
Địa điểm tham quan: cánh đồng chum, thác nước
Đi lại: Tuk tuk
- Vé về Vinh Việt Nam 100.000 kip (chỉ có vào 3,5,7, CN xuất phát từ 6 h sáng, tối hôm trước đã phải mua vé)

Đi bằng xe nhà tự lái
- Xin giấy phép liên vận Việt-lào tại Sở GTVT (hình như số 2 Phùng Hưng Hà Đông), thủ tục gồm có:
- Bản công chứng hoặc phô tô giấy đăng ký xe
- Bản công chứng hoặc phô tô giấy phép lái xe
- Bản công chứng hoặc phô tô giấy bảo hiểm bắt buộc còn hạn
- Bản công chứng hoặc phô tô giấy đăng kiểm (phô tô cả quyển)
(lưu ý : nếu bản phô tô thì phải mang bản chính để đối chiếu)
- Lệ phí : 50.000 đ
- Kết quả: 1 quyển giấy phép màu đỏ có quốc huy VN , 1 tờ giấy dán kính có chữ: Transit Vietnam-Lao
- Thời gian : sau 3 ngày . Lưu ý : phải lấy 2 tờ khai để xác nhận tại UBND phường nơi cư trú , và tờ đơn- Có thể lấy tại phòng 1 cửa của Sở hoặc search trên mạng cái mẫu

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002(tiếp theo)

Phần 8
Chương III
KHẨN TRƯƠNG HOÀN CHỈNH CÁC PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN, HIỆP ĐỒNG CHẶT CHẼ, LÀ HỎA LỰC MẶT ĐẤT CHỦ YÊU CỦA QUÂN KHU GÓP PHÂN QUAN TRỌNG ĐÁNH ĐỊCH LẤN CHIẾM VÀ GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN TRỊ THIÊN
(1973-1975)


I. CỦNG CỐ LỰC LƯỢNG, HOÀN CHỈNH CÁC PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG TRỊ - THIÊN

Ngày 9 tháng 1 năm 1973, Quân ủy Trung ương họp đánh giá tình hình, dự kiến khả năng đánh phá của Mỹ - ngụy trước và sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam có hiệu lực, Quân uỷ Trung ương nêu rõ: "Địch tìm mọi cánh phá hoại hiệp định, phá hoại hoà bình... cuộc đấu tranh về chính trị, kinh tế sẽ diễn ra gay go và quyết liệt giữa hai vùng, hai lực lượng. Có thể xen lẫn xung đột vũ trang ở từng địa phương... địch sẽ mở các cuộc hành quân an ninh, cảnh sát, tiếp tục đẩy mạnh bình định, tiêu diệt lực lượng cách mạng ở vùng xen kẽ hoặc đánh chiếm một số địa phương nhất định...".
Ngày 27 tháng 1 năm 1973, hiệp định Pa-ri về Việt Nam được ký kết. Những đơn vị cuối cùng của đội quân viễn chinh Mỹ buộc phải rút khỏi nước ta. So sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường thay đổi căn bản có lợi cho ta. Tuy vậy đế quốc Mỹ chưa từ bỏ âm mưu duy trì chế độ thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Chúng để lại nhiều sĩ quan mặc áo dân sự, nhiều vũ khí, trang bị hiện đại và các căn cứ quân sự lớn. Dựa vào Mỹ, chính quyền ngụy Sài Gòn ra sức phá hoại hiệp định Pa-ri ngay từ đầu một cách có hệ thống, thực hiện kế hoạch "tràn ngập lãnh thổ”, mở liên tiếp các cuộc hành quân "bình định", lấn chiếm vùng giải phóng của ta.
Cuối tháng 2, bộ tổng tham mưu và các quân khu, quân đoàn ngụy soạn thảo và hoàn chỉnh kế hoạch quân sự "Lý Thường Kiệt - 1973". Đây là kế hoạch quân sự toàn diện nhằm mục đích chiếm đất, giành dân, bình định, chiêu hồi, xây dựng lực lượng tình báo, xây dựng quân ngụy, phong tỏa kinh tế của ta và bảo vệ kinh tế của chúng. Bộ Quốc phòng ngụy dự tính trong năm 1973 vẫn duy trì 1,1 triệu quân chủ lực, quân địa phương và hiện đại hoá lực lượng này.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002 (tiếp)

phần 7

III. PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CHI VIỆN ĐẮC LỰC CHIẾN TRƯỜNG VÀ CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM (1971-1973)

Thời gian về Quỳnh Lưu (Nghệ An) củng cố, ổn định đơn vị chưa được bao lâu, do yêu cầu của chiến trường Lào đòi hỏi; Bộ tư lệnh Pháo binh bàn giao cho Bộ tư lệnh Mặt trận 959 ở Lào tiếp nhận tiểu đoàn 2 pháo binh Trung đoàn 16. Tiểu đoàn 2 có 3 đại đội, trong đó 2 đại đội lựu pháo 122mm có 8 khẩu, 1 đại đội canon 85 có 6 khẩu. Đồng chí Nguyễn Chiến - Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Liệu thay đồng chí Lan (do bị thương) làm chính trị viên. Đồng thời được sự đồng ý của cấp trên, trung đoàn đưa đại đội 969 về thuộc Trung đoàn 77, rút lực lượng của tiểu đoàn 4 sang xây dựng lại đại đội 3, củng cố tiểu đoàn 3, chuẩn bị tổ chức lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bước sang năm 1971, tình hình cách mạng có bước phát triển mới, đế quốc Mỹ và tay sai càng thua càng điên cuồng chống phá, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét... Để bảo đảm cho các đơn vị pháo binh tuyến trước liên tục tấn công địch phối hợp với các lực lượng trên các chiến trường, Bộ tư lệnh giao cho trung đoàn nhiệm vụ xây dựng lực lượng sẵn sàng chi viện chiến trường. Đầu năm 1971, đế quốc Mỹ và tay sai mở cuộc hành quân ra đường 9 - Nam Lào với quy mô lớn. Theo chủ trương của Bộ, ta mở chiến dịch đường 9 - Nam Lào, lực lượng tham gia chiến dịch có Sư đoàn 308, 320, Sư đoàn 2 (CK5), Sư đoàn 324 (Bộ tư lệnh Pháo binh), 4 tiểu đoàn xe tăng, 4 đại đội pháo cơ giới, mang vác (16, 84, 45, 675), 3 đại đội cao xạ (208, 214, 284), lực lượng Quân khu Trị Thiên có 3 đại đội (6, 9, 8 ).

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Iraq chọn mua radar pháo binh Fire Finder

Dù Mỹ giới thiệu hệ thống radar định vị pháo binh EQ-36 mới và hiệu quả hơn, nhưng Iraq từ chối và đặt hàng mua 6 hệ thống radar đời cũ là Fire Finder.


Năm 2010, trước khi gửi lời chào hàng tới Iraq, Mỹ từng đưa hệ thống radar định vị pháo và đạn cối thế hệ mới EQ-36 tới chiến trường Afghanistan để thực nghiệm khả năng. Hệ thống mới dễ sử dụng và sửa chữa cũng như đáng tin cậy hơn hệ thống tiền nhiệm là Fire Finder AN TPQ-36/37.
EQ-36 có khả năng quét 360 độ, thay vì góc 90 độ như Fire Finder với tốc độ nhanh hơn đáng kể. Lục quân Mỹ có kế hoạch mua 180 hệ thống EQ-36 với giá 9 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, do ngân quỹ hạn hẹp, Mỹ chỉ có thể đặt hàng 33 chiếc.
Hệ thống Fire Finder tuy cũ và có nhiều điểm hạn chế nhưng có giá thành rẻ hơn mà vẫn đảm bảo tối thiểu nhiệm vụ. Đó là lý do Iraq chọn mua thay vì hệ thống mới tiên tiến hơn.
Trước đây, khi trình diễn ở Iraq, hệ thống Fire Finder đã phạm phải những lỗi nghiêm trọng và không thể phát hiện đạn pháo cối bay đến. Nguyên nhân là do Fire Finder được phát triển dựa trên kinh nghiệm chiến trường Đông Nam Á, không phù hợp với thực tiễn mới. Sau đó, các kỹ sư Mỹ đã khắc phục lỗi này.
Biến thể mới nâng cấp của Fire Finder có có khả năng quét và phát hiện pháo trong tầm 18 km, tên lửa trong tầm 24 km với khả năng định vị 10 điểm vũ khí cùng lúc
Trong cuộc tấn công vào Iraq, hiệu quả của Fire Finder được chứng minh nên chúng được sử dụng rộng rãi. Sự gọn nhẹ trong thiết kế giúp các hệ thống có thể triển khai nhanh chóng trên các chiến trường nhờ vận chuyển đường không/đường bộ.
Hệ thống Fire Finder hoạt động dựa trên nguyên lý xác định địa điểm và thời gian của đạn bay đến, tính toán và gửi thông tin về các đơn vị quân đội, đặc biệt là pháo binh.


Biết được điểm xuất phát của pháo, quân đội sẽ tấn công dồn dập vào điểm đó. Quá trình phát hiện và tấn công chỉ khoảng 3-4 phút (có thể ít hơn với các đơn vị chuyên nghiệp và có kinh nghiệm).
(Nguồn Đất Việt)

Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002 (tiếp theo)

Chiến sỹ Đại đội 5 tại Cánh đồng chum- Xiêng khoảng
Chiến sỹ c5: Phổ, Trung, Cảnh, Hà trên trận địa Bản Zon

(phần 6)

II. TỔ CHỨC HÀNH QUÂN AN TOÀN, HIỆP ĐỒNG CHIẾN ĐẤU GIỎI, HOÀN THÀNH XUẤT SẮC NHIỆM VỤ QUỐC TẾ Ở LÀO (9.1969 - 12.1970)

Ngày 9 tháng 9 năm 1969 thực hiện chỉ thị của Bộ tư lệnh pháo binh, Trung đoàn 16 thành lập đại đội 969 pháo binh tinh nhuệ đầu tiên, đồng chí Phú được bầu làm đại đội trưởng, đồng chí Tám làm chính trị viên. Đại đội 969 vừa thành lập, trung đoàn gửi đơn vị chuyển sang trường sĩ quan ở Sơn Tây để huấn luyện 3 tháng (đại đội 969 được thành lập tại Thạch Thành, Thanh Hoá). Đơn vị được trang bị súng tiểu liên AK báng gấp, B41, cối 82mm (không có bàn đế), đạn H12 bắn ứng dụng ở cự ly 100m.
Cũng trong thời gian này Bộ tư lệnh Pháo binh quyết định sáp nhập 2 Trung đoàn 16A và 16 thành Trung đoàn pháo binh 16. Ban chỉ huy trung đoàn lúc này gồm có: đồng chí Đỗ Ký làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Dù làm chính uỷ, đồng chí Phan Chuẩn - Trung đoàn phó, đồng chí Trần Hồng Trang - Phó chính ủy phụ trách cơ quan, đồng chí Nguyễn Khắc Luyện - Tham mưu trưởng, đồng chí Hoàng Chín - Chủ nhiệm chính trị, đồng chí Ngô Duy Thản - Chủ nhiệm hậu cần.
Trung đoàn có 3 tiểu đoàn, 1 đại đội chỉ huy.
Tiểu đoàn 2: do đồng chí Mai Văn Chiến làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Trần Gia Lâm làm chính trị viên.
Tiểu đoàn 4: do đồng chí Hoàng Công Sự làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Cường - Chính trị viên (về sau đồng chí Nguyễn Văn Bảy thay).
Tiểu đoàn 3 (ĐKZ): đồng chí Đào Duy Hạc làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Trịnh Xuân Đăng làm chính trị viên.
Thực hiện quyết định của Bộ tư lệnh Pháo binh, lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn đã triển khai tổ chức chuyển dời vị trí đóng quân từ Vĩnh Phú về huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá.
Vừa ổn định nơi ăn ở, vừa tổ chức khẩn trương huấn luyện, khó khăn vất vả không làm cho cán bộ, chiến sĩ trung đoàn nao núng; tinh thần tự lực tự cường khắc phục khó khăn được phát huy cao độ kết hợp với sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo, chính quyền, nhân dân khu vực đóng quân nên trong thời gian ngắn đơn vị đã tạm ơn định, tập trung huấn luyện nâng cao trình độ chiến thuật. Kết thúc chương trình huấn luyện tiểu đoàn 2, tiểu đoàn 3 thực hành mang vác pháo ra trường bắn ở Sơn Tây để bắn kẹp nòng và bắn ứng dụng. Kết quả kiểm tra bắn đạn thật cả 3 tiểu đoàn đạt khá giỏi các môn, đơn vị an toàn.
Ngày 8 tháng 10 năm 1969, Bộ tư lệnh pháo binh quyết định tổ chức cho Trung đoàn 16 hành quân chiến đấu tham gia chiến dịch phản công 139 ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Bộ chỉ huy chiến dịch có đồng chí Vũ Lập - Tư lệnh, Chính ủy - đồng chí Huỳnh Đắc Hương.
Ngày 30 tháng 12 năm 1969, một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng của trung đoàn, đó là Đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ 2. Đại hội đã đánh giá khách quan những ưu điểm và thiếu sót của đảng bộ, đồng thời đề ra nội dung xây dựng đảng bộ mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Nghị quyết Đại hội nêu rõ: xây dựng Trung đoàn 16 vững mạnh, quyết tâm cao, chủ động cơ động trên mọi chiến trường, càng đánh càng trưởng thành toàn diện.
Đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ 2 bầu ra ban chấp hành gồm 9 đồng chí; trong đó ban thường vụ có 3 đồng chí:
- Đồng chí Nguyễn Dù làm Bí thư.
- Đồng chí Đỗ Ký - Phó bí thư.
- Đồng chí Hoàng Chín - Uỷ viên thường vụ.
Và các đồng chí đảng ủy viên: Nguyễn Hồng, Phan Chuẩn, Nguyễn Khắc Luyện, Ngô Dư Thản, Trần Gia Lâm, Trịnh Xuân Đăng.
Trong thời gian trung đoàn vừa ổn định tổ chức, vừa ổn định nơi ăn ở, thì ngày 23 tháng 12 phải tổ chức bộ phận đi trước chuẩn bị chiến trường gồm các đồng chí: Phan Chuẩn - Trung đoàn phó, đồng chí Đào Dũng Trí, một đồng chí trợ lý hậu cần, một phân đội chỉ huy thuộc tiểu đoàn 2 từ Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá hành quân vào bản Ban (khu vực ngã ba đường 6 và đường 7 thuộc Xiêng Khoảng), tham gia chiến dịch phản công 139 ở Lào, đoàn mang mật danh là 112.
Sau một thời gian, vào tháng 2 năm 1970 trung đoàn tiếp tục hành quân làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào. Cơ quan trung đoàn và 2 tiểu đoàn: tiểu đoàn 2, tiểu đoàn 3 đưa lựu pháo 122, pháo canon nòng dài 85mm vào chiến đấu. Từ lãnh đạo, chỉ huy đã quán triệt nhiệm vụ và xác định rõ trách nhiệm. thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giúp bạn là tự giúp mình" vì tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt - Lào:
"Việt Lào hai nước chúng ta,
Tình sâu như nước Hồng Hà, Cửu Long".
Cán bộ, chiến sĩ cơ quan trung đoàn, tiểu đoàn 3 pháo 85mm được trang bị 12 khẩu và đại đội pháo 969 đơn vị tinh nhuệ1 (Đại đội pháo 969 đơn vị tinh nhuệ nguyên là đại đội 3 của tiểu đoàn 95 cũ được tổ chức lại để huấn luyện ở Sơn Tây vào tháng 9 năm 1969. Sự có mặt của đại đội chiến đấu để Bộ tư lệnh Binh chủng rút kinh nghiệm về cách đánh và tổ chức trang bị) bừng bừng khí thế ra trận trong tình cảm chia tay lưu luyến của lãnh đạo, chính quyền và nhân dân huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá.
Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn trước khi nhận lệnh hành quân chiến đấu trên đất Lào đã thấy rõ những khó khăn thách thức đó là quá trình huấn luyện, các khoa mục tổ chức biên chế, trang bị đều lấy đối tượng Mỹ - ngụy ở chiến trường miền Nam, nhưng đơn vị lại tác chiến ở chiến trường Lào, đồng thời tình hình biên giới Việt - Lào bọn phỉ hoạt động phá hoại mạnh, địa hình rừng núi hiểm trở, đơn vị mang vác xe pháo nặng cồng kềnh, nhận nhiệm vụ gấp, hành quân liên tục, cán bộ, chiến sĩ chưa quen địa hình, thời tiết. Một số cán bộ, chiến sĩ chưa tin vào cách đánh mới của đơn vị.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002 (tiếp theo)

(phần 5)
Trong lễ xuất phát hành quân chiến đấu, trung đoàn tổ chức chu đáo gồm đại diện chính quyền địa phương cùng đông đảo nhân dân trong khu vực đóng quân và toàn thể chiến sĩ trong trung đoàn. Nói sao hết được tình cảm sâu nặng gắn bó giữa nhân dân và đơn vị, giữa những người ra đi chiến đấu với những người ở lại, cuộc chia tay đầy cảm động và xao xuyến bịn rịn, lưu luyến.
Trung đoàn hành quân ra trận lần này, chỉ huy có các đồng chí: Trung đoàn trưởng: đồng chí Đỗ Ký; Chính uỷ trung đoàn: đồng chí Lưu Khanh; Trung đoàn phó: đồng chí Nguyễn Hồng Trung: phó chính uỷ kiệm chủ nhiệm chính trị: đồng chí Trần Lực: Tham mưu trtưởng: đồng chí Trần Quốc Khai; Chủ nhiệm hậu cần: đồng chí Ngô Duy Than; phó chủ nhiệm chính trị: đồng chí Trịnh Xuân Nhị.
Đội hình hành quân được sắp xếp như sau:
Tiểu đoàn 3 và bộ phận cơ quan trung đoàn do đồng chí Nguyễn Hồng Trung và đồng chí Trần Lực chỉ huy. Khối hành quân này có 40 xe vận tải, trang bị 12 khẩu pháo 85mm, vượt qua sông Hồng về nam bến Mía với mật danh đơn vị là 2022.
Tiểu đoàn 2 và lực lượng còn lại của 3 cơ quan cùng đại đội chỉ huy trinh sát vượt sông Hồng về phía nam ở bến Chàm. Trang bị 12 khẩu pháo 85mm, 40 xe kéo pháo và xe vận tải. Dưới sự chỉ huy của đồng chí trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tiểu đoàn trưởng, chính trì viên, mật danh của đoàn là 0202.
Tiểu đoàn 1 xuất phát từ Ninh Bình, độc lập hành quân vào vị trí tập kết của đội hình trung đoàn. Đơn vị do đồng chí Tống Văn Ao làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Ấp - chính trị viên, tiểu đoàn mang mật danh 2024. Đơn vị được trang bị 12 pháo 85mm và 17 xe vận tải.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002 (tiếp theo)

(phần 4)
Chương II
TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CHI VIỆN CHIẾN TRƯỜNG, CHIẾN ĐẤU OANH LIỆT, CHIẾN THẮNG VẺ VANG (1966 - 1972)
I. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC, XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CHI VIỆN CHIẾN TRƯỜNG, TRẬN ĐẦU ĐÁNH THẮNG (3-1966 - 1969)


Ngay sau khi thành lập, Đảng ủy, chỉ huy trung đoàn đã xác định rõ nhiệm vụ mà Bộ tư lệnh Pháo binh giao cho là một trung đoàn pháo binh dự bị chiến lược. Để hoàn thành nhiệm vụ, Đảng uỷ, chỉ huy trung đoàn xác định trước mắt phải tập trung cao độ, tổ chức huấn luyện giỏi, rèn luyện thể lực, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng chiến đấu. Công tác chính trị tư tưởng động viên trên thao trường, bãi tập đã được các cấp coi trọng, thông qua đài báo, áp phích, sinh hoạt tin tức chiến thắng ở chiến trường miền Nam đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn hừng hực khí thế thi đua cùng tiền tuyến.

Hò kéo pháo

Tiếng hát pháo binh

"Tiếg hát pháo binh" Qúy Dương trình bày

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002

(tiếp theo)
phần 3
Trong đội hình Trung đoàn 16, cùng với tiểu đoàn pháo binh 1 đã có bề dày truyền thống trong chiến đấu, xây dựng và huấn luyện, tiểu đoàn pháo binh 2 nguyên là tiểu đoàn pháo binh 3 Trung đoàn pháo binh 451 (Biên niên sự kiện lịch sử pháo hình, Sđd,... tr.50) do đồng chí Nguyễn Quốc Tầm làm tiêu đoàn trưởng, đồng chí Đinh Xuân Nhị làm chính trị viên, là một trong ba tiểu đoàn pháo xe kéo của quân đội ta.
Trung đoàn pháo binh 45 nguyên là Trung đoàn bộ binh 34 của Liên khu 3. Từ một trung đoàn bộ binh có bề dày thành tích trong chiến đấu, được thành lập sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Tham gia chiến đấu từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại thành phố Nam Định, trung đoàn đã lập được nhiều thành tích trong chiến đấu và đã được Bác Hồ tặng danh hiệu "Trung đoàn Quyết thắng"2 (Tổng kết công tác xây dựng... Sđd, tr.20). Tháng 7 năm 1951 trung đoàn được lệnh hành quân sang Trung Quốc nhận trang bị vũ khí và huấn luyện. Gần 3 năm sau ngày 17 tháng 3 năm 1953 trong đội hình lực lượng pháo binh chủ lực, với phiên hiệu Trung đoàn pháo binh 45 (lựu pháo 105 ly), đã tham gia nhiều trận chiến đấu chi viện hỏa lực cho bộ binh.

Biên niên sự kiện lịch sử ngành kỹ thuật pháo binh liên quan đến E16- Bộ tư lệnh Pháo binh

Ngày 23 tháng 3 - 1965
Bảo đảm trang bị thành lập trung đoàn 16

Trung đoàn 16 biên chế 3 tiểu đoàn trang bị 36 pháo 85mm.
Lực lượng kỹ thuật trung đoàn có ban xe, ban quân khí và 2 trạm sửa chữa xe, pháo. Địa điểm đóng quân, Đại Đình Tam Dương Vĩnh Yên.
Ngày 10 tháng 2
Bảo đảm kỹ thuật cho tiều đoàn 3, trung đoàn 16

Tiểu đoàn 3 trung đoàn 16 trang bị 12 pháo 85mm tăng cường cho Quân khu 4. Ban Quân khí, ban Xe Binh chủng cùng với trung đoàn 16 tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung vật tư phụ tùng, xe pháo cho tiểu đoàn. Trên đường hành quân tiểu đoàn tự bảo đảm.


Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Lịch sử Đoàn Pháo binh 16 ( tiếp theo )

(phần 2)
Ngày 13 tháng 4 năm 1966, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết định số 29/QĐ-QP1 (Lược sao quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại kho lưu trữ Bộ tư lệnh Pháo binh) về việc thành lập trung đoàn pháo hỏa tiễn trực thuộc Bộ làm nhiệm vụ dự bị cơ động chiến lược.
Đất tổ Hùng Vương - mảnh đất huyền thoại về cội nguồn của con Rồng cháu Tiên lại được chứng kiến sự lớn mạnh trưởng thành của đội quân cách mạng. Ngày 24 tháng 3 năm 1966 trên khu vực đền Thống, thôn Lạng Sâu, xã Đại Đình, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú, Trung đoàn 16 pháo binh hỏa tiễn chính thức ra đời. Trong buổi lễ thành lập, được sự uỷ quyền của Bộ Quốc phòng, thay mặt Đảng ủy - Bộ tư lệnh binh chủng, đồng chí thượng tá Thạch Tâm - Phó chính uỷ Binh chủng Pháo binh đã đọc quyết định thành lập của Bộ Tổng tư lệnh và chính thức giao nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ trung đoàn. Trong giờ phút thiêng liêng lịch sử cán bộ, chiến sĩ trung đoàn bồi hồi nhớ lại lời dạy của Bác Hồ kính yêu với các chiến sĩ Đại đoàn 308 trước khi về tiếp quản Thủ Đô (10-1954): "Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giừ lấy nước".

Trong không khí trang nghiêm hào hùng của buổi lễ thành lập thay mặt Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phú, đồng chí Hồ Ngọc Thu, ủy viên Thường vụ tỉnh uỷ, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú đã tặng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn pháo binh 16 bức tranh mang dòng chữ "Trung đoàn 16 anh dũng kiên cường, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Sự quan tâm động viên căn dặn của các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền tỉnh Vĩnh Phú cũng là tình cảm thân thương, niềm mong ước và là mệnh lệnh của nhân dân tỉnh Vĩnh Phú đối với cán bộ, chiến sĩ trung đoàn trong những ngày đầu mới thành lập, mở đầu cho mối quan hệ tốt đẹp đầy tình nghĩa quân dân gắn bó giữa trung đoàn và nhân dân Vĩnh Phú nói không, huyện Tam Dương nói riêng. Những tình cảm chân thành, thiêng liêng nồng đượm tình quân dân cá nước đã theo suốt trung đoàn trong những ngày gian khổ họe tập, rèn luyện trên thao trường trên mọi miền đất nước, cũng như những tháng ngày gian nan trên đường hành quân ra trận chiến đấu trên chiến trường, là nguồn động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trung đoàn hăng say chiến đấu lập nhiều chiến công.
 Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002
II. NHỮNG ĐƠN VỊ TIỀN THÂN


Những ngày đầu mới thành lập, lực lượng của trung đoàn mới chỉ có 2 tiểu đoàn pháo; tiểu đoàn hỏa tiễn BM 14 (d98) và tiểu đoàn 3 pháo lựu của Trung đoàn 45 pháo binh1 (Dẫn theo "Biên niên sự kiện lịch sử pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam", Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội - 1996, tr.50). Một thời gian sau Bộ điều động thêm tiểu đoàn pháo binh 3 Trung đoàn bộ binh 842 (Trung đoàn 84 được thành lập sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Dẫn theo "Tổng kết công tác xây dựng...", Sđd, tr.181) về đứng chân trong đội hình Trung đoàn pháo binh 16. Biên chế lúc này của trung đoàn gồm: 1 tiểu đoàn pháo hỏa tiễn A12 trang bị 12 giàn với 72 nòng phóng, 2 tiểu đoàn pháo lựu 105 ly, một đại đội chỉ huy và 3 cơ quan trung đoàn. Ban chỉ huy đầu tiên của Trung đoàn pháo binh 16 gồm các đồng chí: Đỗ Ký - Trung đoàn trưởng, Bí thư đảng uỷ, Chính uỷ, kiêm Chủ nhiệm chính trị trung đoàn; đồng chí Lưu Khanh - Trung đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng; đồng chí Cấn Mạnh Tấn - Chủ nhiệm hậu cần; đồng chí Ngô Duy Thản - Chủ nhiệm kỹ thuật.
Tiểu đoàn pháo binh 1 do đồng chí Khánh Thành làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Hoàng Sơn làm chính trị viên. Tiểu đoàn pháo binh 1 nguyên là tiểu đoàn pháo binh 98 đoàn 410 (trường bắn Quốc gia), thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh. Tiểu đoàn được thành lập trong giai đoạn cuối của chiến dịch Điện Biên Phủ, đây cũng là tiểu đoàn pháo hỏa tiễn đầu tiên của quân đội ta. Tiểu đoàn được mang danh hiệu tiểu đoàn pháo binh H6 với trang bị 12 giàn hỏa tiễn 122 ly, mỗi giàn 6 nòng do Trung Quốc giúp ta từ cuối năm 1953. Đồng chí Cao Sơn nguyên tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn H6 kể lại: Ngày 20 tháng 4 năm 1954, đồng chí được chính uỷ đại đoàn giao nhiệm vụ về phụ trách tiểu đoàn hỏa tiễn đầu tiên của binh chủng, mang mật danh H6. Chiều ngày 22 tháng 4 năm 1954, tiểu đoàn làm lễ ra mắt tài một khu rừng già thuộc huyện Tuần Giáo. Ngày 24 tháng 4 tiểu đoàn ra quân huấn luyện. Sau gần 10 ngày luyện tập, ngày 2 tháng 5 năm 1954 đơn ví hành quân vào chiếm lĩnh trận địa chiến đấu. Đêm 6 tháng 5 năm 1954, tiểu đoàn đã phóng 618 quả đạn pháo - "con rồng lửa" chia làm 3 đợt (19 giờ 30, 20 giờ 30 và 24 giờ 30) vào những mục tiêu đã được phân định1 (Theo tạp chí LSQS số 3 năm 2002, tr.75). Địch hoàn toàn bất ngờ trước loại vũ khí mới của ta vừa xuất hiện ở Điện Biên Phủ. Ngày 7 tháng 5 năm 1954 tiểu đoàn H6 bắn loạt đạn thứ 3 vào khu vực sở chỉ huy địch, với tổng số đạn gần 3.000 quả, góp phần cùng đồng đội giải phóng cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ khi thành lập tham gia chiến đấu đến lúc kết thúc chiến dịch, thời gian thật ngắn để tiếp thu và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật, song với yêu cầu nhiệm vụ, tầm quan trọng của cuộc chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn H6 đã phát huy truyền thống của bộ đội pháo binh "Đã ra quân là đánh thắng”.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống thực Pháp, tiểu đoàn H6 vẫn tiếp tục ở lại Điện Biên Phủ tham gia khắc phục hậu quả chiến trường. Năm 1955, một bộ phận của tiểu đoàn được điều đi làm nòng cốt xây dựng các đơn vị pháo binh mới trong toàn quân. Vì yêu cầu nhiệm vụ mới nhiều đồng chí cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn phải tạm xa nhau, song những tình cảm sâu nặng trong cuộc đời chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn vẫn sống mãi trong niềm tự hào, bởi đã được góp phần nhỏ bé của mình trong cuộc chiến đấu và chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ. Đầu năm 1957, theo kế hoạch xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân theo hướng chính quy, hiện đại, tinh nhuệ, thiện chiến của Bộ Tổng tư lệnh, cũng như các quân thủng trong toàn quân, bộ đội pháo binh cũng đã có bước phát triển mới về lượng và chất để đáp ứng nhu cầu công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ pháo binh.
Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh ra nghị định số 32/NĐ thành lập trường Sĩ quan pháo binh để đào tạo cán bộ chuyên ngành pháo binh trực thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh. Với yêu cầu nhiệm vụ mới, giữa năm 1957 để thay thế cho tiểu đoàn H6 đã phân tán lực lượng đi các đơn vị pháo trong toàn quân những năm trước, với số cán bộ, chiến sĩ còn lại, tiểu đoàn được bổ sung thêm lực lượng và được trang bị loại hỏa lực mới: hỏa tiễn A12, ký hiệu BM 14 cỡ 140mm đặt trên xe Gạt 63 cùng với phiên hiệu đơn vị mới: tiểu đoàn pháo binh 98. Thời gian này, chỉ huy tiểu đoàn gồm: đồng chí Cấn Mạnh Tấn - tiểu đoàn trưởng, đồng chí Lưu Khanh - chính trị viên, đồng chí Phạm Hoạt - tiểu đoàn phó và đồng chí Hoàng Sơn - chính trị viên. Vào thời điểm này tiểu đoàn pháo binh 98 là tiểu đoàn pháo hỏa tiễn được trang bị đầy đủ, đồng bộ nhất của pháo binh, đánh dấu bước trưởng thành và phát triển mới về chất của bộ đội pháo binh chủ lực.
Từ nơi đóng quân trên chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa tiểu đoàn 98 lại được lệnh cơ động về đứng chân ở Mỏ Chiên, Ba Vì, Sơn Tây để huấn luyện. Tháng 10 năm 1962 theo quyết định của Bộ, tiểu đoàn pháo binh 98 được điều động về trường bắn Quốc gia (410) để phục vụ huấn luyện cho các đơn vị pháo toàn quân.
Từ ngày đầu mới được thành lập cho đến khi được đổi phiên hiệu là tiểu đoàn pháo binh 1 đứng chân trong đội hình Trung đoàn pháo binh 16, tiểu đoàn đã luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, quá trình huấn luyện học tập và phục vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu tiểu đoàn đã được nhận cờ thưởng của Bác Hồ tặng "Đơn vị học tập khá nhất" và Bộ tư lệnh Pháo binh tặng nhiều bằng khen, giấy khen.





Đồng đội

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002

(phần 1)
LỜI NÓI ĐẦU
Mùa xuân 1966, Trung đoàn pháo binh 16 - lực lượng pháo binh dự bị chiến lược của Bộ1 (Căn cứ vào quyết định số 29/QĐ của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày 13 tháng 4 năm 1966, thành lập trung đoàn pháo hỏa tiễn lấy phiên hiệu Trung đoàn 16 trực thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký) ra đời trên quê hương đất Tổ vua Hùng.
Chặng đường 36 năm (1966-2002) xây dựng chiến đấu và trưởng thành, là thời kỳ lịch sử hào hùng với những mốc son chói lọi: Đường 9 bắc Quảng Trị, đèo Bưởi, căn cứ Loong Chẹng, Buôm Loọng, Sảm Thông (Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng), Động Lâm, Tích Đức, Mỏ Tàu, Tân Mỹ, Thuận An... Trung đoàn pháo binh 16 trải qua 36 năm đã phát huy truyền thông quý báu của quân đội, Binh chủng Pháo binh, xây dựng nên truyền thống tốt đẹp của mình đó là: "Chấp hành mệnh lệnh nghiêm, luyện hay, bắn giỏi, dũng cảm kiên cường, hiệp đồng chặt chẽ, hoàn thành xuân sắc nhiệm vụ”.