Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Tổ quốc kiêu hùng

Có một thời
Cùng bạn bè, tôi há miệng thật to
Hát vang bài ca tôn vinh người lính Bát lộ quân
Vượt núi Nhị lang
Vào giải phóng Tây tạng.
Và bây giờ tôi biết rằng ngày đó
Cuộc xâm lăng
                  được ngụy trang
                                          bằng mỹ từ giải phóng
Dân tộc này đã đè nát dân tộc kia !
***
Có một thời
Khi đất nước phân chia
Chúng tôi được ưu ái ăn miếng cơm nước người ngon ngọt
Mặc áo bông
Có cổ lông
ấm áp
Trong mùa đông Trung hoa lạnh buốt
Nằm giường ấm nệm êm
Khi cả đất nước trường chinh đánh Mỹ
Và bây giờ tôi biết rằng: “Đồng chí”
Cũng là mỹ từ để nhét vào tay ta vũ khí
Đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng
Trong những toan tính
của người hùng
họ Mao!
***
Có một thời hăng hái vượt Trường sơn
Khoác Ak lên đường đánh giặc
Tôi mặc áo Tô châu
Củ cải khô, ca la thầu,
Và lương khô phương Bắc
Cả đại bác
Bông băng để thấm máu người lính Việt
Đều ghi rõ hàng mếch in chai nơ
Để bây giờ
Đòi lại bằng chủ quyền đất nước.
Mặt nạ rơi ra
Từ những ngày lũ quân xâm lược
Đâm dao sau lưng từ biên giới Khơme
Và hèn nhát xua quân vượt biên đánh trộm
Máu em tôi, bạn tôi lai đổ vì những người được gọi là bạn bè.
Và bây giờ
Tôi lại lắng nghe
Tiếng sóng vỗ ầm ào từ biển
Tổ quốc tôi  phía cuối trời xa
Thân thương lắm một vùng đảo nhỏ
Ngọt ngào Hoàng sa, ngọt ngào Trường sa
Mảnh đất ông cha
 Để lại
Đang vươn mình chống chọi phong ba
Đến từ những người
Vẫn luôn mồm nói đến tình đồng chí.
***
Tổ quốc bốn ngàn năm.
Và cũng  bốn ngàn năm ý chí
 Quật  cường
 Anh dũng
Kiên trung
Sẽ lại đứng lên
Một lần nữa. Kiêu Hùng.
Hà Nội -  Viết trong những ngày biển Đông nổi sóng.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

Những đại pháo khủng khiếp trong lịch sử (phần 1)

Một trong những vũ khí hủy diệt mạnh nhất mà loài người đã được chứng kiến chính là các khẩu đại pháo khổng lồ.

Đại pháo lớn nhất thế giới được nước Đức Phát xít chế tạo, dưới mệnh lệnh của "kẻ nguy hiểm nhất lịch sử nhân loại", Adolf Hitler.

Vai trò của pháo binh trong chiến tranh hiện đại (Phần 2)

Bài tham khảo từ Diễn đàn GDQP
Sau chiến tranh Việt Nam, quân đội Hoa Kỳ đã phải phân tích lại mọi ưu-khuyết điểm của từng hệ thống võ khí pháo binh đã được xử dụng trên chiến trường Đông Nam Á và tìm thấy ngay những nhược điểm to lớn của hệ thống pháo dã chiến tầm trung bình M-114 155 mm trong lực lượng pháo binh của mình (đòi hỏi một đội pháo thủ lớn đến 11 người, lại có tầm tác xạ yếu kém so với pháo tầm trung của đối phương).
Để cung cấp một hệ thống pháo 155 mm dã chiến có tính hiệu lực cao hơn cho các sư đoàn bộ binh tác chiến nhanh và nhẹ thuộc Lực Lượng Phản Ứng Nhanh (RDF = Rapid Deployment Force) của quân đội Mỹ, một lực lượng phản ứng chiến lược được thành lập sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi Việt Nam hầu có thể đáp ứng lại trước những biến chuyển tình hình chính trị lẫn quân sự trên thế giới, hệ thống pháo dã chiến cơ động tầm trung M-198 155 mm được phát triển và đi vào hoạt động trong các đơn vị pháo binh cấp sư đoàn đến quân đoàn của quân đội Hoa Kỳ, đặc biệt là các sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến thuộc Marine Corps cũng như 2 sư đoàn Nhảy Dù trừ bị chiến lược (82 và 101) thuộc Quân Đoàn 24 từ đầu thập niên 1980.
Chỉ nặng chừng 7 tấn (nghĩa là có thể di chuyển nhanh bằng trực thăng loại CH-46, 47 Chinook) và có khả năng tác xạ xa đến 22 km với loại đạn pháo thông thường ở nhịp bắn 4 viên / một phút, pháo dã chiến M-198 rỏ ràng hơn hẳn loại cổ điển M-114 với tầm bắn yếu kém chỉ chứng 14-15 km. M-198 lại chỉ đòi hỏi một đội pháo thủ chừng 9 người (so với 11 người của loại M-114).
Pháo 155 mm M-198 có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau. Lợi hại nhất vẫn là loại đạn nổ cao M-107 HE (High Explosive) được phát triển dựa trên những kinh nghiệm thu thập được với loại đạn Beehive (Tổ Ong) chống biển người (Human Waves) đã từng được xử dụng trên chiến trường Việt Nam. M-107 HE khi nổ tung ra vô số mảnh đạn sắt bén như dao, bay với vận tốc cực nhanh (5000-6000 m/giây !) tạo ra một khu vực sát thương rộng đến 100 m đường bán kính ! Với loại đạn RAP dùng hỏa tiển trợ lực, pháo M-198 có thể bắn xa đến 30 km.


Một khẩu pháo M-198 của TQLC Mỹ đồn trú ở Fallujah đang nhả đạn vào vị trí quân Iraq (2004)

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Mỹ thử nghiệm lựu pháo mới XM1203 NLOS-C


(GDVN) – Mỹ đang tiến hành thử nghiệm một loại vũ khí tương lai mới – lựu pháo tự hành XM1203 None-Line of Sight Cannon (NLOS-C) cỡ 155 mm.

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Vai trò của pháo binh trong chiến tranh hiện đại



 (phần 1)
Trong quá khứ pháo binh thường được xưng tụng là « Vua Chiến Trường ». Hỏa lực công phá cực mạnh cộng với tầm tác xạ xa cũng như khả năng pháo tập trung từ nhiều vị trí khiến lực lượng pháo binh trở thành một thành phần không thể thiếu vắng được trong hợp đồng tác chiến hỗn hợp của các quân đội hiện đại ngày nay.
Pháo nòng dài M-46 / 130 mm với tầm bắn xa đến 27 km.

Một điểm tiêu biểu cho hỏa lực pháo binh ở vị thế tấn công cũng như ở vị thế phòng ngự là hầu như không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn tầm xa sát thương mong muốn.
Không một pháo thủ nào trên thế giới mà không mong ước là đơn vị pháo của mình được trang bị những khẩu pháo có khả năng bắn xa vượt ngoài tầm phản pháo của lực lượng pháo binh đối thủ. Mưa pháo vào vị trí địch mà không sợ bị bắn trả là ước muốn ngàn đời của họ nhà pháo ở khắp nơi trên thế giới.
Có nhiều phương cách để gia tăng tầm xa pháo kích. Và mỗi phương cách đều có những giới hạn của nó.
1.Hoặc là tăng cự ly nòng pháo từ 105 mm lên đến 130 mm, 152 mm, 155 mm, 175 mm, cho đến 203 mm (pháo với những cự ly này đều đã được cả hai bên lâm chiến xử dụng trong chiến tranh Việt Nam).
2.Hoặc xử dụng đạn pháo đặc biệt với sức đẩy phụ gọi là extended range artillery munition để gia tăng đạn đạo đến một mục tiêu xa hơn.
Pháo nòng ngắn M-114 / 155 mm với tầm bắn xa 15 km

Lấy thí dụ với khẩu pháo nòng ngắn 105 mm howitzers rất quen thuộc trên chiến trường Việt Nam. Với loại đạn căn bản thông thường, pháo 105 mm chỉ đạt tầm tác xạ hữu hiệu khoảng chừng 11 km. Xử dụng loại đạn cải tiến, tầm bắn của pháo 105 mm có thể tăng lên đến 18 km.
Pháo dã chiến 122 mm của Nga và Trung Quốc xử dụng những loại đạn khác nhau cũng đạt được những tầm bắn cải thiện tương tự như vậy : khoảng 16 km (với loại đạn thông thường) và khoảng 21 km (với loại đạn trợ lực).
Pháo dã chiến D-30 / 122 mm.
Với cự ly lớn hơn, pháo 130 mm của Nga có thể bắn xa đến 27 km, vượt hẳn tầm bắn của pháo nòng ngắn nâng cấp 155 mm của Mỹ được xử dụng trên chiến trường Việt Nam hơn 35 năm về trước.

Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 () - phía QĐNDVN gọi là « Chiến dịch Đường 9 Nam Lào ») đánh sang khu vực Hạ Lào vào năm 1971, lực lượng Sai gon được hỏa lực pháo yểm của pháo binh Quân Đoàn 24 Hoa Kỳ ở lại bên phần đất Việt Nam xử dụng đại pháo tự hành nòng dài M-107 / 175 mm bắn nạp 3 để có thể đạt đến
  tầm bắn xa khoảng chừng 32,7 km.
  Đối lại, khẩu đại pháo tự hành 2S7 (còn được gọi là phiên bản SO-203 hay là M-1975) với cự ly 203 mm của Nga, với nòng pháo còn dài hơn « Vua Chiến Trường » 175 mm M-107 của Mỹ, còn bắn xa hơn nữa : 37,5 km (với loại đạn miểng đầu nổ cao, HE-FRAG = High Explosive Fragmentation) hay bay xa hơn đến 47,5 km (với loại đạn hỏa tiển trợ lực đặc biệt RAP = Rocket Assisted Projectile) !

Pháo tự hành M-107 / 175 mm  tầm xa tác xạ lên đến 32 km
Tuy nhiên, trong chiến tranh hiện đại với độ cơ động cao ngày nay, việc tác xạ, dò tìm mục tiêu cũng như phản pháo với sự trợ lực của trang bị điện tử tân tiến, hoàn toàn đạt đến một điểm cao mới, nơi mà cuộc chạy đua giữa việc nâng cao cự ly nòng pháo cũng như cải tiến đạn pháo binh không thể kéo dài mải mà không nảy sinh những vấn đề kỷ thuật cũng như chiến thuật cần phải được giải quyết cũng như cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh chiến trường tương lai.
Pháo tự hành 2S7 / 203 mm  tầm bắn xa từ 38-47 km tùy theo loại đạn
2S7 / 203 mm là loại pháo cơ động có cự ly lớn nhất trong lực lượng pháo binh dã chiến của Quân Đội Nga cho đến nay

Thứ nhất, nâng cấp cự ly pháo cũng đồng nghĩa với việc gia tăng trọng lượng khẩu pháo. Và điều này dẫn đến việc giới hạn tính cơ động nhanh cần thiết để tránh hoả lực phản pháo của đối phương.
Thứ hai, bên cạnh độ công phá của đạn pháo, yếu tố tác xạ nhanh (được xác định qua số lượng đạn pháo rời nòng trong vòng một phút) cũng không kém phần quan trọng. Yếu tố này một phần được cải thiện qua tiến trình tự động hóa trong dây chuyền tác xạ « chỉnh pháo - nạp đạn – khai hỏa », một phần khác qua mức độ chuyên nghiệp của toàn đội pháo thủ : khả năng phối hợp trong toàn đội càng nhuần nhuyển chừng nào, thì hỏa lực tác xạ càng nhanh và nâng cao cái gọi là « mưa pháo » xuống mục tiêu chừng đó.
Thứ ba, pháo và đạn pháo căn bản vốn không rẻ. Pháo hiện đại cũng như đạn pháo cải tiến còn đắt hơn nữa. Ngay cả những quân đội « nhà giàu » như quân đội Mỹ hiện nay cũng phải tính toán rất kỷ trong ngân sách quốc phòng khi quyết định mua sắm trang bị pháo cho Lục Quân.

Pháo tự hành M-110 / A-1 nòng ngắn, 203 ly
Do đó, khuynh hướng phát triển pháo binh trong chiến tranh hiện đại ngày nay có thể được tập trung trên những chuyên mục chính sau đây :
● khả năng cơ động (mobility),
● mức độ công phá (power / rate of fire),
● khả năng tác xạ tầm xa và chính xác (maximum range of fire / precision).
 
(Sưu tầm từ internet)

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Trung Quốc chơi rắn với Việt Nam trong các vấn đề lãnh thổ

Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đang căng thẳng khi hai bên đưa ra những lý lẽ trái ngược nhau về sự cố một chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho một chiếc tàu khảo sát của Việt Nam tại vùng biển nằm trong Biển Hoa Nam [Biển Đông] mà cả hai nước đều tuyên bố khẳng định chủ quyền.
Sự cố này được xem như là Trung Quốc có ý định kiểm soát vùng biển tranh chấp bằng cách mở rộng các hoạt động hàng hải ở Biển Hoa Nam và tận dụng sự tăng trưởng kinh tế và tầm ảnh hưởng quân sự của họ.
Việt Nam dường như đã đối phó lại những biện pháp gây hấn của Trung Quốc bằng cách kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Tranh chấp về Biển Đông rất có thể sẽ là một chủ đề lớn của tại cuộc gặp gỡ của các bộ trưởng quốc phòng và các chuyên gia quốc phòng của Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, các nước ASEAN và các nước châu Âu sẽ được tổ chức tại Singapore vào ngày 3 tháng 6 tới đây. Chủ đề này được chờ đợi được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN vào tháng 7 tới, một dịp để thảo luận về vấn đề an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sự cố xảy ra vào sáng sớm ngày 26 tháng 5 khi một chiếc tàu của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đang khảo sát để tìm vị trí đặt mũi khoan thăm dò trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở ngoài khơi cách bờ biển tỉnh Phú Yên của Việt Nam khoảng 220 km, tức 120 hải lý.
Ba tàu tuần tra của Trung Quốc đã tiến đến gần chiếc tàu nói trên của Việt Nam và một trong số đó đã cắt đứt cáp thăm dò của chiếc tàu của Việt Nam rồi nhanh chóng rút lui khỏi hiện trường.
Đây là lần đầu tiên tàu tuần tra của Trung Quốc ngăn cản hoạt động của một chiếc tàu của Việt Nam, theo thông báo của Hà Nội. Bộ ngoại giao Việt Nam đã nhanh chóng tổ chức một cuộc họp báo vào hôm 29 tháng 5 để phản đối Trung Quốc.  
“Đây là vi phạm nghiêm trọng nhất đối với lãnh hải của Việt Nam,” người phát ngôn của bộ ngoại giao, bà Nguyễn Phương Nga đã nói như vậy.
Bà Nga nói rằng sự cố nói trên đã xảy ra “hoàn toàn bên trong phạm vi” vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cách bờ biển 200 hải lý.
Hiện trường của sự cố nằm ở khoảng cách gần với bờ biển của Việt Nam hơn so với Quần đảo ở mạn phía bắc và Quần đảo lùi xa hơn về phía nam, cả hai quần đảo này đều được Trung Quốc tuyên bố khẳng định chủ quyền.
PetroVietnam đã chỉ trích Trung Quốc bằng từ ngữ họ gọi là “một hành động có dụng ý xấu.”
Tại một cuộc họp báo, ông Đỗ Văn Hậu phó tổng giám đốc PetroVietnam cho rằng “hành động cắt đứt cáp là có chủ định và được chuẩn bị trước,” khi ông nói rằng cáp nằm ở độ sâu 30 mét dưới mặt nước.
Hôm 27 tháng 5, chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối thông qua sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội.
Bộ ngoại giao Trung Quốc đã phản công lại vào ngày hôm sau khi nói rằng hiện trường của sự cố nằm trong phạm vi quyền hạn xét xử pháp lý của Bắc Kinh.
“Hành động đó là công việc giám sát bình thường,” bà phát ngôn viên Khương Du đã nói như vậy. “Chính Việt Nam đã phá hoại những lợi ích và các quyền tài phán của Trung Quốc.”
Tờ Thời báo Hoàn cầu, một tờ nhật báo bằng tiếng Anh trực thuộc tờ Nhân Dân Nhật Báo chính thống, đã đăng một bài xã luận vào hôm 30 tháng 5 nói rằng sẽ là ngây thơ nếu Việt Nam tưởng rằng có thể bắt Trung Quốc nhượng bộ những tuyên bố khẳng định chủ quyền.
Kể từ khi Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự trên thế giới thì họ luôn có lập trường cứng rắn đối với những tranh chấp ở Biển Hoa Nam.
Lặp lại quan điểm nói trên, bản báo cáo của Cơ quan quản lý Đại dương của Trung Quốc viết rằng Trung Quốc nên chứng tỏ sức mạnh quân sự dồi dào của mình để lái tranh chấp lãnh thổ với các nước khác theo hướng có lợi cho mình.
Việt Nam và Philippine trên thực tế đã đi trước Trung Quốc trong việc kiểm soát những hòn đảo và vùng nước lân cận có tranh chấp, song Trung Quốc hiện đang ra sức tìm cách bắt kịp.
Hầu hết người Việt Nam đều coi sự cố nói trên là bước đi có chủ định của Trung Quốc nhằm làm nổi bật sự tồn tại của những tranh chấp ở Biển Hoa Nam cần thiết phải được giải quyết. Trung Quốc cũng đồng thời tăng cường tấn công bằng ngoại giao để giải quyết vấn đề tranh chấp.
Hồi tháng Tư vừa qua Trung Quốc đã cử Quách Bá Hùng [Guo Baixiong] và Từ Tài Hậu [Xu Caihou], cả hai đều là phó chủ tịch Quân ủy Trung Ương, và cả bộ trưởng quốc phòng Lương Quảng Liệt [Liang Guanglie], tới các nước ASEAN để kêu gọi một sự giải quyết ôn hòa những tranh chấp lãnh thổ liên quan đến Biển Hoa Nam.
Bước đi này nhằm mục đích ngăn chặn sự tái diễn trình trạng Trung Quốc bị cô lập trong vấn đề chủ quyền sau khi Mỹ ủng hộ các nước ASEAN trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại một Diễn đàn Khu vực ASEAN được tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 7 năm ngoái.
“Bằng chính sách củ cà rốt và chiếc gậy, Trung Quốc đang cố gắng lấy lại vị thế đã mất,” một nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh đã nói như vậy.
Việt Nam thì vẫn tiếp tục đề cao mối quan hệ với Mỹ và các nước khác.
Cuộc họp báo khẩn cấp của Bộ ngoại giao Việt Nam hôm 29 tháng 5 được xem như là nỗ lực của Việt Nam nhằm nhấn mạnh luận cứ của mình trong tranh cãi với Trung Quốc.
(Bài báo này được tổng hợp từ phóng sự của Kenji Minemura thường trú tại Bắc Kinh và Daisuke Furuta tại Băng Cốc.)

Pháo tự hành PZH-2000 : chuẩn mực của pháo binh hiện đại


Được đánh giá là một trong những loại pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện nay, PZH-2000 thực sự là một chuẩn mực của pháo binh hiện đại
Pháo tự hành PZH-2000 được sản xuất bởi Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann (KMW), cùng với nhà thầu phụ chính là Rheinmetall Landsysteme.
Công việc sản xuất pháo tự hành PZH-2000 được bắt đầu vào năm 1996, hệ thống đầu tiên được giao cho Quân đội Đức vào năm 1998.
Đặc điểm kỹ thuật
Pháo tự hành PZH-2000 được phát triển trên cơ sở khung gầm của xe tăng Leopard-2A, sử dụng loại pháo L52 cỡ nòng 155mm do Rheinmetall Landsysteme sản xuất. Ngoài ra, pháo tự hành còn được trang bị súng máy MG3 7,62mm với cơ số 2.000 viên.
Kíp chiến đấu của pháo tự hành PZH-2000 gồm 5 người, chỉ huy, lái xe, pháo thủ và 2 người nạp đạn.
PZH-2000 có chế độ hoạt động tự động hóa rất cao, pháo sử dụng một hệ thống nạp đạn bán tự động. Một cánh tay nạp sẽ tra đầu đạn pháo vào nòng pháo, pháo thủ sẽ nạp liều phóng rời vào sau.
Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay có thể chứa 60 đạn pháo, cùng với 228 liều phóng rời. Tầm bắn tiêu chuẩn của PZH-2000 là 30-35km, trên 40km nếu sử dụng đạn tăng tầm.

Hệ thống điều khiển bên trong pháo tự hành PZH-2000.
Hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay cho phép tăng tốc độ bắn.
Tốc độ bắn trung bình 10-13 viên/phút, PZH-2000 có một hệ thống tự quản lý vỏ đạn.
Chỉ huy được trang bị hệ thống quan sát toàn cảnh Leica PERI-RTNL 80, tích hợp khả năng quan sát ngày/đêm, máy đo xa laser.
Pháo thủ được trang bị hệ thống chỉ thị mục tiêu Leica PzF TN 80, tích hợp khả năng quan sát ngày đêm.
Hệ thống kiểm soát bắn được điều khiển bởi máy tính hiệu MICMOS, được cung cấp bởi hãng EADS, có khả năng nhận dạng và kiểm soát mục tiêu tự động.
Việc tính đường đạn do máy tính xử lý, hệ thống sẽ tự động hiệu chỉnh góc nâng của pháo phù hợp với khoảng cách đến mục tiêu.

Góc nâng của PZH-2000 tương đối lớn từ 3-60 độ, tháp pháo có thể quay 360 độ, do đó không bị hạn chế về góc bắn.
Hệ thống kiểm soát bắn của pháo tự hành dựa trên công nghệ MRSI, cho phép thay đổi quỹ đạo bắn ở loạt đạn tiếp theo để tăng độ chụm của đạn. Nhờ vậy, pháo tự hành PZH-2000 có khả năng bắn liên tiếp 5 viên đạn vào cùng một mục tiêu.
Hệ thống liên kết dữ liệu và chia sẽ mục tiêu cho phép nhiều khẩu pháo tự hành PZH-2000 cùng tấn công mục tiêu cùng lúc.

Sự phát triển nhanh chóng của các loại radar định vị pháo binh, cho phép xác định chính xác vị trí khai hỏa của PZH-2000. Do đó, nhanh chóng rời khỏi vị trí sau khi bắn là một yêu cầu quan trọng của pháo binh hiện đại.
Để đảm bảo không bị lộ vị trí bắn, PZH-2000 được thiết kế để có thể nhanh chóng “bắn - rút lui” với thời gian triển khai và thu hồi pháo chưa đầy 2 phút. Điều đó cho phép pháo tự hành PZH-2000 nhanh chóng rời khỏi mục tiêu sau loạt đạn đầu tiên.
PZH-2000 được bọc giáp rất tốt, giúp bảo vệ tổ lái trước mảnh đạn pháo, súng máy hạng nặng của đối phương, bom chùm từ 2 bên hông và phía trên.
Không chỉ vậy, PZH-2000 còn được trang bị hệ thống bảo vệ tổ lái trước tác nhân sinh, hóa học NBC, hệ thống báo cháy và dập lửa tự động.
Pháo tự hành PZH-2000 được trang bị động cơ diesel tăng áp MTU MT88, 8 xi lanh công suất 987 mã lực. Xe tự hành có khả năng vượt dốc 30 độ, chướng ngại vật cao 1m, tốc độ tối đa đạt 60km/giờ, tầm hoạt động 420km.

Việt Trung (theo Army-Technology, Topwar)