Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Vai trò của pháo binh trong chiến tranh hiện đại (Phần 2)

Bài tham khảo từ Diễn đàn GDQP
Sau chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ đã phải phân tích lại mọi ưu-khuyết điểm của từng hệ thống võ khí pháo binh đã được xử dụng trên chiến trường Đông Nam Á và tìm thấy ngay những nhược điểm to lớn của hệ thống pháo dã chiến tầm trung bình M-114 155 mm trong lực lượng pháo binh của mình (đòi hỏi một đội pháo thủ lớn đến 11 người, lại có tầm tác xạ yếu kém so với pháo tầm trung của đối phương).
Để cung cấp một hệ thống pháo 155 mm dã chiến có tính hiệu lực cao hơn cho các sư đoàn bộ binh tác chiến nhanh và nhẹ thuộc Lực Lượng Phản Ứng Nhanh (RDF = Rapid Deployment Force) của quân đội Mỹ, một lực lượng phản ứng chiến lược được thành lập sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi Việt Nam hầu có thể đáp ứng lại trước những biến chuyển tình hình chính trị lẫn quân sự trên thế giới, hệ thống pháo dã chiến cơ động tầm trung M-198 155 mm được phát triển và đi vào hoạt động trong các đơn vị pháo binh cấp sư đoàn đến quân đoàn của quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt là các sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến thuộc Marine Corps cũng như 2 sư đoàn Nhảy Dù trừ bị chiến lược (82 và 101) thuộc Quân Đoàn 24 từ đầu thập niên 1980.
Chỉ nặng chừng 7 tấn (nghĩa là có thể di chuyển nhanh bằng trực thăng loại CH-46, 47 Chinook) và có khả năng tác xạ xa đến 22 km với loại đạn pháo thông thường ở nhịp bắn 4 viên / một phút, pháo dã chiến M-198 rỏ ràng hơn hẳn loại cổ điển M-114 với tầm bắn yếu kém chỉ chứng 14-15 km. M-198 lại chỉ đòi hỏi một đội pháo thủ chừng 9 người (so với 11 người của loại M-114).
Pháo 155 mm M-198 có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau. Lợi hại nhất vẫn là loại đạn nổ cao M-107 HE (High Explosive) được phát triển dựa trên những kinh nghiệm thu thập được với loại đạn Beehive (Tổ Ong) chống biển người (Human Waves) đã từng được xử dụng trên chiến trường Việt Nam. M-107 HE khi nổ tung ra vô số mảnh đạn sắt bén như dao, bay với vận tốc cực nhanh (5000-6000 m/giây !) tạo ra một khu vực sát thương rộng đến 100 m đường bán kính ! Với loại đạn RAP dùng hỏa tiển trợ lực, pháo M-198 có thể bắn xa đến 30 km.


Một khẩu pháo M-198 của TQLC Mỹ đồn trú ở Fallujah đang nhả đạn vào vị trí quân Iraq (2004)

Một khẩu pháo M-198 155 mm đồn trú ở Mosul, Iraq (2006),đang khai hỏa.
Các khẩu pháo 155 mm M-198 của sư đoàn 1 TQLC Mỹ đang chuẩn bị tác xạ vào vị trí quân Iraq (2003).
Hiện nay hệ thống pháo dã chiến M-198 đang dần dần được thay thế bởi hệ thống pháo dã chiến hiện đại hơn M-777 với cỡ nòng 155 mm vốn được các pháo thủ quân đội Tây Phương sau những thử nghiệm mới đây trên chiến trường Irak và Afghanistan đánh giá rất cao và được coi như thỏa mản được hầu hết các đòi hỏi kỷ thuật lẫn chiến thuật của các pháo thủ nhà nghề trên những chiến trường hiện tại cũng như tương lai.
Đó cũng là một trong những lý do chính mà Ấn Độ vào đầu năm nay (tháng Giêng 2010) đã quyết định chọn mua 145 khẩu pháo 155 mm M-777 với một tổng trị giá lên đến 647 triệu US-Dollars sau khi đã trắc nghiệm đủ các loại pháo khác ở cự ly này.
Mới đây, chính phủ Úc cũng đã chính thức đặt mua 57 khẩu pháo 155mm M-777 để hiện đại hóa lực lượng pháo binh chuyên nghiệp của mình trong một nổ lực nâng cao khả năng pháo yểm hiệu quả hơn để chuẩn bị cho những chiến trường có tầm qui mô lớn trong tương lai.
Trong phần sau đây, ta thử tìm hiểu xem M-777 lợi hại như thế nào mà được họ nhà pháo ưa chuộng đến thế.
Pháo dã chiến M-777 155 mm : Nhằm mục đích nâng cao khả năng cơ động nhanh theo đúng phương châm « bắn nhanh, bắn chính xác và thay đổi vị trí cực lẹ », hệ thống pháo dã chiến M-777 155 mm đã được quân đội Mỹ chính thức chọn thay thế hệ thống pháo cơ động M-198 trong kế hoạch phát triển hệ thống pháo dã chiến cực nhẹ UFH (Ultralight-weight Field Howitzer) cho chiến trường tương lai.Một đặc điểm đáng ghi nhớ ở đây là M-777 không phải là khẩu pháo có nguồn gốc xuất xứ từ đất Mỹ mà là sản phẩm chính gốc của công nghệ quốc phòng Anh Quốc (BAE-Systems).  M-777 là hệ thống pháo dã chiến 155 mm đầu tiên trên thế giới đạt được một trọng lượng thấp hơn 4,0 tấn ! Trọng lượng chính xác của khẩu pháo dã chiến dũng mảnh nhưng cực nhẹ này là 3175 Kg nhờ xử dụng hợp kim Titan và Nhôm (Aluminium) cũng như áp dụng kỷ thuật uốn ép kim loại có độ chính xác cao bằng cách xử dụng công nghệ Laser ! (Titan là một kim loại rất rắn chắc lại nhẹ so với các kim loại khác nhưng có một nhược điểm là rất khó uốn nắn). Nhờ trọng lượng nhẹ này, M-777 có khả năng cơ động rất cao. Nó có thể được vận chuyển nhanh bằng trực thăng vận tải cũng như được kéo đi ở vận tốc cao bằng các xe vận tải quân sự thông dụng khác. Với pháo dã chiến M-777 việc vận chuyển bằng đường không rỏ ràng đã đơn giản hơn trước nhiều. Không những trực thăng vận tải hạng nặng loại CH-53 Sea Stallion, hay trực thăng tầm trung bình CH-46 /47 Chinook mà ngay đến loại trực thăng chở quân hạng nhẹ đa năng Hắc Ưng UH-60 (Black Hawk) cũng đều có khả năng không tải loại pháo 155 mm này. Với vận tải cơ C-130 Hercules, trước kia chỉ chuyên chở được 1 khẩu pháo 155 mm. Nay thì C-130 có thể mang đến 2 khẩu M-777 này. Ngay đến loại máy bay hiện đại mới chính thức được đưa vào hoạt động V-22 Osprey cũng có khả năng mang được loại pháo mạnh nhưng cực nhẹ M-777.
Một khẩu pháo M-777 155 mm thuộc sư đoàn 10 Sơn Cước (10th Mountain Division) ở một căn cứ tiền phương của quân đội Mỹ ở Afghanistan.


Pháo 155 mm M-777 của sư đoàn 82 Nhảy Dù Hoa Kỳ đang khai hỏa vào các vị trí tình nghi của phiến quân Taliban trên chiến trường Afghanistan.

Pháo thủ pháo đội C thuộc sư đoàn 82 Nhảy Dù Hoa Kỳ đang bắn góc cao với khẩu pháo 155 mm M-777 ở căn cứ tiền phương Bostick ở Afghanistan (2009).
Tác xạ góc cao ở chiến trường Afghanistan với pháo dã chiến 155 mm M-777.



Trực thăng CH-53 của TQLC Mỹ đang tải một khẩu pháo dã chiến 155 mm M-777 trong một chuyến bay tập.
Trực thăng vận tải CH-47 Chinook đang tải một khẩu pháo 155 mm M-777 trên vùng trời Afghanistan.
Tác xạ một khẩu pháo dã chiến M-777 155 mm chỉ còn cần đến một đội pháo thủ 5 người (thay vì 9 người như với khẩu pháo M-198) ! Và nếu được huấn luyện kỷ thuật tác xạ nhuần nhuyển, mặc dầu chỉ với 5 pháo thủ, họ có thể đạt được một nhịp bắn nhanh 5 viên / một phút một cách dễ dàng !

Một đội pháo thủ 5 người thuộc một đơn vị pháo binh TQLC Hoa Kỳ đang chuẩn bị tác xạ thực tập pháo dã chiến M-777.
Không những bắn nhanh, M-777 còn có khả năng bắn xa với một độ chính xác chưa từng thấy từ trước đến nay đối với lực lượng pháo cơ động thế giới.
Với đạn pháo M-109 thông thường, tầm bắn xa của M-777 là 24 km.
Với đạn pháo trợ lực ERFB, tầm bắn của M-777 được gia tăng lên đến 30 km.
Đặc biệt với loại đạn pháo thông minh EXCALIBUR tự tìm mục tiêu định trước bằng vệ tinh định vị GPS thì pháo dã chiến M-777 có thể bắn xa đến 40 km với một độ chính xác (CEP) rất cao ! Trong một lần tác xạ trắc nghiệm ở Trung Tâm Thử Nghiệm Quân Sự Yuma Proving Ground của Lục Quân Mỹ, 13 trong số 14 quả đạn pháo thông minh M-982 EXCALIBUR được khai hỏa từ xa 24 km rơi vào mục tiêu chỉ định chỉ trong vòng 10 m !
Đạn pháo thông minh M-982 EXCALIBUR tự tìm mục tiêu có độ chính xác cực cao với hệ thống định vị bằng vệ tinh GPS.
Phân tích cận ảnh đạn pháo thông minh 155 mm M-982 EXCALIBUR với đầu nổ thích hợp cho từng loại mục tiêu.
Các thành phần chi tiết của đạn pháo thông minh M-982 EXCALIBUR.
Trước khi được chính thức đưa vào hoạt động vào năm 2005, hệ thống pháo dã chiến M-777 155 mm đã được trắc nghiệm về độ tinh cậy một lần chót vào tháng Mười năm 2004. Trong lần thử nghiệm qui mô kéo dài 4 tuần lễ này ở Trung Tâm Thực Tập Chiến Thuật nổi tiếng của Lục Quân Hoa Kỳ ở Twentynine Palms thuộc tiểu bang California, 4 khẩu pháo 155 mm M-777 đã thay nhau khai hỏa liên tục với một số lượng đạn tiêu thụ lên đến gần 12000 viên mà không một lần trở ngại tác xạ ! Kết quả thử nghiệm này đã vượt qua cả mức chờ đợi của Cơ Quan Trắc Nghiệm Hổn Hợp thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.
Sau đó, chính thức 495 khẩu pháo dã chiến 155 mm M-777 được đặt mua trong đợt đầu tiên để trang bị cho các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến cũng như Lục Quân để nâng cao hỏa lực pháo yểm hữu hiệu cho các đơn vị được chọn lựa này trước khi được đưa vào hành quân tác chiến trên chiến trường Irak cũng như ở Afghanistan.

Pháo dã chiến 155 mm M-777 đang nhả đạn từ một căn cứ tiền phương của quân Mỹ ở Afghanistan.



Nòng pháo M-777 155 mm nhìn từ bộ phận nạp hậu.

Pháo dã chiến M-777 xử dụng hệ thống điều khiển và kiểm soát tác xạ bằng điện tử tương tự như hệ thống trên pháo tự hành M-109 A 6 Paladin có khả năng xác định mục tiêu, định vị cũng như điều chỉnh hướng bắn nhanh hơn so với các hệ thống pháo dã chiến cơ động khác.


Cho đến nay, ngoài quân đội Mỹ, thì quân đội  Úc Đại Lợi và Ấn Độ cũng bắt đầu lần lượt trang bị cho lực lượng pháo binh của mình hệ thống pháo dã chiến 155 mm M-777 nhẹ và mạnh này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.