Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Ấn Độ sẽ mua từ Nga 42 Su-30MKI



Photo: RIA Novosti
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã bắt đầu quá trình thỏa thuận hợp đồng mới với Nga để mua thêm lô hàng 42 máy bay chiến đấu đa chức năng Su-30MKI cho Không quân. Không có nghi ngờ gì về việc hợp đồng này sẽ được ký tắt, và thậm chí có thể được ký kết vào cuối năm nay, vì Bộ Tài chính đã cấp tiền cho quỹ có liên quan cho mục đích này. Lô máy bay chiến đấu mới sẽ có giá khoảng 3,4 tỷ USD.
Không quân Ấn Độ thấy cần phải bổ sung máy bay chiến đấu mới sau khi đối thủ chiến lược trong khu vực của Ấn Độ là Trung Quốc đã bắt đầu tích cực triển khai cơ sở hạ tầng quân sự của mình trong khu vực tự trị Tây Tạng.
Lô máy bay mới mà Lực lượng không quân Ấn Độ mua từ Nga sẽ được lắp ráp tại nhà máy HAL từ 2014-2018. Kho máy bay Su-30 trong Không quân Ấn Độ sẽ được tăng lên đến 272chiếc. Nhưng đó chưa phải tất cả. Trong những tháng tới, Ủy ban an ninh của Chính phủ Ấn Độ dự định ký kết hợp đồng lớn với Nga - mua 216 tên lửa hành trình siêu âm "BrahMos" tổng chi phí 1,17 tỷ USD, sẽ được cài đặt trên Su-30MKI.



Nga lại muốn dọa NATO bằng tái khởi động chương trình tàu đệm khí động ekranoplan


© Photo: de.wikipedia.org/Stefan Richter/сс-by-sa 2.0
Nga đang làm sống lại ý tưởng các tàu đệm khí động khổng lồ, kết hợp ưu điểm của tàu thủy và máy bay.

Dưới thời Xô Viết, phương tiện được nghiên cứu chế tạo tại văn phòng thiết kế Rostislav Alexeyev ở Nizhny Novgorod trên sông Volga kể từ năm 1960. Vào những năm 1980, một đội hình hoạt động trên Biển Caspian bao gồm ba tàu đệm khí động vận tải đổ bộ Orlionok và một tàu đệm khí động Lun, được trang bị sáu tên lửa chống tàu. Những máy bay này đạt tốc độ hơn 400 km/h, có thể bay ở độ cao từ 10 đến 100 mét trên mặt sóng và tàng hình đối với radar và tên lửa đối phương. NATO gọi Lun là Con quỉ Caspian. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Liên Xô, các thiết bị bay vẫn tiếp tục nghiên cứu không còn cần thiết cho hải quân hay hàng không. Chương trình được đóng lại. Chiếc Orlionok duy nhất còn nguyên vẹn hiện đậu trên sông Moskva, khu vực Rechnoi vokzal, Lun cũng được đưa vào kho.

Nhưng hiện tại, Xí nghiệp nghiên cứu và sản xuất Radar MMS và Phòng Thiết kế trung tâm Alexeyev đề xuất dự kiến đến năm 2016 sẽ xây dựng các ekranoplan mới, có trọng tải từ 50 đến 600 tấn. Sản phẩm nhằm phục vụ các mục đích dân sự và quân sự. Kế hoạch tương lai xa của hai đối tác sẽ là các phương tiện vận tải hàng hóa và khách có sức nâng 2 đến 3 ngàn tấn.

Nga chỉ ra những yếu kém về quốc phòng của Mỹ



© Collage: «The Voice of Russia»
Cựu chỉ huy Hải quân Mỹ James Lyons nhận định mối đe dọa quốc gia từ các cuộc tập trận của Nga ở Bắc Cực. Như nhân vật này viết trên trang tờ Thời báo Washington, vụ việc một tàu ngầm không bị phát hiện gần đây chỉ chứng tỏ thêm sự yếu kém của quân đội Mỹ. Ông Lyons tin rằng, kẻ thù tiềm năng sẽ nhất định sử dụng những yếu tố sơ hở.
Nếu chính quyền tổng thống Obama tiếp tục cắt giảm ngân sách, thì chẳng bao lâu Hoa Kỳ sẽ sở hữu hạm đội hải quân nhỏ nhất kể từ thời chiến tranh thế giới thứ I, - ông James Lyons viết trên Thời báo Washington.
Vì thế, ông cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi tàu ngầm Akula Nga, theo phân loại của NATO, đã không bị phát hiện vài tuần ở vùng vịnh Mexico.
Ngoài ra, vị đô đốc đã về hưu còn bày tỏ lo ngại các tên lửa mà Iran triển khai ở Venezuela, có phạm vi đủ đạt tới một số thành phố của Mỹ. Tác giả bài báo thậm chí so sánh với tình huống năm 1962, khi Liên Xô đặt tên lửa ở Cuba.
Ngoài vụ việc liên quan tới tàu ngầm, cựu chỉ huy hạm đội Mỹ nhắc rằng, Nga đã không cảnh báo tập trận có sử dụng các máy bay ném bom, mặc dù theo hiệp ước START mới, Nga phải thực hiện điều này trước 2 tuần. Ông Lyons viết: “hiệp ước START mới tạo ra cảm giác lệch lạc về an ninh.


Nhân dân Nhật báo in bài "Kế hoạch bí mật của Việt Nam ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)"



© Flickr.com

Gần đây, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho in tài liệu "Kế hoạch bí mật của Việt Nam ở Biển Nam Trung Hoa". Luôn thể hiện quan điểm của giới chính khách chóp bu ở Trung Quốc, tờ báo đã thu hút sự chú ý tới những tuyên bố "đáng nghi ngờ" của các chính trị gia Việt Nam, liền quan tới số phận cảng Cam Ranh.
Người Trung Quốc công bằng nhắc đến vị trí chiến lược của cảng: "Vịnh Cam Ranh, nằm ở phần phía nam của Việt Nam, có vị trí chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Cảng chỉ cách quần đảo Trường Sa vài trăm kilomet. Cam Ranh được coi là quân cảng đầu tiên của châu Á."
Xu Liping, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Châu Á-Thái Bình Dương và chiến lược toàn cầu Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, Việt Nam hạn chế về tiềm lực, Hà Nội hy vọng biến Vịnh Cam Ranh thành điểm tựa để tấn công Trung Quốc, cũng như nhằm gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Bắc Kinh.
Nguyện vọng của Việt Nam trùng hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ và Nga. Tuy nhiên, ông Xu Liping nhận định, ít khả năng Nga và Hoa Kỳ sẽ bố trí cơ sở quân sự ở Vịnh Cam Ranh.
Nguồn: Tiengnoinuocnga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.