Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh của Việt Nam (2)


Thực chất của “chuẩn bị cho chiến tranh” đó là chuẩn bị nhân lực, vật lực (sức mạnh chính trị, quân sự, ngoại giao) cho công cuộc phòng thủ đất nước. Hiểu theo cách hiện nay của Việt Nam thì đó chính là sức mạnh tổng hợp – Sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Sức mạnh răn đe của chúng ta trước hết là sức mạnh thời đại (Trong phạm vi một bài báo, chỉ đề cập đến phòng thủ hướng biển).
Với vị trí địa chính tri, địa quân sự và kinh tế quan trọng ở khu vực châu Á-TBD, Việt Nam lại một lần nữa lại phải đứng nơi đầu sóng ngọn gió biển Đông.
Dưới áp lực và những hành động tranh chấp phi lý của nước lớn thì nguy cơ thách thức đến chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển là hiện hữu và tiềm tàng.
Thời đại ngày nay là thời đại toàn cầu hóa, cho nên lợi ích các quốc gia ràng buộc đan xen nhau.
Với đường lối và chiến lược đối ngoại khôn khéo, Việt Nam đã biến chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển Đông của mình thành địa chỉ đáng tin cậy, nơi làm ăn cùng bè bạn…
Không cần liên minh quân sự với ai nhưng đụng đến Việt Nam là đụng đến bạn bè truyền thống, bạn làm ăn của Việt Nam, là những đối tác chiến lược lâu dài, có chung cùng mối quan tâm.
Vì vậy, trên biển Đông, Việt Nam không chỉ một mình. Đó chính là sức mạnh, là trở ngại lớn mà đối phương phải tính đến khi tấn công Việt Nam hòng chiếm trọn biển Đông.
Sức mạnh răn đe của chúng ta là sức mạnh dân tộc-sức mạnh vô địch. Nếu như ta sợ đối thủ thì có nghĩa đối thủ có một sức mạnh răn đe nào đó và ngược lại.
Đánh giá đối thủ, Trung Quốc cũng như Việt Nam có câu ngạn ngữ tương đồng: “Thứ nhất sợ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”. Bàn luận về Anh hùng thì đã quá rõ, còn “cố cùng liều thân” có nghĩa là chỉ cần đạt được một mục đích nào đó mà đối thủ bất cần sống chết. Chết mà cũng không sợ thì không còn điều gì để sợ. Tránh 2 loại người này ra là thượng sách.
Đụng vào một dân tộc có truyền thống đánh thắng giặc ngoại xâm, một dân tộc anh hùng, một quân đội anh hùng như Việt Nam. Đụng vào Việt Nam không chỉ đơn giản là đối đầu với các lực lượng phòng thủ mà còn phải đối đầu với một dân tộc.
Một dân tộc mà “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, một dân tộc mà sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”…thì không phải là vấn đề “mất nhiều hay mất ít” như cái nhà Jens Kastner ở Đài Loan tính toán trên báo mạng Asia Times mà là thất bại sớm hay muộn.
Đó chính là sức mạnh dân tộc, sức mạnh vô địch của Việt Nam mà bất cứ sự hiểu biết nào cũng phải tôn trọng, bất cứ kẻ gây chiến nào cũng phải do dự, mất tự tin chiến thắng.
Tuy nhiên, sức mạnh này có trong một khái niệm vô hình, khó thấy nên những cái “đầu nóng” không cần quan tâm khi so sánh lực lượng, chúng cậy thế tàu to, súng dài hơn một chút là tưởng có thể muốn gì được nấy nên tỏ ra hung hăng, hiếu chiến mà thiếu trong trước nhìn sau.
Tiếc thay, cái đầu ‘nóng” bao nhiêu thì trái tim “lạnh” bấy nhiêu và đương nhiên khi gặp phải một đối thủ có cái đầu “lạnh” (bản lĩnh, sáng suốt…) và trái tim “nóng” (vì Tổ quốc, vì chính nghĩa…); khi sức mạnh tinh thần dân tộc biến thành sức mạnh vật chất thì chiến thắng luôn luôn là một điều xa xỉ, ngoài tầm với của họ.
Không có cái đầu “lạnh” chúng ta không thể thắng Mỹ. Thắng được Mỹ trong cuộc đụng đầu lịch sử không phải là chuyện dễ dàng. Một nhà chiến lược Mỹ nói: “Nếu Việt Nam chỉ anh hùng thôi, Mỹ đã hủy diệt Việt Nam ngay, nhưng Việt Nam còn thông minh, sáng tạo nên Mỹ phải thua”.
Có cái đầu “lạnh” chưa đủ, vì không có trái tim “nóng” thì sẽ thất bại nhanh hơn. Nếu không có trái tim “nóng” thì các trắc thủ radar không thể sẵn sàng đương đầu với cái chết ập đến lúc nào để kiên quyết vạch nhiễu tìm B-52 Mỹ; không thể cùng một chiếc MIG-21 lao vào “rào chắn” F-4 của Mỹ để làm giảm thiểu độ “gây nhiểu trong đội hình” tạo điều kiện cho SAM lao đến B-52; không thể sử dụng tàu phóng lôi lao ra trong làn hỏa lực dày đặc, hiện đại để tấn công khu trục hạm Ma-đốc của Mỹ.
Lần đầu tiên Việt Nam phải chấp nhận “một cuộc chiến tranh điện tử quy mô đầu tiên trên thế giới”, “Trong chiến dịch Linebacker, Việt Nam bị một trận oanh tạc tập trung nhất trong lịch sử chiến tranh”.
Chúng ta thắng cả hai, có nghĩa là thắng bằng trí tuệ và bằng ý chí. Ai đó chưa tin, coi thường Việt Nam thì hãy thử sức với Mỹ. Coi Mỹ là “hổ giấy” trên thế giới may ra chỉ có ông AQ bên Trung Quốc.
Nếu những điều gì mà lặp đi lặp lại, ta gọi đó là quy luật. Trong thời đại ngày nay, những đầu óc tỉnh táo và thông thái không bao giờ cố tình đi ngược với quy luật, bởi như thế là tự sát, là thất bại. Việt Nam là quá đủ bài học kinh nghiệm thay vì phải rút kinh nghiệm tiếp theo.
Việt Nam yêu chuộng hòa bình, phấn đấu hết sức mình cho hòa bình. Lịch sử đã cho thấy, hòa bình thực sự không bao giờ có cho một quốc gia yếu, hèn, can tâm làm tay sai, nô lệ. Trong tình hình phức tạp, nóng lên của khu vực, Việt Nam phải chuẩn bị đối phó với các thách thức về an ninh, chủ quyền.
Chuẩn bị cho chiến tranh (tức phòng thủ đất nước chống chiến tranh xâm lược) Việt Nam chưa lúc nào bình tĩnh, sáng suốt, tự tin như lúc này. Gây chiến tranh với Việt Nam thì chiến tranh luôn luôn là bắt đầu là vũng lầy cho bất cứ quân xâm lược nào. Đó là sự cảnh báo của lịch sử và sức mạnh răn đe hiện tại của Việt Nam.

Hình ảnh về sức mạnh răn đe chiến tranh của Việt Nam


Từ 34 chiến sỹ, 10 năm sau, đế quốc Pháp bị đại bại bởi trận ĐBP chấn động địa cầu. 12 vạn quân Pháp bị bắt làm tù binh.


Pháo đài bay B-52-Thần tượng của không lực Hoa Kỳ sau trận oanh kích tập trung, khủng khiếp nhất trong lịch sử với một cuộc chiến điện tử quy mô đầu tiên trên thế giới nhằm vào Việt Nam trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” đã bị hạ bệ. Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam đưa đến cho dân tộc Việt Nam ngày 30/4/1975 đáng nhớ. Một bài học cho kẻ cậy thế nhiều tiền lắm của.




SU-30MK2 ( ảnh trên) và SU-27 (ảnh dưới). Đây là 2 lực lượng “át chủ bài” của KQ Việt Nam. Do yêu cầu nhiệm vụ, 2 loại này không còn như nguyên bản mà hoàn toàn theo “kiểu Việt Nam”. So với cùng loại của các quốc gia khác, nó hoàn toàn vượt trội về không đối không và không đối hải bởi sự hiện đại hơn hẳn về tính năng kỹ thuật và vũ khí trang bị. Một ưu thế đáng gờm trên không cho không quân và hải quân đối phương.






SU-22 cải tiến nâng cấp (ảnh trên) là loại máy bay “đánh biển” mang nhiều loại vũ khí diệt hạm hiện đại. Rất khó phát hiện SU-22 vì nó có khả năng bay thấp trên mặt biển. Khi kết hợp với tàu tên lửa (ảnh giữa) và tàu PL cánh ngầm (ảnh dưới), bộ ba này là lực lượng được sử dụng cho lối đánh sở trường của Hải quân Việt Nam: Bí mật, bất ngờ tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, dồn dập. Không có gì là ngạc nhiên nếu như đối phương rất cảnh giác, dè chừng với lực lượng này. Tuy nhiên, ở đâu, lúc nào và như thế nào là vấn đề khác.


Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Về lý thuyết, với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn. Và một đơn vị, với một loạt phóng 8 quả (2,5s/1 quả) nó có thể buộc một hạm đội đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ. Và, nếu cả 2 đơn vị Bastion-P cùng khai hỏa một lúc? Một vấn đề rất khó lường trước của Bộ Tham mưu địch.


Tên lửa diệt hạm X-35 thực sự là cơn ác mộng trên biển Đông của địch.


Tên lửa diệt hạm 3M24 hay X-35 (biến thể xuất khẩu là 3M24E hay X-35E) là tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển do KTRV phát triển và sản xuất với các biến thể trang bị cho máy bay, trực thăng, tàu nổi (hệ thống Uran/Uran-E) và hệ thống tên lửa bờ biển Bal/Bal-E.
Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật X-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu vận tải biển.
Loại tên lửa này - X-35E hiện là loại vũ khí chống hạm chủ lực trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, kể cả các chiến hạm hiện đại nhất là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ lớp Gepard 3.9 mới được Nga chuyển giao. Do đó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, khi tác chiến xảy ra thì không thể thiếu loại tên lửa này.
Loại tên lửa này giá rẻ, nhỏ, nhẹ, nên bố trí nhiều quả trên một phương tiện (dạng tàu hộ vệ tên lửa Monliya lắp 16 quả) và không cần nhiều phương tiện cùng một lúc, rất phù hợp với chiến thuật lấy số lượng áp đảo, lấy nhỏ (nhưng nhiều) đánh lớn (nhưng ít) trong Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Loại tên lửa này hệ thống điều khiển gọn nhẹ, tổ hợp phóng đạn có kích thước nhỏ, do đó, tên lửa X-35 trên thực tế trở thành vũ khí phi đối xứng, phi tiêu chuẩn do có thể lắp được trong các container nhỏ 20’ trên các loại tầu, thuyền chở hàng cũng như du lịch, hoặc trên các căn cứ nhỏ ven biển, hải đảo nhỏ, nhà dàn.
Điều đặc biệt quan trọng là Việt Nam tự chủ được loại tên lửa này và có một hệ thống trinh sát phát hiện chỉ thỉ mục tiêu… cho riêng mình. Điều này có nghĩa là trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ của Việt Nam và trên một bờ biển dài hơn 3000 km đều có thể tồn tại tên lửa X-35.


Điều cuối cùng quyết định nhất vẫn là con người.
            Phi công già lái SU 35 . Thằng nào lớ vớ xâm lược VN là tớ phang tới số !hehe

Một hệ thống phòng thủ với nhiều loại vũ khí hiện đại thậm chí cả bom hạt nhân là điều cần thiết, nhưng con người vận hành nó còn quan trọng hơn nhiều.
Một hệ thống tác chiến hiện đại không phải là hệ thống vũ khí siêu công nghệ, nó là sự kết hợp giữa trái tim, khối óc người lính.
Đó là khả năng thông minh, phản ứng nhanh nhạy, xử lý hiệu quả các trang thiết bị đang khai thác sử dụng, với tinh thần sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Con người vẫn là nhân tố quyết định cho mọi sự thành bại trên chiến trường. Dân tộc Việt rất tin tưởng, tự hào vào Lực lượng vũ trang của mình.

Lê Ngọc Thống - PHTD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.