Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Tin Quân sự 31-8-2012


Nga có tính toán chiến lược gì khi xây dựng quân sự ở Viễn Đông?
(GDVN) - Nga đang tích cực chủ động xây dựng quân sự ở khu vực Viễn Đông để ứng phó với các thách thức chiến lược trong tương lai.
Tân Hoa xã lại bình luận về quan hệ Mỹ - Việt, ván cờ Thái Bình Dương
Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương và lời đồn đưa F-35 đến châu Á
Ảnh: Tập trận hải quân Mỹ - Nhật - Hàn TRILATEX trên Thái Bình Dương
Hải quân Nga sẽ triển khai 2 tàu ngầm lớp Borey ở Thái Bình Dương
Video: Chiến hạm Nga, Mỹ.… diễu võ dương oai trên Thái Bình Dương

Tàu săn ngầm cỡ lớn Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương, Nga.
Tân Hoa xã vừa có bài viết cho rằng, hiện nay, Nga mạnh mẽ tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân mới nhất Yuri Dolgoruky trang bị tên lửa Brava sẽ trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương trong năm nay. Đây là một động thái mới nhất của Nga trong việc tăng cường xây dựng lực lượng quân sự Viễn Đông.
Trước đó, quân Nga còn tuyên bố sẽ triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-400 ở bán đảo Kamchatka, hệ thống này cùng với 4 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral hợp tác chế tạo với Pháp sẽ triển khai một bộ phận ở khu vực Viễn Đông.
Nga, nước vắt ngang đại lục Âu-Á tuy được mệnh danh là “chim ưng hai đầu”, nhưng hướng châu Âu luôn là phương hướng chiến lược chủ yếu, Viễn Đông lại là hậu phương chiến lược lớn.
Từ lâu, sự phát triển sức mạnh quân sự của Viễn Đông luôn phục vụ cho nhu cầu chiến lược của hướng châu Âu.
Đặc biệt là sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, do bị dồn nén chiến lược của NATO và sự chi phối của vấn đề Chechnya, trong xây dựng quân đội, nguồn lực có hạn của quân Nga càng coi trọng bảo đảm cho hướng phía tây và phía nam, còn kế hoạch tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự Viễn Đông thì phần lớn dừng lại trên giấy. Lúc này, Nga bất ngờ tăng tốc các bước xây dựng quân sự Viễn Đông là có sự tính toán chiến lược sâu sắc.
Trước hết, phục vụ cho sự phát triển của Viễn Đông, mở rộng ảnh hưởng thực tế ở khu vực. Từ lâu, trình độ phát triển kinh tế khu vực Viễn Đông luôn khá lạc hậu ở Nga.
Sau khi Putin quay trở lại Điện Kremlin, đã thành lập riêng Bộ Phát triển Viễn Đông, nhằm tận dụng cơ hội phát triển của châu Á-Thái Bình Dương để tăng cường sự phát triển toàn diện của khu vực Viễn Đông. Khu vực Viễn Đông có tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật biển phong phú, tiềm năng khai thác, sử dụng rất lớn.
Trong khi đó, căn cứ vào “Chiến lược An ninh Quốc gia Liên bang Nga trước năm 2020”, Nga cũng mở rộng phạm vi sử dụng vũ lực tới lĩnh vực tranh giành nguồn năng lượng.
Nga tăng cường sức mạnh quân sự Viễn Đông cũng có sự tính toán sử dụng vũ lực khi cần thiết để bảo đảm quyền kiểm soát đối với nguồn năng lượng.


Nga sẽ triển khai tàu tấn công đổ bộ Mistral mua của Pháp ở khu vực Thái Bình Dương.
Ngoài ra, cùng với việc Mỹ mạnh mẽ “quay trở lại châu Á”, không ngừng tăng cường triển khai lực lượng ở khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là việc tăng cường đồng minh Mỹ-Nhật, sự tăng cường hợp tác giữa Mỹ và ASEAN, đều làm tăng biến số cho tình hình chiến lược của khu vực.
Trong khi đó biển Okhotsk và quần đảo Nam Kuril (Nhật gọi là Bốn hòn đảo phương Bắc) trên hướng Hạm đội Thái Bình Dương có vị trí chiến lược rất quan trọng, là trận địa lý tưởng để Nga theo dõi hoạt động quân sự hải, không quân của Nhật-Mỹ và thu thập tin tức tình báo có liên quan.
Là một nước lớn của Âu-Á, Nga tăng cường triển khai lực lượng trên hướng này, lo trước tính sau trong xây dựng quân sự, cũng là một phương diện quan trọng để tăng cường vai trò ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Thứ hai, đặt chân bố trí lâu dài, ứng phó với các thách thức chiến lược trong tương lai. Sự co cụm chiến lược của Mỹ dưới sự tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, về khách quan đã cải thiện hoàn cảnh chiến lược của Nga, quan hệ giữa Nga với NATO và EU cũng từng bước được cải thiện, nâng cấp, vai trò ảnh hưởng ở khu vực Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS, hay SNG) tăng lên rõ rệt.
Nhưng, ý đồ chiến lược làm suy yếu Nga của Mỹ hoàn toàn không giảm đi, tâm lý đề phòng Mỹ của Nga cũng không giảm đi, nắm chắc thời cơ có lợi hiện nay, tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự Viễn Đông cũng là sự bố trí trước ứng phó với các thách thức chiến lược tương lai.Cùng với việc thực hiện chương trình “phòng thủ tên lửa Đông Âu” và “Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu” (Prompt Global Strike, PGS), Nga đặc biệt nhấn mạnh phải tăng cường xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược có độ tin cậy, hơn nữa sẽ di chuyển nhiều căn cứ phóng tên lửa hơn tới Viễn Đông, tăng cường xây dựng khả năng cảnh báo sớm tên lửa và giám sát vũ trụ trên hướng này, điều này đã trở thành một sự lựa chọn tự nhiên.
Nga tổ chức cuộc diễn tập chiến lược, chiến dịch “Phương Đông-2010” ở khu vực Viễn Đông có quy mô lớn nhất từ khi Liên Xô tan rã đến nay, xây dựng bãi phóng hàng không vũ trụ ở hướng Đông, bắt đầu sử dụng hệ thống radar Voronezh-M mới, đều có tính toán đến việc tăng cường xây dựng sức mạnh có chiều sâu, ứng phó với các thách thức chiến lược tương lai.

Radar cảnh báo tên lửa Voronezh của Nga.

Hệ thống tên lửa S-400 Nga

Quân đội Trung Quốc khoe khoang dàn tên lửa hạt nhân

Tên lửa Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh - Ảnh: Reuters

Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) khẳng định họ có thể phóng tên lửa hạt nhân từ mọi địa điểm trong nước và gọi đó là bước nhảy vọt lịch sử. Theo đó, các tên lửa hạt nhân Trung Quốc có thể được phóng nhanh chóng và chính xác trong một bước phát triển được mô tả là “ngoài sức tưởng tượng”. Theo tờ South China Morning Post, Quân đoàn Pháo binh số 2, tức lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, khẳng định hôm 27.8 rằng họ đã thực hiện “sự chuyển đổi chiến lược” về năng lực vũ khí.
Tin tức được đưa ra sau khi có nhiều tường thuật của phương Tây về việc Quân đoàn Pháo binh số 2 thử một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thế hệ thứ 3 có tên Đông Phong-41 vào tháng trước. Với tầm bắn lên đến 14.000 km và có thể mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, loại tên lửa này được cho là có thể đe dọa mọi thành phố của nước Mỹ. Tờ PLA Daily tiết lộ trong mùa hè này, một số lữ đoàn thuộc Quân đoàn Pháo binh số 2 đã tiến hành các đợt thử tên lửa thành công tại các sa mạc ở tây bắc, khu vực núi đồi và sông nước ở đông nam và rừng rậm tại phía nam. Ông Antony Wong Dong, Chủ tịch Hiệp hội Quân sự Quốc tế ở Ma Cao, nhận xét với tờ South China Morning Post: “Một trong những thông điệp chính yếu… là nói với phía Mỹ rằng các tên lửa của PLA cơ động hơn những gì họ tưởng tượng trước đây”. Theo ông Wong, bài báo của PLA Daily được chú trọng bởi các nhà quan sát quân sự, đặc biệt khi nó được đăng tải sau những động thái tăng cường hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật, bao gồm việc tổ chức cuộc tập trận đổ bộ chiếm đảo ở Guam và sự hợp tác chặt chẽ trong việc xây dựng lá chắn tên lửa.
Ông Wong bổ sung rằng bài báo cũng có thể được xem là phản ứng với những tường thuật bên ngoài về vụ thử ICBM thế hệ thứ 3. Ông Andrei Chang, Tổng biên tập của tuần san quốc phòng Kanwa Asian tại Canada, đánh giá: “Nếu tính cơ động của các tên lửa được nâng cấp, PLA có thể che giấu chúng tại bất kỳ nơi đâu trước khi phóng… Khả năng phản công của họ sẽ được tăng cường đáng kể”. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về những bước phát triển quân sự và an ninh mới nhất của PLA, việc giới thiệu hệ thống cơ động hơn tạo ra những thách thức về điều khiển và chỉ huy. Báo cáo đánh giá các tên lửa di động trên bộ có thể đối mặt với những vấn đề, bao gồm năng lực thông tin liên lạc hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm soát hệ thống phóng di động trên bộ trong thời chiến.
Nguồn Báo Thanh Niên

5 năm nữa Hàng không mẫu hạm Thi Lang mới đủ khả năng tác chiến

Hàng không mẫu hạm duy nhất hiện có của Trung Quốc (Thi Lang), chiến hạm được lên kế hoạch chuyển giao cho hải quân nước này vào cuối năm 2012, sẽ chưa đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cho tới năm 2017. Thông tin này đã được tờ báo Shanghai Daily dẫn lời phát ngôn viên Học viện Hải quân Trung Quốc, Đại tá Li Jie. Theo đó, quá trình chạy thử và kiểm tra hệ thống của tàu sân bay Thi Lan sẽ cần ít nhất 3 năm và phải cần tới 5 năm nữa, chiến hạm này mới có khả năng tác chiến thực thụ.



Ảnh minh họa/ Internet

Ông L. Jie cũng cho biết, từ ngày 27-8, Thi Lang đã bắt đầu giai đoạn chạy thử độc lập mới. Khu vực chạy thử của Thi Lang được bảo vệ bởi các khu trục hạm, tuần dương hạm, khinh hạm và một số tàu ngầm Trung Quốc. Căn cứ vào các bức ảnh được bố, trong quá trình chạy thử, Thi Lang đã thử nghiệm khả năng hỗ trợ chiến đấu cơ hạ cánh trên boong. Được sửa chữa dựa trên khung tuần dương hạm tên lửa mang máy bay Varyag thuộc Đồ án 1143.6 của Liên xô, năm 1998, Trung Quốc đã mua lại khung thân chiến hạm này từ Ukraine với giá phế liệu. Ban đầu, Varyag được nghiên cứu để biến thành một sòng bạc nổi trên biển. Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc đã thay đổi kế hoạch khôi phục lại chiếc tàu sân bay này và Thi Lang bắt đầu chạy thử từ tháng 12-2011.
Nguồn Báo Quân đội nhân dân

Mỹ hoàn thành hợp đồng chuyển giao chiến đấu cơ F-16 cho Morocco
Ngày 22-8, tại cơ sở ở thành phố Fort Worth, bang Texas, hãng Lockheed Martin đã chuyển giao cho phía Morocco 3 chiến đấu cơ F-16 Block 52 cuối cùng trong hợp đồng bán 24 máy bay loại này. Sau lễ chuyển giao, các máy bay F-16 trên đã lên đường về căn cứ đóng quân tại Morocco. Tháng 12-2007, Mỹ và Morocco đã đạt được thỏa thuận cung cấp 24 chiến đấu cơ F-16 Block 52 trị giá 2,4 tỉ USD. Hợp đồng này bao gồm cả vũ khí và dịch vụ hậu cần kèm theo. Sau đó, hợp đồng này được Cơ quan hợp tác quốc phòng và an ninh Mỹ (DSCA) đệ trình lên Quốc hội Mỹ và được thông qua.



F-16 Block 52.

Cuối tháng 5-2008, Morocco đã giải ngân gói tài chính đầu tiên của hợp đồng trên trị giá 233,3 triệu USD. Theo đó, quân đội Morocco được cung cấp 18 máy bay F-16C phiên bản một chỗ ngồi và 6 máy bay F-16D phiên bản hai chỗ ngồi. Chiến đấu cơ F-16 của Morocco được trang bị động cơ phản lực F100-PW-229 EEP (Engine Enhancement Package) và ra-đa hàng không AN/APG-68(V)9. Được triển khai tại căn cứ không quân Ben Gerir, phía Bắc Morocco, các chiến đấu cơ F-16 mới thay thế vị trí của các đơn vị máy bay F-5 và Mirage cũ của không quân quốc gia Bắc Phi này. Đang nằm trong biên chế quân đội 25 quốc gia trên thế giới, chiến đấu cơ đa nhiệm hạng trung F-16 được coi là một trong những dòng máy bay quân sự phổ biến nhất thế giới. Hiện tại, Lockheed Martin đang thực hiện hợp đồng cung cấp máy bay loại này cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Oman và Iraq.
Nguồn Báo Quân đội nhân dân

Nga chạy đua với Mỹ về công nghệ siêu thanh
Nga đang nỗ lực chế tạo một phương tiện vận chuyển siêu thanh với mục tiêu triển khai vệ tinh vào quỹ đạo. Dự án này dựa một phần trên công nghệ ứng dụng trong chiến đấu cơ Su-27. Hãng thông tấn RIA-Novosti vừa thu thập được những tài liệu thuộc về Phòng Thiết kế Không gian của cơ quan nghiên cứu NPO Molniya, theo đó Nga đang có kế hoạch phát triển một thiết bị dòng vận tải siêu thanh gọi là Hammer. “Giai đoạn đầu của dự án được thiết kế cho các cấu hình bên trong và bên ngoài của thiết bị phóng siêu thanh không người lái Hammer”, RIA-Novosti dẫn thông tin từ tài liệu trên. Hammer sẽ có khả năng mang theo những vệ tinh nhỏ nặng đến 770 kg vào quỹ đạo Trái đất từ độ cao 200 - 500 km cách mặt đất. Hammer được thiết kế dựa trên một phần công nghệ động cơ quạt tuabin vốn được sử dụng ở dòng chiến đấu cơ Su-27. Phương tiện siêu thanh này có khả năng phóng lên quỹ đạo qui định, thả vệ tinh mang theo và trở về căn cứ. Hammer có thể sử dụng cho cả mục tiêu quân sự lẫn dân sự. Trong một diễn biến liên quan, dự án phóng thử thiết bị siêu thanh không người lái X-51 Waverider của Mỹ đã thất bại hồi tuần rồi do lỗi kỹ thuật.



X-51 Waverider bên dưới B-52 trước khi phóng - Ảnh: NASA

Tuy nhiên, phát biểu trên đài Rossiya 24, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin khẳng định quân đội nước này sẽ quyết tâm theo đuổi công nghệ hàng không siêu thanh với mục tiêu không thể thua Mỹ.
Nguồn Báo Thanh Niên

Philippines xem xét tuần tra biển chung với Indonesia, Malaysia
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 30.8 cho biết nước ông, Indonesia và Malaysia đang cân nhắc tiến hành các cuộc tuần tra chung trên biên giới biển của ba nước nhằm chống cướp biển, buôn lậu và sự di chuyển của các tay súng liên quan đến mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, theo hãng tin AP. Người đứng đầu Bộ quốc phòng Philippines cho biết, đề nghị trên được thảo luận trong các cuộc gặp đầu tuần này với những người đồng cấp Indonesia và Malaysia, vốn đến Philippines để thăm binh lính của họ đang tham gia những nỗ lực củng cố thỏa thuận ngừng bắn giữa lực lượng Philippines với các tay súng Hồi giáo ở miền nam nước này.


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin - Ảnh: Reuters
"Philippines đã từng cân nhắc các cuộc tuần tra hải quân chung với Indonesia hoặc Malaysia trước đây, nhưng nỗ lực của ba bên sẽ cải thiện đáng kể an ninh trong khu vực đầy rủi ro này", ông Gazmin nói. Các nước Đông Nam Á có chung đường biên giới biển, nơi các hoạt động buôn người và vũ khí, cướp biển và những sự di chuyển của các tay súng có liên hệ với al-Qaeda lâu nay là các nỗi lo lớn. Vào năm 2000, các tay súng của nhóm Abu Sayyaf đã vượt biên giới bằng xuồng cao tốc và bắt cóc 21 du khách châu Âu, công nhân Malaysia và Philippines từ khu du lịch lặn Sipadan của Malaysia và đưa họ về các cứ điểm trong rừng già ở miền nam Philippines, nơi các nạn nhân được thả ra sau khi nộp tiền chuộc. Indonesia cũng lo ngại về tình trạng buôn lậu vũ khí từ miền nam Philippines sang Indonesia, nơi chúng có thể rơi vào tay của các chiến binh Hồi giáo. Ông Gazmin nói chính quyền của ba nước sẽ nghiên cứu đề xuất tiến hành các cuộc tuần tra hải quân chung, cũng như những cuộc trao đổi thông tin và những giải pháp phản ứng nhanh nhằm đối phó với tình trạng nguy cấp trên biển và tội phạm xuyên biên giới.
Nguồn Báo Thanh Niên

Thái Lan trang bị trực thăng Eurocopter

Chính phủ Thái Lan ngày 29.8 đã quyết định chi gần 4 tỉ baht (khoảng 100 triệu USD) để mua 4 máy bay trực thăng của hãng Eurocopter, theo hãng tin AFP. Phó thủ tướng Thái Lan Yutthasak Sasiprapa cho biết Eurocopter sẽ giúp Thái Lan làm mới lại đội bay đã quá lỗi thời của quốc gia này.



Một chiếc trực thăng Cougar EC 725 của Eurocopter - Ảnh: AFP
Các máy bay trực thăng mới mua về sẽ được sử dụng trong những chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ, thay cho đội trực thăng Huey do Mỹ sản xuất đã có từ 40 năm nay. Một quan chức cao cấp của quân đội Thái Lan cho biết loại trực thăng mà Thái Lan đặt mua là Cougar EC 725, vốn có khả năng vận chuyển binh lính. Eurocopter, một trong những nhà sản xuất trực thăng dân dụng hàng đầu thế giới, là công ty con Tập đoàn Hàng không Vũ trụ và Quốc phòng châu Âu (EADS).
Nguồn Báo Thanh Niên

Trung Quốc triển khai máy bay do thám không người lái trên biển



Máy bay không người lái - Ảnh: AFP
Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc thông báo hôm 29.8 rằng các máy bay không người lái (UAV) sẽ được triển khai dọc bờ biển nước này để thực hiện các sứ mệnh do thám trên biển. Tân Hoa xã dẫn lời ông Vu Thanh Tùng, quan chức thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết dự án cũng bao gồm việc xây dựng 11 căn cứ UAV do các cơ quan hàng hải cấp tỉnh phụ trách. Hiện chưa có chi tiết về quy mô cũng như thời gian biểu của dự án song ông Vu lưu ý rằng ít nhất mỗi căn cứ sẽ được triển khai một UAV. Một chương trình thử nghiệm có liên quan đã được thực hiện vào cuối năm 2011 khi tỉnh Liêu Ninh chụp thành công những bức không ảnh trên khu vực biển có diện tích 980 km vuông bằng các UAV thuê. Nhà chức trách địa phương cho biết họ có thể sử dụng những bức ảnh có độ phân giải cao để phát hiện các hoạt động khai thác cát trái phép cũng như theo dõi môi trường biển dọc bờ biển và các hòn đảo. Tuy nhiên, tờ South China Morning Post dẫn lời đại tá Lý Kiệt, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận định việc thành lập các căn cứ UAV ở dọc bờ biển có thể giúp nước này bảo vệ lãnh thổ trên biển về lâu dài. “Những UAV nội địa đã đạt đến mức độ phát triển nhất định sau khi vượt qua nhiều vấn đề kỹ thuật, cho phép các máy bay có thể hoạt động lâu hơn trên biển… Các UAV khó phát hiện và việc sử dụng chúng không mang lại rủi ro về nhân mạng, vì thế chúng có thể được sử dụng để theo dõi mọi phương tiện bay của nước ngoài tại lãnh thổ trên biển của chúng ta”, ông Lý Kiệt nói. Bộ Quốc phòng Nhật từng báo cáo về việc ba chiếc tàu chiến của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thực hiện những cuộc diễn tập cất cánh và hạ cánh với sự tham gia của các UAV vào tháng 4 ở Thái Bình Dương.
Nguồn Báo Thanh Niên

Tham vọng “tàu đổ bộ” của Trung Quốc
Gần đây, các chuyên trang quân sự liên tục đăng tải hình ảnh cho thấy ngày càng có nhiều tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) xuất hiện trong các xưởng đóng tàu của hải quân Trung Quốc. Trong đó, tàu đệm khí lớp Jingsah II dài 22 m, nặng 70 tấn, chở được 15 tấn hàng hóa hoặc khí tài/thiết bị trở nên đặc biệt nổi bật. Theo giới chuyên gia, Bắc Kinh đang đóng hàng loạt tàu loại này để triển khai cùng đội tàu mẹ đổ bộ (LPD) lớp 071. Đến nay, tàu mẹ đổ bộ lớp 071 được xem là chiến hạm lớn nhất của Trung Quốc khi tàu sân bay đầu tiên của nước này chưa chính thức hoạt động.
Tăng cường năng lực đổ bộ
Theo chuyên trang quân sự Strategypage.com, Trung Quốc hồi năm ngoái đã đưa chiếc thứ 2, mang tên Tỉnh Cương Sơn, thuộc nhóm LPD lớp 071 vào biên chế hạm đội Nam Hải. Trước đó, chiếc đầu tiên có tên gọi là Côn Lôn Sơn cách đây 4 năm cũng đã được biên chế vào hạm đội Nam Hải. Ngoài ra, chiếc thứ 3 thuộc lớp tàu này hiện trong giai đoạn hoàn thiện và Bắc Kinh sẵn sàng đóng thêm chiếc thứ 4 để tiến đến mục tiêu sở hữu 6 chiếc LPD lớp 071.







Bản vẽ mô tả tàu mẹ đổ bộ lớp 071 và các khí tài nổi bật kèm theo - Đồ họa: Hoàng Đình

- Ảnh: Hobbyshanghai.net

Với chiều dài 210 m và nặng 20.000 tấn, LPD lớp 071 có bãi đáp cho 2 chiếc trực thăng và có thể mang theo tổng cộng 4 trực thăng quân sự loại Z-8 hoặc Z-9. Ngoài ra, mỗi chiếc tàu lớp 071 còn có thể mang theo 4 tàu đổ bộ đệm khí, 2 tàu chiến loại nhỏ cùng 800 binh lính, 20 xe bọc thép. Bên cạnh đó, loại tàu mẹ đổ bộ này được trang bị 1 khẩu pháo 76 li, 4 pháo 30 li tự động chống tên lửa để phòng thủ trong lúc vận chuyển lực lượng tấn công. Ước tính, mỗi chiếc LPD lớp 071 trị giá khoảng 300 triệu USD. Mặc dù nằm cùng hạng với tàu lớp San Antonio (Mỹ) 25.000 tấn hoặc tàu Mistral (Pháp) 21.500 tấn, nhưng tàu lớp 071 chỉ cần đến thủy thủ đoàn 120 người để vận hành, ít hơn đáng kể so với con số 180 của tàu Mistral hay 396 của tàu San Antonio. Song hành cùng việc bổ sung tàu LPD, Bắc Kinh còn tăng cường phát triển LCAC. Trước đây, các LCAC do Trung Quốc tự chế tạo chỉ có thể chở khoảng 20 binh sĩ hoặc 2 tấn hàng hóa. Tuy nhiên, từ năm 2005, Bắc Kinh chế tạo tàu Jingsah II để sở hữu những chiếc LCAC lớn hơn. Cũng trong năm 2005, Bắc Kinh còn mua thêm một số tàu thuộc lớp Zubr vốn do Nga cung cấp, đây là tàu đệm khí đổ bộ lớn nhất thế giới và còn có tên gọi theo NATO là Pomornik. Tàu đệm khí lớp Zubr đủ sức mang theo 130 tấn thiết bị khí tài nên có thể chở đến 3 xe tăng cùng xe bọc thép tấn công hạng nhẹ. Ngoài ra, tàu Zubr còn có 2 hệ thống pháo phản lực đa nòng, 4 hệ thống tên lửa đối không tầm ngắn và 2 khẩu pháo cận chiến AK-630 cỡ nòng 30 li. Với tốc độ tối đa 100 km/giờ, loại tàu đổ bộ này có thể di chuyển nhanh chóng thẳng từ Trung Quốc đại lục đến Đài Loan. Đến nay, Trung Quốc đã mua 2 chiếc Zubr từ Ukraine và đang đóng thêm 2 chiếc với mức giá khoảng 10 triệu USD mỗi tàu. Theo trang Strategypage.com, Bắc Kinh có thể đang tìm cách tự đóng loại LCAC ngang ngửa với Zubr.

Hải quân Trung Quốc bị chê yếu
Tuy nhiên, dù liên tục nỗ lực tăng cường lực lượng tàu chiến nhưng hải quân Trung Quốc vẫn bị đánh giá là “hạm đội duyên hải”, thiếu khả năng viễn chinh. Theo trang Strategypage.com dẫn đánh giá của Cục Tình báo hải quân Mỹ cho rằng hải quân Trung Quốc chỉ có thể mạnh hơn nếu Bắc Kinh thường xuyên “nhúng nước” các đội tàu của mình. Trong một thập niên qua, hải quân nước này hoạt động xa nhất là đến Somalia, cách “sân nhà” khoảng 10.000 km, tham gia sứ mệnh chống cướp biển ở vịnh Aden. Hiện tại, Bắc Kinh có 74 tàu khu trục các loại nên phải cần thêm từ 4 - 5 năm để triển khai luân phiên toàn bộ số tàu này đến trải nghiệm thực tế tại vùng biển ngoài khơi Somalia. Đến trước năm 2005, chưa có chiếc nào trong số 50 tàu ngầm của Trung Quốc trải qua những hành trình xa bờ. Từ sau năm 2008, khả năng hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc được cải thiện nhưng vẫn chưa đủ sức giúp nước này đạt tiêu chuẩn cường quốc hải quân mà phương Tây đề ra. Ngoài ra, giới chuyên gia cũng nhận định rằng Bắc Kinh tập trung quá nhiều vào tấn công mà bỏ lơ phòng thủ. Các loại tàu chiến hiện đại của Trung Quốc thiếu khả năng chống tàu ngầm, không được trang bị những loại thiết bị định vị sóng âm cực nhạy. Đồng thời, tàu chiến Trung Quốc, đặc biệt là tàu hỗ trợ, khó đủ sức chống lại thủy lôi. Vì thế, khả năng tác chiến của hải quân nước này có thể bị vô hiệu hóa khi đối phương tổ chức trận địa thủy lôi dày đặc. Cùng quan điểm, tờ Đông phương Nhật báo của Hồng Kông từng đăng bài đánh giá rằng điểm yếu nhất của hải quân Trung Quốc là thiếu hẳn lực lượng không quân và lính thủy đánh bộ đủ sức phối hợp, hỗ trợ hiệu quả cho hải quân.

Tổng hợp từ các nguồn đã dẫn

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Tin Quân sự

Nga đau đầu vì Trung Quốc sắp làm nhái được Su-35
PhunuToday- Gần đây Tạp chí Quốc phòng Hán Hòa cho biết hiện nay các kĩ sư Trung Quốc đã đạt được khá nhiều thành công trong việc chế tạo phiên bản máy bay giống như máy máy thế hệ 4++ Su-35 của Nga.



Năm 2018, Trung Quốc sẽ có những chiếc Su-35 phiên bản Trung Quốc đầu tiên
Theo đó tờ Hán Hòa cho biết theo những thông tin gần đây: Nga và Trung Quốc đang thảo luận điều kiện của hợp đồng bán 48 Su-35 trị giá gần 4 tỷ USD. Hai bên hầu như đã thống nhất về số lượng và giá cả máy bay mua bán, nhưng “giá trong quá trình đàm phán có thể thay đổi”.
Nếu như thương vụ được ký kết, đây sẽ là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung và là hợp đồng xuất khẩu Su-35 đầu tiên.
Trở ngại duy nhất còn lại lúc này đó là Nga yêu cầu Trung Quốc phải bảo đảm việc bảo vệ bản quyền, nhằm ngăn chặn việc chế tạo các máy bay chiến đấu Su-35 mà không có giấy phép phù hợp.
"Nga không chỉ nhắm tới việc duy trì sự hiện diện trên thị trường máy bay chiến đấu của Trung Quốc, mà đồng thời còn nỗ lực ngăn chặn nguy cơ các máy bay của Nga bị làm nhái để rồi sau đó được bán cho một bên thứ ba với mức giá thấp hơn rất nhiều".
Nhưng theo một số thông tin gần đây một nhà máy sản xuất máy bay của Trung Quốc ở Thầm Dương cho biết đã chế tạo được phần khung cơ bản của máy bay thế hệ 4++ Su-35 của Nga, vấn đề bây giờ chỉ là những kĩ sư của Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được bài toán về động cơ.
Su-35, được trang bị hai động cơ 117S với vectơ lực đẩy, là sự kết hợp của tính tiện dụng và khả năng tấn công hiệu quả đồng thời nhiều mục tiêu trên không.
Những kĩ sư của Trung Quốc vẫn đang loay hoay với bài toán động cơ này vì chưa thể chế tạo được loại động cơ xuất xứ trong nước đáp ứng đủ các điều kiện trên, bài toán động cơ chưa hết thì họ lại phải đối mặt với những khó khăn bởi hệ thống rada Irbis của Su-35 (hệ thống ra đa này gấp 4 lần hệ thống được sử dụng trên Su-27SK).

Nếu có cả phiên bản làm nhái Su-35 Trung Quốc có đầy đủ các loại máy bay hiện đại nhất của Nga trong biên chế quân đội Ngoài ra, các kĩ sư này còn phải đối mặt với hệ thống điện phức tạp của Su-35 nhưng tất cả mọi vấn đề này sẽ nhanh được giải quyết.
“Dự kiến năm 2018 Trung Quốc sẽ có những chiếc Su-35 phiên bản trong nước đầu tiên” trưởng nhóm kĩ sư ở nhà máy sản xuất máy bay này cho biết.
Trước đó tờ Đông Phương báo số ra cuối tháng 3/2012 cho biết: nối tiếp thành công của những lần trước như các loại máy bay J-11( loại nhái Su-27 của Nga), hay loại J-15 nhái của loại máy bay Su-33 của Nga cũng như J-16 loại Su-30MK2 của Nga… các chuyên gia và kĩ sư quân sự Trung Quốc đã chế tạo thành công 8 phiên bản đầu tiên loại máy bay ném bom hạng nặng Su-34 của Nga.
Hiện nay, Trung Quốc đang trong quá trình thử nghiệm phiên bản máy bay này, có thông tin là việc thử nghiệm trong đường hầm gió của phiên bản made in Trung Quốc này đã hoàn thành và cho kết quả hết sức khả quan.

Trước đó, giới quân sự Trung Quốc đã làm nhái được 8 máy bay ném bom khủng nhái Su-34 của Nga
Trung Quốc sẽ dùng loại máy bay mới này để thay thế cho loại máy bay ném bom lạc hậu H-6 của mình, theo nhiều thông tin tình báo quan trọng trong 3 năm trở lại đây Trung Quốc gần như đã không sản xuất những vũ khí và trang thiết bị cho máy bay H-6
Phiên bản Su-34 của Trung Quốc có thể mang được 8 tấn bom, trong khi loại H-6 của Trung Quốc mang được 9 tấn bom.
Nhưng Su-34 made in Trung Quốc có tính cơ động, linh hoạt hơn chưa kể loại J-17 này theo cách gọi của Trung Quốc được Trung Quốc trang bị thêm nhiều giá treo vũ khí dưới bụng, dưới cánh để có thể mang được nhiều vũ khí và tên lửa hành trình hơn loại nguyên bản của Nga.
Su-35 được coi là tiêm kích thế hệ 4++, có khả năng bay với tốc độ 2.500 km/h, tầm bay 3.400 km, bán kính chiến đấu 1.600 km. Máy bay được trang bị 1 pháo 30 mm, 12 điểm treo vũ khí (tên lửa, bom các loại).

Philippines ‘đắn đo’ mua tàu ngầm
Cập nhật lúc :6:46 AM, 29/08/2012
Hải quân Philipine đang nghiên cứu việc có nên mua sắm tàu ngầm.
(ĐVO) Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho biết, Hải quân Philippines đang nghiên cứu tính thiết thực của việc nên hay không nên mua tàu ngầm.
“Điều đó đang được Hải quân chúng tôi nghiên cứu, việc mua tàu ngầm có thiết thực không, liệu có đáp ứng nhu cầu của chúng tôi không”, ông Aquino nói sau chuyến thăm tàu tuần tra BRP Gregorio del Pilar.
Ông Aquino lưu ý thêm, năm 1998, một quốc gia láng giềng Đông Nam Á đã mua tàu ngầm từ các nước Đông Âu và phát hiện ra rằng, tàu không thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Hải quân Philippines được cho là đang có kế hoạch mua tàu ngầm đầu tiên, có trị giá hàng tỷ USD, không muộn hơn năm 2020.

'F-22 khiến phi công Mỹ tự tử'(?)
Cập nhật lúc :3:18 PM, 28/08/2012
Vợ góa của một phi công lái F-22 cho rằng chính chiếc máy bay chiến đấu thế hệ mới này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của chồng bà.
(ĐVO) Trả lời phỏng vấn với tờ Star-Telegram, Joanna Tinsley, vợ góa của phi công Tinsley, người đã lái chiếc F-22 cho biết, chồng bà đã có những thay đổi lớn vào những tháng cuối đời.
Trước đây, ông là người sống vui vẻ, nhiệt huyết và quan tâm đến mọi người. Sau đó, tình trạng sức khỏe và tinh thần của ông này trở nên tồi tệ. Hậu quả là ông đã tự vẫn bằng một phát súng vào năm 2008.
Joanna Tinsley kể lại: “Chồng tôi trở nên nóng tính, thiếu kiên nhẫn. Anh ấy có thể dễ dàng nổi cáu với những thứ trước kia chẳng thể làm anh ấy nổi giận. Đầu óc chồng tôi trở lên lơ đễnh hơn. Tinsley có thể hỏi đi hỏi lại một vấn đề, sau đó thì nhìn bạn bằng một cái nhìn trống rỗng.
Tinsley còn thường xuyên đau đầu, ăn uống không ngon và không ngủ đủ giấc. Anh ấy còn phải chịu đựng những cơn ho kinh niên, điều thường thấy ở những phi công lái F-22".



Nhiều bà vợ phi công cho rằng F-22 là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe tồi tệ của chồng mình.

Giờ đây, sau khi đọc được những bản báo cao về các hiện tượng lạ xảy ra với phi công F-22, so sánh với những gì mà các bà vợ phi công F-22 nói, Tinsley cho rằng F-22 chính là nguyên nhân khiến sức khỏe chồng bà tệ đi, và kinh khủng hơn, đây có thể là nguyên nhân khiến chồng bà tự tử.
Ngoài Tinsley, nhiều vợ phi công lái F-22 đều nhận thấy những dấu hiệu thay đổi về sức khỏe xảy ra với chồng của mình: thường xuyên ho, mất trí...
Hàng loạt bản báo cáo trong vòng 4 năm qua cho thấy phi công lái F-22 trở nên mất phương hướng.
Các điều tra viên thuộc Không quân Mỹ có chứng cứ cho thấy, một phi công lái F-22 bị mất phương hướng và không nhận thức được những nguy hiểm xung quanh mình cho đến khi mọi việc trở nên quá muộn.
Một trường hợp khác, hệ thống cung cấp dưỡng khí cho máy bay bị hỏng và phi công không thể khởi động được hệ thống cung cấp dưỡng khí phụ. Viên phi công bị mất phương hướng và không làm gì cho đến khi máy bay rơi xuống Alaska.
Những phi công khác đã hạ cánh an toàn nhưng lại không thể nhớ được chuyện gì đã xảy ra.
Trong khi đó, Không quân Mỹ cho rằng, vấn đề về dưỡng khí là do chiếc van gắn trên áo bảo hộ gây ra.

Rogozin: 'PAK-DA phải là máy bay siêu vượt âm'

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin lặp lại lời kêu gọi của ông vào hôm 27/8 về vấn đề phát triển một máy bay siêu vượt âm cho ném bom tầm xa cho tương lai PAK-DA.
(ĐVO) "Tôi nghĩ rằng chúng ta cần tiếp tục con đường của công nghệ siêu vượt âm (hypersonic) và chúng ta đang đi đúng hướng và sẽ không thất bại như người Mỹ", ông Rogozin nói trên kênh truyền hình Rossiya 24. "Chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ này khi phát triển một máy bay ném bom mới".
"Hàng không quân sự tầm xa là rất quan trọng cho nước Nga, vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ sao chép kinh nghiệm 40 năm của người Mỹ và tạo ra một máy bay ném bom tương tự như B-2...hay là chúng ta tiếp tục một cái mới bằng con đường công nghệ tối tân, tìm kiếm chân trời mới và tạo ra một cỗ máy có thể xâm nhập vào các hệ thống phòng không và tiến hành tấn công vào bất kỳ mục tiêu nào", ông Rogozin nói.
Những bình luận mới nhất của ông Rogozin được đưa ra sau khi vụ thử nghiệm phương tiện bay không người lái siêu vượt âm X-51A Waverider của Mỹ bị thất bại . Mục đích của vụ thử nghiệm là để chứng minh Waverider có thể bay khoảng 5 phút ở tốc độ siêu vượt âm với động cơ scamjet.


Phác họa của cư dân mạng về PAK-DA.

Trước đó, Chỉ huy Lực Hàng không Tầm của Lực lượng Không quân Nga, Trung tướng Anatoly Zhikharev đã nói, PAK-DA đầu tiên sẽ đi vào phục vụ vào khoảng năm 2020, và việc phác thảo thiết kế hiện đang được thực hiện bởi phòng thiết kế Tupolev.
Trong tháng 6/2012, Tổng thống Putin đã ra lệnh phát triển một máy bay ném bom tầm xa mới cho hàng không chiến lược.
"Chúng ta phải phát triển và làm việc trên máy bay ném bom tầm xa PAK-DA mới cho Hàng không tầm xa. Nhiệm vụ này không dễ từ góc độ khoa học - kỹ thuật, nhưng chúng ta cần bắt đầu làm việc", ông Putin nói.
Còn Phó Thủ tướng Rogozin từng nói rằng ông không cần PAK-DA để thay thế những máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160 đã già tuổi của lực lượng không quân. Sau đó, ông đã đính chính rằng sẽ "chiếu cố" cho việc phát triển một máy bay ném bom tương lai, nhưng sẽ không được giống như một bản sao của B-2 và sẽ sử dụng công nghệ siêu vượt âm.
PAK-DA hay vũ khí bí mật?

Hồi tháng 5/2012, ông Rogozin kêu gọi ngành công nghiệp quốc phòng Nga phải phát triển vũ khí siêu vượt âm như một hệ thống tấn công tương lai, và mô tả rằng các chương trình vũ khí siêu vượt âm mà người Mỹ đang làm việc như X-51, Falcon, HiFire và HyFly.. là những mối đe dọa lớn đối với nước Nga.
"Việc thực hiện công việc này cho phép chúng tôi đặt ra cơ sở cho việc tạo ra một đối thủ cạnh tranh trong vũ khí siêu vượt âm và việc phát triển một vũ khí như vậy sẽ được thảo luận ở cấp cao nhất của nhà nước", ông Rogozin nói.

Trong khi đó, các chuyên gia hàng không vũ trụ thì nói rằng, bình luận của ông Rogozin nhiều khả năng có liên quan tới một tên lửa hàng không tương lai chứ không phải là cho một máy bay ném bom.

Bên tập viên tạp chí hàng không Russia/CIS Observer, ông Maxim Pyadushkin nói: "Tôi rất nghi ngờ nó sẽ có thể tạo ra một máy bay ném bom siêu vượt âm vào thời điểm năm 2020. Và những phát biểu trên của ông Rogozin không có những điểm nhấn. Một máy bay ném bom siêu vượt âm sẽ là rất tốt, nhưng nếu nó không phải là siêu vượt âm. Có lẽ đúng hơn thì ông Rogozin đang nói về một tên lửa".
Douglas Barrie, một chuyên gia phân tích chiến tranh không quân từ Viện nghiên cứu Chiến lược có trụ sở tại London đánh giá, trong thời kỳ Xô Viết, đã có nghiên cứu đáng kể về vũ khí tốc độ cao, mà đỉnh cao là dự án như tên lửa Raduga Kh-90.

"Các phần tử của nghiên cứu này có thể được tái sinh như một nền tảng vũ khí cho PAK-DA trong 10-15 năm tới. PAK-DA sẽ yêu cầu kinh phí đáng kể để thực hiện - sẽ ở tốc độ siêu âm tốt nhất, nếu không phải thiết kế cân âm với một số đặc điểm tàng hình", ông Barrie nói thêm.

Tin Quân sự

Nhà sản xuất của Nga chính thức hạ thủy chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên trong loạt sáu chiếc Việt Nam đặt mua.



Bộ phận báo chí của Công ty Cổ phần Nhà máy đóng tàu Admiralteisky loan báo hôm thứ Ba 28/8 rằng nhà máy này sẽ hạ thủy tàu ngầm Project 636 trong ngày.
Sau khi hạ thủy, chiếc tàu ngầm này sẽ được thử nghiệm để chuyển cho Việt Nam "vào mùa xuân năm 2013".
Cuối năm 2009, Nga và Việt Nam đã ký một hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm Project 636 "Kilo" dùng cả dầu diesel và điện năng, trị giá khoảng 2 tỷ đôla, cho Việt Nam.
Cũng theo bộ phận báo chí của nhà máy này, trong tháng Tám vừa qua, Nhà máy đóng tàu Admiralteisky đã ký kết với tập đoàn bảo hiểm SOGAZ một hợp đồng bảo hiểm cho loạt sáu tàu ngầm Project 636 của Việt Nam với giá trị bảo hiểm là 2 tỷ đôla.
Hợp đồng bảo hiểm này có hiệu lực cho đến tháng 9/2016 và bao gồm "các lần hạ thủy tàu ngầm, thực hiện neo đậu, thử nghiệm tại nhà máy sản xuất và kiểm tra cấp nhà nước, đồng thời bao gồm cả việc thực hành các thao tác trên tàu và vận chuyển cho tới khi chuyển giao cho khách hàng".
Sớm trước thời hạn
Nhà máy Admiralteisky chuyên về đóng tàu ngầm và tàu nổi chở dầu.
Đây là công ty cổ phần nhưng có sự tham gia đặc biệt của Nhà nước Nga.
Nếu như mọi việc suôn sẻ, toàn bộ hợp đồng sáu chiếc tàu ngầm sẽ được thực hiện trước năm 2016, sớm trước thời hạn dự tính từ trước là hai năm.
Việc đẩ̉y nhanh tiến độ này được cho là do nhu cầu đòi hỏi, nhất là trong tăng cường năng lực phòng thủ biển của Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh từng nói rằng tàu ngầm là "một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa quân đội" của Việt Nam.
Tuy nhiên ông khẳng định quân đội Việt Nam chỉ sử dụng loại vũ khí đặc biệt này "vào mục đích bảo vệ Tổ quốc", tức tự vệ.
Indonesia cũng đang chuẩn bị nhận ba tàu ngầm diesel-điện từ Nam Hàn. Hiện Indonesia chỉ có hai tàu ngầm loại cũ, nhưng Jakarta muốn tăng con số này lên 10 chiếc trong vòng 12 năm tới.

Ba Lan lập kế hoạch "thay máu" lực lượng tăng-thiết giáp
Bộ Tư lệnh lục quân Ba Lan đang lập kế hoạch tới năm 2018 sẽ tiếp nhận các đơn vị tăng-thiết giáp mới. Tuần báo quân sự Jane's Defence Weekly dẫn lời Cục trưởng Cục Xe thiết giáp và phương tiện cơ giới Ba Lan, Đại tá Dariusz Gornyak, đăng tải, quân đội nước này sẽ bắt đầu chương trình hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp từ năm 2014. Theo đó, lục quân Ba Lan sẽ tiếp nhận 300-500 xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) mới để thay thế cho 584 MBT T-72 và 232 MBT PT-91 hiện có. MBT mới sẽ sử dụng pháo chính cỡ 120mm. Ngoài ra, lực lượng này được cung cấp 1.000-1.500 xe thiết giáp bánh xích mới thay thế cho xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và MT-LB gồm nhiều phiên bản khác nhau như: xe trinh sát, cối tự hành và xe cứu thương chiến trường.

MBT PT-91.
Phương tiện chiến đấu bộ binh mới của Ba Lan sẽ được trang bị pháo tự động 30-40mm sử dụng đạn kích nổ điện tử và khả năng hoạt động dưới nước. Năm 2008, Ba Lan đã bắt tay vào phát triển thế hệ MBT mới với tên gọi Vilk sử dụng khung gầm xe thiết giáp hạng nặng đa dụng. Từ khung gầm này, Ba Lan có thể phát triển các dòng xe thiết giáp hạng nặng, pháo chống tăng... Tuy nhiên, kế hoạch này hiện đã thay đổi, lục quân Ba Lan yêu cầu một khung gầm xe thiết giáo đa dụng có kết cầu mô-đun để phù hợp cho việc phát triển xe chiến đấu bộ binh và MBT có trọng tải tới 50 tấn mới. Hiện tại, lục quân Ba Lan đang sở hữu 350 MBT T-72A/M1/M1D, 232 MBT PT-91, 1170 xe BWP-1, xe bọc thép chở quân BWR-1D/S và 300 xe MT-LB.
Nguồn Báo Quân đội Nhân dân

Nga hạ thủy một tàu ngầm diesel-điện mới cho đối tác nước ngoài
Xưởng đóng tàu Admiralty Shipyard tại thành phố Saint Petersburg vừa hạ thủy một tàu ngầm diesel-điện mới thuộc Đồ án 636.1 (lớp Kilo). Theo Itar-Tass, tàu ngầm này nằm trong đơn đặt hàng của một đối tác nước ngoài. Thông tin về khách hàng đặt mua chiếc tàu ngầm lớp Kilo nói trên không được tiết lộ. Tuy nhiên, Nga hiện thực hiện một loạt hợp đồng đóng tàu ngầm lớp Kilo cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương.



Ảnh minh họa/ Internet
Theo kế hoạch của hải quân Nga, tới năm 2017, lực lượng này sẽ tiếp nhận đủ 6 tàu ngầm thuộc Đồ án 636.3 Varshavyanka (phiên bản nội địa của tàu ngầm lớp Kilo). Chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng này mang tên Novorossiysk đã được chuyển giao cho hải quân Nga năm 2010, chiếc thứ 2 là Rostov-on-Don hồi tháng 11-2011 và chiếc thứ 3 là Stary Oskol vào tháng 8-2012. Là sản phẩm của Tổ hợp thiết kế hàng hải Rubin, tàu ngầm thuộc Đồ án 636.3 nổi tiếng ở việc hoạt động với độ phát ồn thấp. Vì đặc điểm khác biệt này, các chuyên gia quân sự NATO đã gọi tàu ngầm Varshavyanka là "hố đen". Với tổng lượng choán nước đạt 3.950 tấn, tàu ngầm lớp Kilo có thể đạt tốc đô di chuyển tới 20 hải lý/giờ và dự trữ hành trình đạt 20 ngày. Hỏa lực của tàu ngầm thuộc lớp này là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể phóng tên lửa diệt hạm và thả thủy lôi.
Nguồn Báo Quân đội Nhân dân

Ấn Độ lên kế hoạch trang bị tên lửa BrahMos cho chiến đấu cơ Super Sukhoi
Trong tương lai gần, quân đội Ấn Độ đang lên kế hoạch chi 1,17 tỉ USD mua 216 đạn tên lửa hành trình siêu thành BrahMos trang bị cho 42 chiến đấu cơ Su-30MKI nâng cấp lên chuẩn Super Sukhoi. Theo trang tin Times of India, Hội đồng an ninh trực thuộc Quốc hội Ấn Độ sắp nhóm họp để đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề trên. Theo đó, quân đội Ấn Độ sẽ tính toán các phương án kỹ thuật cho việc trang bị phiên bản không đối đất của tên lửa BrahMos lên máy bay Su-30MKI.



Ảnh minh họa/ Internet
Dự kiến, chính phủ Ấn Độ sẽ sử dụng 2 chiến đấu cơ Su-30MKI Super Sukhoi đầu tiên cho quá trình thử nghiệm tích hợp tên lửa BrahMos lên khoang. Sau khi thành công, việc áp dụng sẽ được mở rộng ra 40 máy bay cùng loại. Chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch này là công ty BrahMos Aerospace và Hindustan Aeronautics (HAL). Nga cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho phía Ấn Độ. Hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời giám đốc Tổ hợp chế tạo hàng không Irkutsk, Alexander Veprev, đăng tải, hợp đồng nâng cấp 42 máy bay Su-30MKI của Ấn Độ lên chuẩn Super Sukhoi đang được lên kế hoạch ký ngay trong quý 3 năm 2012.
Nguồn Báo Quân đội Nhân dân

Tư lệnh Không quân Singapore thăm Quân chủng Phòng không-Không quân QKQD
Ngày 21-8, đoàn cán bộ cấp cao Không quân Singapore do Thiếu tướng Ưng Chi Minh, Tư lệnh dẫn đầu đã đến thăm Quân chủng PK-KQ. Đón tiếp đoàn tại Bộ Tư lệnh có Trung tướng Phương Minh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng cùng các đồng chí trong Bộ tư lệnh và đại diện các cơ quan Quân chủng.



Trung tướng Phương Minh Hòa tặng hoa Thiếu tướng Ưng Chi Minh
Tại buổi tiếp, Trung tướng Phương Minh Hoà đã giới thiệu khái quát về quá trình chiến đấu, xây dựng và phát triển của Quân chủng PK-KQ Việt Nam. Đồng chí Tư lệnh nhấn mạnh: Phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, ngày nay, cán bộ, chiến sĩ, CNVCQP của Quân chủng đã luôn nỗ lực không ngừng để xây dựng Quân chủng PK-KQ ngày càng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trong không khí hữu nghị, thân tình, hai bên đã trao đổi một số vấn đề cùng quan tâm, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo một số chuyên ngành tham mưu, kỹ thuật về không quân và khoa học công nghệ. Hai bên cũng thống nhất cần tăng cường giao lưu, trao đổi nhằm nâng cao sự hiểu biết và học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực Không quân, tìm kiếm cứu nạn trên biển, kinh nghiệm tổ chức và chỉ huy bay giữa hai nước.

Đồng chí Tư lệnh Quân chủng PK-KQ Việt Nam tiếp Tư lệnh Không quân Singapore .
Thiếu tướng Ưng Chi Minh đã bày tỏ sự khâm phục đối với nhân dân Việt Nam, QĐND Việt Nam nói chung, cán bộ, chiến sĩ Quân chủng PK-KQ Việt Nam nói riêng, đã anh dũng chiến đấu giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh giành độc lập, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong thời gian ở Việt Nam, đoàn đã viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến thăm một số đơn vị, nhà trường của Quân chủng.

Nguồn Báo Quân đội Nhân dân

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh của Việt Nam (2)


Thực chất của “chuẩn bị cho chiến tranh” đó là chuẩn bị nhân lực, vật lực (sức mạnh chính trị, quân sự, ngoại giao) cho công cuộc phòng thủ đất nước. Hiểu theo cách hiện nay của Việt Nam thì đó chính là sức mạnh tổng hợp – Sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Sức mạnh răn đe của chúng ta trước hết là sức mạnh thời đại (Trong phạm vi một bài báo, chỉ đề cập đến phòng thủ hướng biển).
Với vị trí địa chính tri, địa quân sự và kinh tế quan trọng ở khu vực châu Á-TBD, Việt Nam lại một lần nữa lại phải đứng nơi đầu sóng ngọn gió biển Đông.
Dưới áp lực và những hành động tranh chấp phi lý của nước lớn thì nguy cơ thách thức đến chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển là hiện hữu và tiềm tàng.
Thời đại ngày nay là thời đại toàn cầu hóa, cho nên lợi ích các quốc gia ràng buộc đan xen nhau.
Với đường lối và chiến lược đối ngoại khôn khéo, Việt Nam đã biến chủ quyền, quyền chủ quyền trên biển Đông của mình thành địa chỉ đáng tin cậy, nơi làm ăn cùng bè bạn…
Không cần liên minh quân sự với ai nhưng đụng đến Việt Nam là đụng đến bạn bè truyền thống, bạn làm ăn của Việt Nam, là những đối tác chiến lược lâu dài, có chung cùng mối quan tâm.
Vì vậy, trên biển Đông, Việt Nam không chỉ một mình. Đó chính là sức mạnh, là trở ngại lớn mà đối phương phải tính đến khi tấn công Việt Nam hòng chiếm trọn biển Đông.
Sức mạnh răn đe của chúng ta là sức mạnh dân tộc-sức mạnh vô địch. Nếu như ta sợ đối thủ thì có nghĩa đối thủ có một sức mạnh răn đe nào đó và ngược lại.
Đánh giá đối thủ, Trung Quốc cũng như Việt Nam có câu ngạn ngữ tương đồng: “Thứ nhất sợ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”. Bàn luận về Anh hùng thì đã quá rõ, còn “cố cùng liều thân” có nghĩa là chỉ cần đạt được một mục đích nào đó mà đối thủ bất cần sống chết. Chết mà cũng không sợ thì không còn điều gì để sợ. Tránh 2 loại người này ra là thượng sách.
Đụng vào một dân tộc có truyền thống đánh thắng giặc ngoại xâm, một dân tộc anh hùng, một quân đội anh hùng như Việt Nam. Đụng vào Việt Nam không chỉ đơn giản là đối đầu với các lực lượng phòng thủ mà còn phải đối đầu với một dân tộc.
Một dân tộc mà “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, một dân tộc mà sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”…thì không phải là vấn đề “mất nhiều hay mất ít” như cái nhà Jens Kastner ở Đài Loan tính toán trên báo mạng Asia Times mà là thất bại sớm hay muộn.
Đó chính là sức mạnh dân tộc, sức mạnh vô địch của Việt Nam mà bất cứ sự hiểu biết nào cũng phải tôn trọng, bất cứ kẻ gây chiến nào cũng phải do dự, mất tự tin chiến thắng.
Tuy nhiên, sức mạnh này có trong một khái niệm vô hình, khó thấy nên những cái “đầu nóng” không cần quan tâm khi so sánh lực lượng, chúng cậy thế tàu to, súng dài hơn một chút là tưởng có thể muốn gì được nấy nên tỏ ra hung hăng, hiếu chiến mà thiếu trong trước nhìn sau.
Tiếc thay, cái đầu ‘nóng” bao nhiêu thì trái tim “lạnh” bấy nhiêu và đương nhiên khi gặp phải một đối thủ có cái đầu “lạnh” (bản lĩnh, sáng suốt…) và trái tim “nóng” (vì Tổ quốc, vì chính nghĩa…); khi sức mạnh tinh thần dân tộc biến thành sức mạnh vật chất thì chiến thắng luôn luôn là một điều xa xỉ, ngoài tầm với của họ.
Không có cái đầu “lạnh” chúng ta không thể thắng Mỹ. Thắng được Mỹ trong cuộc đụng đầu lịch sử không phải là chuyện dễ dàng. Một nhà chiến lược Mỹ nói: “Nếu Việt Nam chỉ anh hùng thôi, Mỹ đã hủy diệt Việt Nam ngay, nhưng Việt Nam còn thông minh, sáng tạo nên Mỹ phải thua”.
Có cái đầu “lạnh” chưa đủ, vì không có trái tim “nóng” thì sẽ thất bại nhanh hơn. Nếu không có trái tim “nóng” thì các trắc thủ radar không thể sẵn sàng đương đầu với cái chết ập đến lúc nào để kiên quyết vạch nhiễu tìm B-52 Mỹ; không thể cùng một chiếc MIG-21 lao vào “rào chắn” F-4 của Mỹ để làm giảm thiểu độ “gây nhiểu trong đội hình” tạo điều kiện cho SAM lao đến B-52; không thể sử dụng tàu phóng lôi lao ra trong làn hỏa lực dày đặc, hiện đại để tấn công khu trục hạm Ma-đốc của Mỹ.
Lần đầu tiên Việt Nam phải chấp nhận “một cuộc chiến tranh điện tử quy mô đầu tiên trên thế giới”, “Trong chiến dịch Linebacker, Việt Nam bị một trận oanh tạc tập trung nhất trong lịch sử chiến tranh”.
Chúng ta thắng cả hai, có nghĩa là thắng bằng trí tuệ và bằng ý chí. Ai đó chưa tin, coi thường Việt Nam thì hãy thử sức với Mỹ. Coi Mỹ là “hổ giấy” trên thế giới may ra chỉ có ông AQ bên Trung Quốc.
Nếu những điều gì mà lặp đi lặp lại, ta gọi đó là quy luật. Trong thời đại ngày nay, những đầu óc tỉnh táo và thông thái không bao giờ cố tình đi ngược với quy luật, bởi như thế là tự sát, là thất bại. Việt Nam là quá đủ bài học kinh nghiệm thay vì phải rút kinh nghiệm tiếp theo.
Việt Nam yêu chuộng hòa bình, phấn đấu hết sức mình cho hòa bình. Lịch sử đã cho thấy, hòa bình thực sự không bao giờ có cho một quốc gia yếu, hèn, can tâm làm tay sai, nô lệ. Trong tình hình phức tạp, nóng lên của khu vực, Việt Nam phải chuẩn bị đối phó với các thách thức về an ninh, chủ quyền.
Chuẩn bị cho chiến tranh (tức phòng thủ đất nước chống chiến tranh xâm lược) Việt Nam chưa lúc nào bình tĩnh, sáng suốt, tự tin như lúc này. Gây chiến tranh với Việt Nam thì chiến tranh luôn luôn là bắt đầu là vũng lầy cho bất cứ quân xâm lược nào. Đó là sự cảnh báo của lịch sử và sức mạnh răn đe hiện tại của Việt Nam.

Hình ảnh về sức mạnh răn đe chiến tranh của Việt Nam


Từ 34 chiến sỹ, 10 năm sau, đế quốc Pháp bị đại bại bởi trận ĐBP chấn động địa cầu. 12 vạn quân Pháp bị bắt làm tù binh.


Pháo đài bay B-52-Thần tượng của không lực Hoa Kỳ sau trận oanh kích tập trung, khủng khiếp nhất trong lịch sử với một cuộc chiến điện tử quy mô đầu tiên trên thế giới nhằm vào Việt Nam trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” đã bị hạ bệ. Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam đưa đến cho dân tộc Việt Nam ngày 30/4/1975 đáng nhớ. Một bài học cho kẻ cậy thế nhiều tiền lắm của.




SU-30MK2 ( ảnh trên) và SU-27 (ảnh dưới). Đây là 2 lực lượng “át chủ bài” của KQ Việt Nam. Do yêu cầu nhiệm vụ, 2 loại này không còn như nguyên bản mà hoàn toàn theo “kiểu Việt Nam”. So với cùng loại của các quốc gia khác, nó hoàn toàn vượt trội về không đối không và không đối hải bởi sự hiện đại hơn hẳn về tính năng kỹ thuật và vũ khí trang bị. Một ưu thế đáng gờm trên không cho không quân và hải quân đối phương.






SU-22 cải tiến nâng cấp (ảnh trên) là loại máy bay “đánh biển” mang nhiều loại vũ khí diệt hạm hiện đại. Rất khó phát hiện SU-22 vì nó có khả năng bay thấp trên mặt biển. Khi kết hợp với tàu tên lửa (ảnh giữa) và tàu PL cánh ngầm (ảnh dưới), bộ ba này là lực lượng được sử dụng cho lối đánh sở trường của Hải quân Việt Nam: Bí mật, bất ngờ tập kích nhiều hướng, nhiều tầng, dồn dập. Không có gì là ngạc nhiên nếu như đối phương rất cảnh giác, dè chừng với lực lượng này. Tuy nhiên, ở đâu, lúc nào và như thế nào là vấn đề khác.


Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa khủng khiếp này. Về lý thuyết, với phần chiến đấu 200 kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn. Và một đơn vị, với một loạt phóng 8 quả (2,5s/1 quả) nó có thể buộc một hạm đội đối phương phải từ bỏ nhiệm vụ. Và, nếu cả 2 đơn vị Bastion-P cùng khai hỏa một lúc? Một vấn đề rất khó lường trước của Bộ Tham mưu địch.


Tên lửa diệt hạm X-35 thực sự là cơn ác mộng trên biển Đông của địch.


Tên lửa diệt hạm 3M24 hay X-35 (biến thể xuất khẩu là 3M24E hay X-35E) là tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển do KTRV phát triển và sản xuất với các biến thể trang bị cho máy bay, trực thăng, tàu nổi (hệ thống Uran/Uran-E) và hệ thống tên lửa bờ biển Bal/Bal-E.
Tên lửa chống hạm dưới âm chiến thuật X-35E có tầm bắn 130 km dùng để tiêu diệt các tàu tên lửa, tàu phóng lôi, tàu pháo, tàu nổi có lượng giãn nước đến 5.000 tấn và các tàu vận tải biển.
Loại tên lửa này - X-35E hiện là loại vũ khí chống hạm chủ lực trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam, kể cả các chiến hạm hiện đại nhất là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ lớp Gepard 3.9 mới được Nga chuyển giao. Do đó trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển, khi tác chiến xảy ra thì không thể thiếu loại tên lửa này.
Loại tên lửa này giá rẻ, nhỏ, nhẹ, nên bố trí nhiều quả trên một phương tiện (dạng tàu hộ vệ tên lửa Monliya lắp 16 quả) và không cần nhiều phương tiện cùng một lúc, rất phù hợp với chiến thuật lấy số lượng áp đảo, lấy nhỏ (nhưng nhiều) đánh lớn (nhưng ít) trong Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Loại tên lửa này hệ thống điều khiển gọn nhẹ, tổ hợp phóng đạn có kích thước nhỏ, do đó, tên lửa X-35 trên thực tế trở thành vũ khí phi đối xứng, phi tiêu chuẩn do có thể lắp được trong các container nhỏ 20’ trên các loại tầu, thuyền chở hàng cũng như du lịch, hoặc trên các căn cứ nhỏ ven biển, hải đảo nhỏ, nhà dàn.
Điều đặc biệt quan trọng là Việt Nam tự chủ được loại tên lửa này và có một hệ thống trinh sát phát hiện chỉ thỉ mục tiêu… cho riêng mình. Điều này có nghĩa là trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ của Việt Nam và trên một bờ biển dài hơn 3000 km đều có thể tồn tại tên lửa X-35.


Điều cuối cùng quyết định nhất vẫn là con người.
            Phi công già lái SU 35 . Thằng nào lớ vớ xâm lược VN là tớ phang tới số !hehe

Một hệ thống phòng thủ với nhiều loại vũ khí hiện đại thậm chí cả bom hạt nhân là điều cần thiết, nhưng con người vận hành nó còn quan trọng hơn nhiều.
Một hệ thống tác chiến hiện đại không phải là hệ thống vũ khí siêu công nghệ, nó là sự kết hợp giữa trái tim, khối óc người lính.
Đó là khả năng thông minh, phản ứng nhanh nhạy, xử lý hiệu quả các trang thiết bị đang khai thác sử dụng, với tinh thần sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Con người vẫn là nhân tố quyết định cho mọi sự thành bại trên chiến trường. Dân tộc Việt rất tin tưởng, tự hào vào Lực lượng vũ trang của mình.

Lê Ngọc Thống - PHTD

Sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh của VN(I)

(Cách đánh) - “Muốn có hòa bình phải chuẩn bị cho chiến tranh”. Tư tưởng này đã trở thành phương châm sống còn cho bất kỳ quốc gia nào bị các nước lớn đe dọa dùng vũ lực tấn công xâm lược.
Vậy, chuẩn bị cho chiến tranh như thế nào để ngăn ngừa được chiến tranh, giữ vững hòa bình? Đó là phải chuẩn bị một sức mạnh đủ để giáng trả, buộc đối phương phải trả giá cực đắt hoặc giá đắt không thể chịu đựng nổi nếu gây chiến.
Sức mạnh đó chính là sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh.
Bài học từ Triều Tiên, Iran và Philippines
Trong công cuộc phòng thủ bảo vệ Tổ quốc chống chiến tranh xâm lược, hệ thống phòng thủ được coi là tin cậy, vững chắc thể hiện đầu tiên bởi khả năng ngăn ngừa chiến tranh. Muốn vậy phải có một sức mạnh đủ để răn đe đối phương.
Nếu đối phương gây chiến thì đương nhiên sẽ bị giáng trả quyết liệt. Dù thắng hay bại họ đều phải trả giá. Nếu xét thấy giá phải trả khiến họ không thể chịu đựng nổi thì chiến tranh chưa thể xảy ra hoặc sẽ phải kết thúc khi đã lỡ tiến hành.
Tuy mục đích là như nhau song tùy theo tình hình cụ thể, mỗi quốc gia có cách lựa chọn cho mình để tạo nên sức mạnh răn đe khác nhau.
Có quốc gia tìm kiếm chủ yếu là từ sức mạnh quân sự như Triều Tiên hay Iran, có quốc gia thì xây dựng các mối liên minh quân sự như Philippines …
Chúng ta chia sẻ, thông cảm và không có gì ngạc nhiên khi Triều Tiên hay Iran đang chịu rất nhiều áp lực mà vẫn tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Có thể nói 2 quốc gia này đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranhTriều Tiên đã kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc nối lại các đàm phán hòa bình để tiến tới ký kết Hiệp định hòa bình nhằm chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên cũng khẳng định lại lập trường của mình là chỉ quay trở lại bàn đàm phán hạt nhân nếu Mỹ và đồng minh chấm dứt chính sách thù địch và LHQ chấm dứt các lệnh trừng phạt bất hợp lý của mình.
Trong điều kiện thứ nhất, đàm phán hòa bình để tiến tới ký kết một hiệp định hòa bình là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất.
Về nguyên tắc, 2 miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến năm 1950-1953 chỉ chấm dứt bằng một lệnh ngừng bắn không có giá trị như một hiệp định hòa bình.
Vì vậy, việc ký kết một hiệp định hòa bình như thế về mặt chính thức giúp cho quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ không còn thù địch nữa.
Tuy nhiên, lời kêu gọi của Triều Tiên đã ngay lập tức bị Mỹ và Hàn Quốc bác bỏ. Và đương nhiên, không còn con đường nào khác, Triều Tiên phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mà Hàn Quốc và Mỹ có thể gây ra.






Máy bay ném bom chiến lược B-52.

Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng đang nghẹt thở bởi đòn trừng phạt cấm vận phi lý và các động thái chuẩn bị chiến tranh giáng vào Iran của Mỹ, NATO và Israel.
Gần Việt Nam có Philippines đang rất căng với Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc không ngớt đe dọa tấn công Philippines, nhưng Philippines vẫn cứng rắn trong việc bảo vệ chủ quyền.
Điểm chung của Triều Tiên và Iran là bị đe dọa, bị chèn ép, bị gây chiến, là nước có thế lực yếu hơn. Vì vậy, vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa… là lực lượng răn đe hữu hiệu nhất mà họ cố đeo đuổi để tự bảo vệ mình.
Mỹ-Hàn có thể thắng Triều Tiên, Mỹ-NATO và Israel có thể thắng Iran nhưng chịu đựng được cái giá phải trả hay không là một vấn đề, một suy nghĩ khi đặt lên bàn cân tính toán thiệt hơn.
Với Philippines, so với Trung Quốc chỉ là “con muỗi”, nhưng Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm, bởi sau lưng Philippines là Mỹ-một sức mạnh đáng giá mà Trung Quốc cần đắn đo.
Kinh nghiệm của cuộc chiến tranh tại Việt Nam là một bài học tươi nguyên.Trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, lực lượng giữa Việt Nam và Mỹ thì không cần dùng từ “so sánh”, nhưng tại sao Mỹ vẫn phải tuyên bố ngừng chiến dịch vô điều kiện?
Mỹ tung vào chiến dịch này 193 pháo đài bay chiến lược B-52. BTL PK-KQ cùng các chuyên gia Liên Xô sau một tuần nghiên cứu, tính toán đã trả lời câu hỏi của Đại tướng TTL về tỷ lệ rơi B-52 như sau:
- B-52 rơi 1%-2% (2-4 chiếc). Mỹ chịu đựng được.
- B-52 rơi 6%-7% (12-14 chiếc). Nhà Trắng sẽ rung chuyển (BQP Mỹ)
- B-52 rơi trên 10%(trên 20 chiếc) Mỹ sẽ bỏ cuộc, chấp nhận thua.
Thực tế chứng minh là pháo đài bay B-52-Thần tượng của không lực Hoa Kỳ tan xác trên bầu trời Hà Nội với một con số 17% (34 chiếc).
Mặc dù “Tốc độ 34 chiếc bị bắn rơi trong 10 ngày qua thì 3 tháng sau B-52 của Mỹ sẽ tuyệt chủng” (Hãng Roi-tơ ngày 29 /12/1972). Nhưng 34 B-52 là con số khủng khiếp khiến Hoa Kỳ không thể chịu đựng nổi.
Vậy, giả sử không có Mỹ hậu thuẫn, Trung Quốc sẽ tấn công Philippines để chiếm bãi đá ngầm hiện đang tranh chấp, tỷ lệ bao nhiêu tàu ngầm, khu trục hạm, máy bay của Trung Quốc “mất sức chiến đấu” thì Trung Quốc sẽ chịu đựng không nổi, dù cho sau đó chiếm được bãi đá ngầm kia?
Không khó để phán đoán, bởi, người, thì Trung Quốc có thừa, chi vô tư, nhưng tàu ngầm… thì không nhiều bằng Mỹ.
Một trung đoàn hoặc sư đoàn bộ binh bị tiêu diệt không là gì, trong phút chốc thành lập lại ngay quân số và phiên hiệu. Nhưng khi một tàu ngầm hoặc khu trục bị đánh chìm thì chấn động rất lớn và phải tốn hàng năm mới khôi phục lại được.
Bởi thế, “tỷ lệ chung cuộc và hệ quả” trong các chiến dịch quân sự chắc Trung Quốc và Philippines đã chi li tính toán, cân nhắc.
Suy cho cùng, mọi cuộc chiến tranh đều bắt nguồn, xuất phát từ lợi ích. Nếu quốc gia nào đó có một sức mạnh đủ để giáng trả gây cho đối phương một giá đắt không chịu đựng nổi thì sẽ ngăn ngừa được chiến tranh.
Hình ảnh mới nhất về sức mạnh của Không quân Việt Nam
Tác giả Lê Ngọc Thống -PNTD