Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Lịch sử Lữ đoàn Pháo binh 16 - Đoàn Thuận An - 1966-2002 (tiếp theo)

Thực hiện chủ trương trên tháng 3 năm 1974, Quân khu lệnh cho trung đoàn dời Quảng Trị cơ động vào tây Thừa Thiên. Lãnh đạo chỉ huy chấp hành mệnh lệnh nghiêm túc, tổ chức toàn bộ đội hình hành quân. Xe pháo nặng, thiếu đồng bộ, qua chiến đấu bị hư hỏng chưa được sửa chữa, lại vượt qua địa hình hiểm trở, kẻ định thường dùng máy bay do thám, ném bom, thárn báo lùng sục hàng ngày làm cho đội hình hành quân gặp rất nhiều khó khăn áo liệt. Sông Mỹ Chánh, bến Ô Lâu, Rào Chắn, đèo Cô Bang, đèo 367, đường Hồ Chí Minh còn ghi nhiều dấu ấn hình ảnh cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn. Công tác đảng, công tác chính trị tu tưởng được coi trọng, đẩy mạnh tổ chức động viên sự cố gắng của mỗi người để hoàn thành nhiệm vụ, 45 ngày đêm trèo đèo vượt suối, lặn lội hy sinh, trung đoàn đến vị trí tập kết mới, người và trang bị an toàn. Đơn vị tiếp tục củng cố. Cán bộ trung đoàn nhanh chóng làm việc với cơ sở địa phương xây dựng, luyện tập theo phương án và từng bước hoàn chỉnh các phương án. Đồng thời thực hiện chỉ thị của Bộ về việc bàn giao 1 tiểu đoàn cho đơn vị bạn. 

Cán bộ, chiến sĩ trong trung đoàn lưu luyến tạnh biệt chia tay cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 2 pháo 130mm của trung đoàn chuyển sang Lữ đoàn 164 Quân đoàn 2 (đơn vị đã đánh sân bay Đà Nẵng trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng)1 (Bộ Quốc phòng ra quyết định số 67/QP-QĐ ngày 17 tháng 5 năm 1974 thành lập Quân đoàn 2, Binh đoàn Hương Giang. Biên chế 3 sư đoàn bộ binh (304, 324, 325), Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ xe tăng 203, Lữ công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và các cơ quan, đơn vị bảo đảm phục vụ).
Cũng trong thời gian này, trung đoàn tiếp nhận tiểu đoàn 403 trước đây là tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 675 vào chiến trường Trị Thiên từ tháng 9 năm 1971, đã từng lập được nhiều chiến công hiển hách trong mùa xuân 1972 lịch sử ở Động Trành, Phú Bài, ấp Năm, Mỹ Thuỷ, La Sơn). Tiểu đoàn 403 do đồng chí Phòng Đản làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Soạn làm chính trị viên.
Để chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, trung đoàn bố trí lực lượng trên một phạm vi rộng, với đoạn đường từ Ka Pi đèo Củng Cáp đến hết đường 73 Khe Rùa, chính diện rộng 100km, chiều sâu tới 40km, thế trận được bố trí như sau:
- Tiểu đoàn 1, trận địa đại đội 3 trên đường 71 Lan Nam đi Đồng Lâm, đảm nhiệm mục tiêu bến sông.
- Trận địa đại đội 1 bố trí phía nam Củng Cáp đến km số 10, tạo thành trận địa chốt, vươn tầm bắn của pháo 130mm tới nội thành Huế. Trung đoàn xác định rõ mục tiêu chủ yếu đó là sở chỉ huy tiền phương quân đoàn 1 ngụy ở đồn Mang Cá lớn, sân bay Tân Lộc, khu hậu cần, Bãi Dâu. Tháng 5, đại đội chiếm lĩnh xong trận địa, trận dịa 2 pháo Đ74 bố trí gồm tiểu đoàn, cách ngã ba Tam Dầu khoảng 2km, phía tây bắc vươn tầng bắn tới cầu An Lỗ, Hiệp Khánh. Đại đội 3 pháo 130mm ở phía sau tiểu đoàn, trận địa cách ngã ba Tân Dam 8km về phía đông nam vươn tầm bắn tới các mục tiêu trên đường số 1 từ cầu An Lỗ đến Hoà Vượn là đại đội cơ động của tiểu đoàn.
Nhiệm vụ ngăn chặn địch lấn chiếm, giành đất, giành dân, giành quyền làm chủ, tạo lực đón thời cơ tiến lên giải phóng hoàn toàn Quảng Trị - Thừa Thiên Huế là nhiệm vụ chính trị của các đơn vị, trong đó có Trung đoàn 16 pháo binh.
- Tiểu đoàn 2 làm lực lượng pháo cơ động của trung đoàn bố trí sát trung đoàn trên trục đường 14 ở khu vực Dốc Mèo.
- Tiểu đoàn 403 bố trí trận địa của đại đội 7 pháo Đ74 ở đường 73 sát sông Tà Trạch (thượng nguồn sông Hương) đảm nhiệm mục tiêu hướng đường 12 Động Trạch.
Đại đội 8 tiểu đoàn 403 pháo 130mm ở cuối đường Khe Rùa gần hậu cứ Trung đoàn bộ binh 6 (Đoàn Phú Xuân), đảm nhiệm mục tiêu chủ yếu là khu căn cứ Phú Bài.
Đại đội 9 tiểu đoàn 403 pháo 130mm cũng bố trí ở cuối đường Khe Rùa, cách tiểu đoàn bộ 2 km về phía tây bắc đảm nhiệm mục tiêu ở khu vực ấp Nam, Mỹ Thuỷ.
Cũng thời gian này, ngoài pháo được trang bị trong biên chế trung đoàn còn được Quân khu Trị Thiên1 (Lịch sử pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam, xuất bản 1991, tí.322) trang bị thêm pháo 152mm, 100mm và 85mm, tham gia đánh địch lấn chiếm vùng giải phóng Trị Thiên ở các khu vực Cò Bi, Khe Thoi (sông Bồ) đường 14C (Nam Đông), Khe Tre, Mỏ Tàu, Bạch Mã...
Tháng 6 năm 1974, lãnh đạo trung đoàn tổ chức cho đơn vị học tập quán triệt nghị quyết lần 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nhiệm vụ cách mạng miền Nam. 100% quân số tham gia học tập mỗi cán bộ, chiến sĩ nhận thức được tình hình nhiệm vụ, xây dựng quyết tâm cao, cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Các đại đội, tiểu đoàn giao ước thi đua giết giặc lập công. Toàn trung đoàn dấy ìên cao trào hành động sôi nổi, hào hứng “hướng lên phía trước, bám sát nhiệm vụ trung tâm, kỷ luật nghiêm, huấn luyện giỏi, đánh giỏi, bắn trúng giành danh hiệu đơn vị quyết thắng".
Cũng dịp này, trung đoàn vinh dự được đón đồng khí Thiếu tướng Doãn Tuế - Tư lệnh Binh chủng đến thăm hỏi, động viên ân cần với tình cảm sâu nặng thắm thiết. Cuộc gặp gỡ thật cảm động lưu luyến. Lãnh đạo, chỉ huy trung đoàn thay mặt cán bộ, chiến sĩ hứa với đồng chí Tư lệnh pháo bình phát huy truyền thống "chân đồng vai sắt, bắn giỏi đánh trúng" lập thành tích xuất sắc trong thời gian tới.
Tháng 9 năm 1974, chấp hành chỉ thị của Đảng uỷ Bộ tư lệnh Quân khu Trị Thiên, Đảng uỷ, chỉ huy trung đoàn đã tổ chức đoàn công tác đặc biệt, nhiệm vụ của đoàn công tác đặc biệt là kiểm tra, nắm toàn bộ viện tổ chức lực lượng, khả năng tác chiến của từng phân đội. Đồng chí Lê Siêu - Trung đoàn trưởng dẫn đầu đoàn cán bộ các cơ quan đi kiểm tra hướng tiểu đoàn 403, đồng chí Trần Gia Trân đi kiểm tra hướng tiểu đoàn 1.


II. THAM GIA ĐÁNH ĐỊCH LẤN CHIẾM, TÍCH CỰC CHUẨN BỊ MỌI MẶT CHO CHIÊN DỊCH MÙA KHÔ 1974-1975

Từ 30 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 1974 Bộ Chính trị họp nhận định: "Mỹ chẳng những phải giảm bớt chi viện cho ngụy mà còn khó có khả năng nhảy vào lại miền Nam và dù chúng có can thiệp thế nào đi nữa cũng không cứu vãn được ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ…”, chúng ta đã thúc đẩy thời cơ chiến lược chín muồi, đã tạo nên những yếu tố chiến dịch quan trọng để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Từ 28 tháng 8 đến 28 tháng 9, chiến dịch tiến công La Sơn, Mỏ Tàu nhằm chia cắt đường giao thông chiến lược của địch, tạo bàn đạp phối hợp với chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức. Bộ tư lệnh Quân khu Trị - Thiên và Quân đoàn 2 mở chiến dịch tiến công ở La Sơn - Mỏ Tàu (tây nam Huế). Lực lượng địch có sư đoàn bộ binh 1 (Quân đoàn 1) và một số đơn vị bảo an.
Lực lượng tham gia chiến dịch của ta có: Sư đoàn bộ binh 324 (thiếu 1 trung đoàn) được tăng cường tiểu đoàn công binh 2, đại đội tên lửa A72 và bộ đội địa phương Quân khu Trị - Thiên trong đó có lực lượng pháo binh Trung đoàn 16.
Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1974, để có thế vững chắc chuẩn bị bước vào chiến dịch mùa khô 1974-1975 phối hợp với các chiến trường, bộ binh của Quân khu Trị - Thiên cùng lực lượng bộ đội địa phương và dân quân 2 huyện Phong Điền và Quảng Điền đẩy mạnh hoạt động, uy hiếp địch ở hướng Đồng Lâu, Lành Ngạch (trên đường 14B Khe Thái, Mỏ Tàu); bộ binh chủ lực Sư đoàn 324 và Trung đoàn 271 Quân khu mở đợt tấn công đánh chiếm đồi Nghệ, đồi Bông, điểm cao 303, vây hãm Mỏ Tàu, uy hiếp đoạn đường 1, khu vực Chòi và cầu Hai, địch bị tổn thất nặng nề. Loại khỏi vòng chiến đấu 2.500 tên địch (bắt 587 tên). bắn rơi 5 máy bay, thu và phá huỷ 2.734 súng các loại với nhiều phương tiện chiến tranh phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở tây nam Huế, giải phóng 1 khu vực rộng gần 300km2, uy hiếp địch trên đường số 1 nối Huế với Đà Nẵng.
Thực hiện mệnh lệnh của Quân khu, trung đoàn nhanh chóng tiếp nhận và tổ chức chiến đấu cho đại đội 4 tiểu đoàn 6 pháo 85mm đơn vị đang phòng thủ ở khu vực Cửa Việt chuyển sang bố trí tuyến giáp ranh Hoà Mỹ có nhiệm vụ độc lập tập kích hỏa lực vào các mục tiêu ở khu vực Đồng Lâm, Đức Tích, các thốt địch đối diện, bắn tiêu diệt xe tăng, gián tiếp chi viện cho Trung đoàn 4 bộ binh đánh địch lấn chiếm.
Trên hướng Khe Rùa, trung đoàn sử dụng đại đội 7 và đại đội 9 pháo 85mm và 100mm (ngoài biên chế của Sư đoàn 324) và các lực lượng pháo đi cùng của các Trung đoàn bộ binh tập kích hỏa lực, chi viện trực tiếp cho đơn vị bạn đánh phản kích, giữ Mỏ Tàu và các mục tiêu đã đạt được từ tay địch cho hết mùa mưa 1974.
Từ 26 tháng 10 năm 1974 đến ngày 2 tháng 1 năm 1975, đại đội 7 và 9 nổ súng đánh địch 63 lần, tiêu thụ 892 viên đạn, trực tiếp và gián tiếp chi viện cho lực lượng bộ binh tiêu diệt 94 tên địch, phá huỷ 2 súng máy, 3 pháo 105mm, 2 xe tăng, 3 xe vận tải, 1 khẩu đại liên, nhiều nhà hầm, nhà bạt chứa lương thực, thực phẩm, thuốc men đạn dược của địch bị phá huỷ.
Đại đội 7 và đại đội 9 đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng dù đánh độc lập hay đánh trong binh chủng hợp thành, đơn vị dã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Cả 2 đại đội được Nhà nước tặng Huân chương Chiến công hạng nhì.
Để tăng cường chỉ đạo chiến dịch, Bộ tư lệnh Quân khu Trị Thiên - Huế tổ chức thành lập sở chỉ huy trên đường 40B. Đồng chí Lê Sửu và đồng chí Trần Hồng Trang được quân khu chỉ định làm phó chỉ huy mặt trận 40B.
Cục diện chiến trường miền Nam, những tháng cuối năm 1973 càng chuyển biến có lợi cho ta. Lực lượng pháo binh chủ lực đã triển khai thế bố trí trên các địa bàn quan trọng và tạo được bàn đạp tiến công có lợi. Công tác chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược đã hoàn thành.
Đối với Trung đoàn 16 giai đoạn này chỉ huy, lãnh đạo phải triển khai hàng loạt nhiệm vụ khẩn trương để chuẩn bị tốt nhất cho chiến dịch, đơn vị tổ chức nhiều đoàn cán bộ đi nhận xe, pháo, xăng dầu, hậu cần vừa gấp rút xây dựng trận địa pháo, hệ thống công sự, nhà kho... thọc sâu vươn tầm bắn ra hướng Thuận An. Đồng thời trung đoàn lệnh cho đại đội 2 thuộc tiểu đoàn 1, khẩn trương hành quân bộ ra Cam Lộ nhận pháo 100mm, 152mm để tăng cường hỏa lực cho chiến dịch. Nhưng với tính thần tất cả cho chiến dịch, đại đội 2 đã phải đương đầu nhiều khó khăn gian khổ và ác liệt trong thực hiện nhiệm vụ này.
Chính trong hoàn cảnh khắc nghiệt đầy thử thách, tập thể cán bộ, chiến sĩ đại đội 2 đã vượt qua, nhiều tấm gương điển hình xuất hiện như đồng chí kỹ sư Dương Đấu - trưởng trạm pháo, trên đường hộ tống pháo 100mm 152mm cùng đại đội 2 vượt đèo A Pông để vào chiếm lĩnh trận địa, khi lên dốc đỉnh đèo giữa rừng già chẳng may móc kéo pháo bị gãy. Trong tay không có gì ngoài túi đựng đồ sửa xe pháo. Thời gian quy định chiếm lĩnh trận địa gần hết. Trước tình thế khó khăn đó, đồng chí đã bình tĩnh tìm tòi, cuối cùng chặt được 1 xà beng và 1 đoạn dây cáp của đơn vị làm đường bỏ lại. Với bàn tay khéo léo và trì thông minh, đồng chí Đấu đã khắc phục được sự cố, đưa pháo vào chiếm lĩnh đúng thời gian, nổ súng hiệp đồng đúng quy định. Với thành tích đó đồng chí Đấu được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì.
Hoà cùng chiến thắng trên khắp các chiến trường, giữa đêm mồng một tết năm 1975. Đơn vị phải đưa pháo vượt dốc cao, đường cơ động hẹp, nhiều đoạn quanh co khúc khuỷu, trời tối đen như mực, từng người. từng người dò dẫm bước chân, trên vai nặng trĩu. Cả đại đội dồn sức để chuyển dịch từng đoạn, từng mét. Đến vị trí đưa pháo vào công sự, khi thừ kiểm tra tầm hướng mới phát hiện sự hạn chế của tầm bắn do có cây cổ thụ phía trước, đơn vị phải động viên cán bộ, chiến sĩ khắc phục tình huống, khẩn trương chuẩn bị phần tử bắn, cả đại đội phải dốc sức chuyển góc bắn của pháo 152mm nặng gần 10 tấn, anh em đã gắng hết sức điều chỉnh mới có một góc bắn hợp lý.
Ngày 6 tháng 1 năm 1975 quân ta tiến công và làm chủ hoàn toàn tỉnh Phước Long. Chiến thắng Phước Long càng khẳng định tương quan lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi hoàn toàn có lợi cho ta. Ngày 8 tháng 1 năm 1975 Bộ Chính trị họp khẳng định nắm vững thời cơ chiến lược, các lực lượng vũ trang tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến và khẩn trương điều động lực lượng, vật chất kỹ thuật, chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy.
Trước tình hình cách mạng có những diễn biến mau lẹ, trung đoàn tổ chức quán triệt nhiệm vụ quân sự năm 1975 do Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đề ra tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn. Toàn trung đoàn dấy lên khí thế khi đua sôi nổi, hào hùng. Trong những ngày này theo yêu cầu nhiệm vụ, một số cán bộ chỉ huy trung đoàn có sự thay đổi, đồng chí Chính uỷ Trần Hồng Trang đi nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Hoàng Sơn thay đồng chí Trang; đồng chí Nguyễn Đắc Tuấn được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm chính trị. Như vậy chuẩn bị bước vào chiến dịch, trung đoàn đã ổn định về biên chế tổ chức sử dụng lực lượng, trang bị vật chất bảo đảm cho yêu cầu nhiệm vụ chu đáo, chờ lệnh sẵn sàng bước vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.