Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Tin Quân sự

Nga đau đầu vì Trung Quốc sắp làm nhái được Su-35
PhunuToday- Gần đây Tạp chí Quốc phòng Hán Hòa cho biết hiện nay các kĩ sư Trung Quốc đã đạt được khá nhiều thành công trong việc chế tạo phiên bản máy bay giống như máy máy thế hệ 4++ Su-35 của Nga.



Năm 2018, Trung Quốc sẽ có những chiếc Su-35 phiên bản Trung Quốc đầu tiên
Theo đó tờ Hán Hòa cho biết theo những thông tin gần đây: Nga và Trung Quốc đang thảo luận điều kiện của hợp đồng bán 48 Su-35 trị giá gần 4 tỷ USD. Hai bên hầu như đã thống nhất về số lượng và giá cả máy bay mua bán, nhưng “giá trong quá trình đàm phán có thể thay đổi”.
Nếu như thương vụ được ký kết, đây sẽ là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung và là hợp đồng xuất khẩu Su-35 đầu tiên.
Trở ngại duy nhất còn lại lúc này đó là Nga yêu cầu Trung Quốc phải bảo đảm việc bảo vệ bản quyền, nhằm ngăn chặn việc chế tạo các máy bay chiến đấu Su-35 mà không có giấy phép phù hợp.
"Nga không chỉ nhắm tới việc duy trì sự hiện diện trên thị trường máy bay chiến đấu của Trung Quốc, mà đồng thời còn nỗ lực ngăn chặn nguy cơ các máy bay của Nga bị làm nhái để rồi sau đó được bán cho một bên thứ ba với mức giá thấp hơn rất nhiều".
Nhưng theo một số thông tin gần đây một nhà máy sản xuất máy bay của Trung Quốc ở Thầm Dương cho biết đã chế tạo được phần khung cơ bản của máy bay thế hệ 4++ Su-35 của Nga, vấn đề bây giờ chỉ là những kĩ sư của Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được bài toán về động cơ.
Su-35, được trang bị hai động cơ 117S với vectơ lực đẩy, là sự kết hợp của tính tiện dụng và khả năng tấn công hiệu quả đồng thời nhiều mục tiêu trên không.
Những kĩ sư của Trung Quốc vẫn đang loay hoay với bài toán động cơ này vì chưa thể chế tạo được loại động cơ xuất xứ trong nước đáp ứng đủ các điều kiện trên, bài toán động cơ chưa hết thì họ lại phải đối mặt với những khó khăn bởi hệ thống rada Irbis của Su-35 (hệ thống ra đa này gấp 4 lần hệ thống được sử dụng trên Su-27SK).

Nếu có cả phiên bản làm nhái Su-35 Trung Quốc có đầy đủ các loại máy bay hiện đại nhất của Nga trong biên chế quân đội Ngoài ra, các kĩ sư này còn phải đối mặt với hệ thống điện phức tạp của Su-35 nhưng tất cả mọi vấn đề này sẽ nhanh được giải quyết.
“Dự kiến năm 2018 Trung Quốc sẽ có những chiếc Su-35 phiên bản trong nước đầu tiên” trưởng nhóm kĩ sư ở nhà máy sản xuất máy bay này cho biết.
Trước đó tờ Đông Phương báo số ra cuối tháng 3/2012 cho biết: nối tiếp thành công của những lần trước như các loại máy bay J-11( loại nhái Su-27 của Nga), hay loại J-15 nhái của loại máy bay Su-33 của Nga cũng như J-16 loại Su-30MK2 của Nga… các chuyên gia và kĩ sư quân sự Trung Quốc đã chế tạo thành công 8 phiên bản đầu tiên loại máy bay ném bom hạng nặng Su-34 của Nga.
Hiện nay, Trung Quốc đang trong quá trình thử nghiệm phiên bản máy bay này, có thông tin là việc thử nghiệm trong đường hầm gió của phiên bản made in Trung Quốc này đã hoàn thành và cho kết quả hết sức khả quan.

Trước đó, giới quân sự Trung Quốc đã làm nhái được 8 máy bay ném bom khủng nhái Su-34 của Nga
Trung Quốc sẽ dùng loại máy bay mới này để thay thế cho loại máy bay ném bom lạc hậu H-6 của mình, theo nhiều thông tin tình báo quan trọng trong 3 năm trở lại đây Trung Quốc gần như đã không sản xuất những vũ khí và trang thiết bị cho máy bay H-6
Phiên bản Su-34 của Trung Quốc có thể mang được 8 tấn bom, trong khi loại H-6 của Trung Quốc mang được 9 tấn bom.
Nhưng Su-34 made in Trung Quốc có tính cơ động, linh hoạt hơn chưa kể loại J-17 này theo cách gọi của Trung Quốc được Trung Quốc trang bị thêm nhiều giá treo vũ khí dưới bụng, dưới cánh để có thể mang được nhiều vũ khí và tên lửa hành trình hơn loại nguyên bản của Nga.
Su-35 được coi là tiêm kích thế hệ 4++, có khả năng bay với tốc độ 2.500 km/h, tầm bay 3.400 km, bán kính chiến đấu 1.600 km. Máy bay được trang bị 1 pháo 30 mm, 12 điểm treo vũ khí (tên lửa, bom các loại).

Philippines ‘đắn đo’ mua tàu ngầm
Cập nhật lúc :6:46 AM, 29/08/2012
Hải quân Philipine đang nghiên cứu việc có nên mua sắm tàu ngầm.
(ĐVO) Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho biết, Hải quân Philippines đang nghiên cứu tính thiết thực của việc nên hay không nên mua tàu ngầm.
“Điều đó đang được Hải quân chúng tôi nghiên cứu, việc mua tàu ngầm có thiết thực không, liệu có đáp ứng nhu cầu của chúng tôi không”, ông Aquino nói sau chuyến thăm tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar.
Ông Aquino lưu ý thêm, năm 1998, một quốc gia láng giềng Đông Nam Á đã mua tàu ngầm từ các nước Đông Âu và phát hiện ra rằng, tàu không thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Hải quân Philippines được cho là đang có kế hoạch mua tàu ngầm đầu tiên, có trị giá hàng tỷ USD, không muộn hơn năm 2020.

'F-22 khiến phi công Mỹ tự tử'(?)
Cập nhật lúc :3:18 PM, 28/08/2012
Vợ góa của một phi công lái F-22 cho rằng chính chiếc máy bay chiến đấu thế hệ mới này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của chồng bà.
(ĐVO) Trả lời phỏng vấn với tờ Star-Telegram, Joanna Tinsley, vợ góa của phi công Tinsley, người đã lái chiếc F-22 cho biết, chồng bà đã có những thay đổi lớn vào những tháng cuối đời.
Trước đây, ông là người sống vui vẻ, nhiệt huyết và quan tâm đến mọi người. Sau đó, tình trạng sức khỏe và tinh thần của ông này trở nên tồi tệ. Hậu quả là ông đã tự vẫn bằng một phát súng vào năm 2008.
Joanna Tinsley kể lại: “Chồng tôi trở nên nóng tính, thiếu kiên nhẫn. Anh ấy có thể dễ dàng nổi cáu với những thứ trước kia chẳng thể làm anh ấy nổi giận. Đầu óc chồng tôi trở lên lơ đễnh hơn. Tinsley có thể hỏi đi hỏi lại một vấn đề, sau đó thì nhìn bạn bằng một cái nhìn trống rỗng.
Tinsley còn thường xuyên đau đầu, ăn uống không ngon và không ngủ đủ giấc. Anh ấy còn phải chịu đựng những cơn ho kinh niên, điều thường thấy ở những phi công lái F-22".



Nhiều bà vợ phi công cho rằng F-22 là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe tồi tệ của chồng mình.

Giờ đây, sau khi đọc được những bản báo cao về các hiện tượng lạ xảy ra với phi công F-22, so sánh với những gì mà các bà vợ phi công F-22 nói, Tinsley cho rằng F-22 chính là nguyên nhân khiến sức khỏe chồng bà tệ đi, và kinh khủng hơn, đây có thể là nguyên nhân khiến chồng bà tự tử.
Ngoài Tinsley, nhiều vợ phi công lái F-22 đều nhận thấy những dấu hiệu thay đổi về sức khỏe xảy ra với chồng của mình: thường xuyên ho, mất trí...
Hàng loạt bản báo cáo trong vòng 4 năm qua cho thấy phi công lái F-22 trở nên mất phương hướng.
Các điều tra viên thuộc Không quân Mỹ có chứng cứ cho thấy, một phi công lái F-22 bị mất phương hướng và không nhận thức được những nguy hiểm xung quanh mình cho đến khi mọi việc trở nên quá muộn.
Một trường hợp khác, hệ thống cung cấp dưỡng khí cho máy bay bị hỏng và phi công không thể khởi động được hệ thống cung cấp dưỡng khí phụ. Viên phi công bị mất phương hướng và không làm gì cho đến khi máy bay rơi xuống Alaska.
Những phi công khác đã hạ cánh an toàn nhưng lại không thể nhớ được chuyện gì đã xảy ra.
Trong khi đó, Không quân Mỹ cho rằng, vấn đề về dưỡng khí là do chiếc van gắn trên áo bảo hộ gây ra.

Rogozin: 'PAK-DA phải là máy bay siêu vượt âm'

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin lặp lại lời kêu gọi của ông vào hôm 27/8 về vấn đề phát triển một máy bay siêu vượt âm cho ném bom tầm xa cho tương lai PAK-DA.
(ĐVO) "Tôi nghĩ rằng chúng ta cần tiếp tục con đường của công nghệ siêu vượt âm (hypersonic) và chúng ta đang đi đúng hướng và sẽ không thất bại như người Mỹ", ông Rogozin nói trên kênh truyền hình Rossiya 24. "Chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ này khi phát triển một máy bay ném bom mới".
"Hàng không quân sự tầm xa là rất quan trọng cho nước Nga, vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ sao chép kinh nghiệm 40 năm của người Mỹ và tạo ra một máy bay ném bom tương tự như B-2...hay là chúng ta tiếp tục một cái mới bằng con đường công nghệ tối tân, tìm kiếm chân trời mới và tạo ra một cỗ máy có thể xâm nhập vào các hệ thống phòng không và tiến hành tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào", ông Rogozin nói.
Những bình luận mới nhất của ông Rogozin được đưa ra sau khi vụ thử nghiệm phương tiện bay không người lái siêu vượt âm X-51A Waverider của Mỹ bị thất bại . Mục đích của vụ thử nghiệm là để chứng minh Waverider có thể bay khoảng 5 phút ở tốc độ siêu vượt âm với động cơ scamjet.


Phác họa của cư dân mạng về PAK-DA.

Trước đó, Chỉ huy Lực Hàng không Tầm của Lực lượng Không quân Nga, Trung tướng Anatoly Zhikharev đã nói, PAK-DA đầu tiên sẽ đi vào phục vụ vào khoảng năm 2020, và việc phác thảo thiết kế hiện đang được thực hiện bởi phòng thiết kế Tupolev.
Trong tháng 6/2012, Tổng thống Putin đã ra lệnh phát triển một máy bay ném bom tầm xa mới cho hàng không chiến lược.
"Chúng ta phải phát triển và làm việc trên máy bay ném bom tầm xa PAK-DA mới cho Hàng không tầm xa. Nhiệm vụ này không dễ từ góc độ khoa học - kỹ thuật, nhưng chúng ta cần bắt đầu làm việc", ông Putin nói.
Còn Phó Thủ tướng Rogozin từng nói rằng ông không cần PAK-DA để thay thế những máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160 đã già tuổi của lực lượng không quân. Sau đó, ông đã đính chính rằng sẽ "chiếu cố" cho việc phát triển một máy bay ném bom tương lai, nhưng sẽ không được giống như một bản sao của B-2 và sẽ sử dụng công nghệ siêu vượt âm.
PAK-DA hay vũ khí bí mật?

Hồi tháng 5/2012, ông Rogozin kêu gọi ngành công nghiệp quốc phòng Nga phải phát triển vũ khí siêu vượt âm như một hệ thống tấn công tương lai, và mô tả rằng các chương trình vũ khí siêu vượt âm mà người Mỹ đang làm việc như X-51, Falcon, HiFire và HyFly.. là những mối đe dọa lớn đối với nước Nga.
"Việc thực hiện công việc này cho phép chúng tôi đặt ra cơ sở cho việc tạo ra một đối thủ cạnh tranh trong vũ khí siêu vượt âm và việc phát triển một vũ khí như vậy sẽ được thảo luận ở cấp cao nhất của nhà nước", ông Rogozin nói.

Trong khi đó, các chuyên gia hàng không vũ trụ thì nói rằng, bình luận của ông Rogozin nhiều khả năng có liên quan tới một tên lửa hàng không tương lai chứ không phải là cho một máy bay ném bom.

Bên tập viên tạp chí hàng không Russia/CIS Observer, ông Maxim Pyadushkin nói: "Tôi rất nghi ngờ nó sẽ có thể tạo ra một máy bay ném bom siêu vượt âm vào thời điểm năm 2020. Và những phát biểu trên của ông Rogozin không có những điểm nhấn. Một máy bay ném bom siêu vượt âm sẽ là rất tốt, nhưng nếu nó không phải là siêu vượt âm. Có lẽ đúng hơn thì ông Rogozin đang nói về một tên lửa".
Douglas Barrie, một chuyên gia phân tích chiến tranh không quân từ Viện nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại London đánh giá, trong thời kỳ Xô Viết, đã có nghiên cứu đáng kể về vũ khí tốc độ cao, mà đỉnh cao là dự án như tên lửa Raduga Kh-90.

"Các phần tử của nghiên cứu này có thể được tái sinh như một nền tảng vũ khí cho PAK-DA trong 10-15 năm tới. PAK-DA sẽ yêu cầu kinh phí đáng kể để thực hiện - sẽ ở tốc độ siêu âm tốt nhất, nếu không phải thiết kế cân âm với một số đặc điểm tàng hình", ông Barrie nói thêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.