Frederic Chopin Chopin sinh ra ở Zelazowa Wola, Ba Lan ngày 22 tháng 2 năm 1810. Mặc dù sinh ra ở Ba Lan, là con trai của một người Ba Lan, nhưng quê nhà thiêng liêng của ông luôn là Pháp. Thật sự thì đó chưa bao giờ chỉ đơn thuần là đất nước đã nuôi dưỡng ông, bởi vì mặc dù thực tế là trong một thời gian dài Chopin đã được công nhận là hậu duệ của một gia đình Ba Lan đã từng chuyển đến Paris, nhưng một số tài liệu lại chứng minh rằng gia đình ông bắt nguồn từ vùng Loire thuộc nước pháp và giấy khai sinh của bố ông được chứng nhận sinh ngày 15 tháng 4 năm 1771 tại một ngôi làng ở Marainville gần Nancy. Ông đã rời đến Warsaw vào năm 1787 nơi mà ông cưới bà Tekla-Justyna Krzyzanowska vào ngày mùng 2 tháng 6 năm 1806. Frédéric là một trong 4 đứa con của họ.
Chopin từ bé đã được hưởng một sự giáo dục đầy đủ và thoải mái. Bố của ông, một người đàn ông thông minh, đã rất nhanh chóng trở thành gia sư dạy tiếng Pháp ở các gia đình giàu có của thủ đô Ba Lan. Sau đó, cũng lại ở Wasaw, ông đã trở thành một giáo viên tiếng Pháp tại trường tiểu học Lyceum. Khi đó, với một khă năng tài chính vững vàng, ông đã biến căn hộ rộng lớn của mình thành một pension (tiếng Pháp có nghĩa là khách sạn nhỏ) cho những học sinh ở Lyceum, phần đông trong số họ đến từ những gia đình Ba Lan khá giả hơn.
Tính cách của Chopin đã được thường xuyên rèn đúc bởi lối sống văn hoá và lịch sự của gia đình ông. Ở một đứa trẻ thông minh và chuyên cần như ông, bố Chopin đã sớm nhận ra rằng Chopin được định sẵn để trở thành một nhạc sỹ. Và cậu bé Chopin đã nhanh chóng chứng tỏ được điều đó bằng kỹ năng chơi đàn piano của mình (dưới sự chỉ bảo của của chị ông) từ lúc 4 tuổi. Sau đó, ông được gửi đến học một giáo viên có trình độ người Bohemian để học nhạc. Tài năng của ông với tư cách một nhà soạn nhạc đã sớm được chứng minh. Bản Polonaise giọng Son thứ đầu tiên của ông được viết năm 1817, dù chưa phải là một thành quả lớn, nhưng thực sự là một thành tích vượt bậc với một đứa trẻ mới 7 tuổi. Và Chopin được nhắc đến trên tạp chí văn học của Ba Lan tháng 1 năm 1818 như sau: “Chúng ta không thể lặng thinh làm ngơ bản Polonaise viết cho đàn piano của Chopin, một đứa trẻ 7 tuổi con trai ông Nicolas Chopin, giáo viên dạy ngôn ngữ và văn học Pháp”. Sau khi hoàn thành xong khóa học piano và tham gia một loạt các buổi biểu diễn tại các phòng diễn của giới quý tộc ở Warsaw và vùng xung quanh, Chopin minh chứng nhiều hơn nữa khả năng sáng tác của mình vào năm 1821 với bản Polonaise tiếp theo, lần này là bản giọng La giáng thứ, như một món quà cho người thầy của mình. Thực tế đó là một cách lịch thiệp để tạm biệt người thầy đầu tiên, bởi vì sau khi tốt nghiệp trường Lyceum với bản Rondo giọng Rê thứ được công bố năm 1825, Chopin được chiêu sinh vào nhạc viện Warsaw, nơi anh học sáng tác ba năm tiếp theo dưới hướng dẫn thấu đáo của Jozef K.Elsner. Kỹ thuật chơi piano bậc thầy của Chopin đã được định hình, với những sáng tác đột phá với thời kỳ này, gồm các bản Những biến tấu dựa trên chủ đề Don Giovanni của Mozart, Op.2 cho piano và dàn nhạc (1827), bản Nocturne giọng Mi thứ, Op.72 số 1 (1827), bản Polonaise giọng Rê thứ, Op.71 số 1 (1827) và bản Rondeau à la Mazur, Op.5 (1827).
Tính cách của Chopin đã được thường xuyên rèn đúc bởi lối sống văn hoá và lịch sự của gia đình ông. Ở một đứa trẻ thông minh và chuyên cần như ông, bố Chopin đã sớm nhận ra rằng Chopin được định sẵn để trở thành một nhạc sỹ. Và cậu bé Chopin đã nhanh chóng chứng tỏ được điều đó bằng kỹ năng chơi đàn piano của mình (dưới sự chỉ bảo của của chị ông) từ lúc 4 tuổi. Sau đó, ông được gửi đến học một giáo viên có trình độ người Bohemian để học nhạc. Tài năng của ông với tư cách một nhà soạn nhạc đã sớm được chứng minh. Bản Polonaise giọng Son thứ đầu tiên của ông được viết năm 1817, dù chưa phải là một thành quả lớn, nhưng thực sự là một thành tích vượt bậc với một đứa trẻ mới 7 tuổi. Và Chopin được nhắc đến trên tạp chí văn học của Ba Lan tháng 1 năm 1818 như sau: “Chúng ta không thể lặng thinh làm ngơ bản Polonaise viết cho đàn piano của Chopin, một đứa trẻ 7 tuổi con trai ông Nicolas Chopin, giáo viên dạy ngôn ngữ và văn học Pháp”. Sau khi hoàn thành xong khóa học piano và tham gia một loạt các buổi biểu diễn tại các phòng diễn của giới quý tộc ở Warsaw và vùng xung quanh, Chopin minh chứng nhiều hơn nữa khả năng sáng tác của mình vào năm 1821 với bản Polonaise tiếp theo, lần này là bản giọng La giáng thứ, như một món quà cho người thầy của mình. Thực tế đó là một cách lịch thiệp để tạm biệt người thầy đầu tiên, bởi vì sau khi tốt nghiệp trường Lyceum với bản Rondo giọng Rê thứ được công bố năm 1825, Chopin được chiêu sinh vào nhạc viện Warsaw, nơi anh học sáng tác ba năm tiếp theo dưới hướng dẫn thấu đáo của Jozef K.Elsner. Kỹ thuật chơi piano bậc thầy của Chopin đã được định hình, với những sáng tác đột phá với thời kỳ này, gồm các bản Những biến tấu dựa trên chủ đề Don Giovanni của Mozart, Op.2 cho piano và dàn nhạc (1827), bản Nocturne giọng Mi thứ, Op.72 số 1 (1827), bản Polonaise giọng Rê thứ, Op.71 số 1 (1827) và bản Rondeau à la Mazur, Op.5 (1827).
Trong lúc ấy, Chopin cũng làm nên tên tuổi của mình như một nghệ sỹ trình diễn piano. Kết thúc khoá học tại nhạc viện vào năm 1829, Chopin bắt tay vào hàng loạt các buổi trình diễn và những buổi trình diễn này đã mang Chopin không chỉ vòng quanh Ba Lan mà còn tới cả Vienna, nơi mà kỹ thuật phi thường của ông đã không gây được tác động mà lẽ ra nó đã đạt được do độ lớn các phòng hoà nhạc ở đây. Tuy nhiên, ở đây ông đã có những quen biết hữu ích, những người sẽ giới thiệu cho Chopin đời sống âm nhạc của thành phố, bao gồm Schuppanzigh, người đã đóng một vai trò quan trọng trong viêc làm cho những bản tứ tấu của Beethoven được biết đến ở Vienna, chủ xuất bản Haslinger, người đã in bản Variations, Op.2 của ông năm 1820, cùng Stein và Graff, những thợ làm đàn piano nổi tiếng. Chopin cũng có thể nghe tại đây các vở opera của Rossini và Meyerbeer.
Trở về Warsaw năm 1830, ông đã chơi bản Concerto giọng Pha thứ, Op.21, bản Concerto đầu tiên của ông sáng tác năm 1829 và bản Concerto giọng Mi thứ, Op.11 (1830) tại nhà hát quốc gia, nhưng chỉ thu được một chút thành công. Báo chí đã thực sự làm ngơ với sự kiện này, dù sao điều đó không đáng ngạc nhiên lắm, có thể bởi ảnh hưởng của các vấn đề chính trị thời bấy giờ.
Chopin rời Ba Lan ngày 2 – 11 – 1830 bắt đầu cho một tour học tập tại châu Âu, có lẽ cũng vì Italy như một điểm đến lý tưởng với ông. Nhưng lúc ấy, ông không thể biết rằng ông có thể sẽ không bao giờ trở lại quê hương yêu dấu của mình một lần nữa. Điểm dừng chân đầu tiên của ông là Vienna, nơi ông chỉ có một buổi hoà nhạc khá là không thành công. Sau đó, với những làn sóng náo động của cuộc Cách mạng lan từ Pháp đến Bỉ, Italy và Ba Lan, ông đã quyết định rằng London sẽ là nơi lý tưởng nhất để sống. Trên đường đi, ông được biết rằng quân đội Nga đã chiếm Ba Lan và khống chế chính phủ quốc gia từ 5 – 9 – 1831.
Ông sống tại Paris cho tới cuối tháng 9, và mặc dù mục đích cuối cùng của ông luôn là đến được London, ông đã quyết định ở lại đây để rồi đạt được những thành công ngoài sức tưởng tượng với sự giàu có lạ thường và khả năng khuấy động đời sống âm nhạc của thủ đô nước Pháp. Người nhạc sỹ trẻ tuổi có học thức và thanh lịch, người mang sắc mặt xanh xao và một vẻ vô cùng sầu muộn đã ngay lập tức được Paris sang trọng chấp nhận. Buổi trình diễn đầu tiên của ông tại Salle Pleyel vào 26 - 2 – 1832 gồm bản Concerto đầu tiên, một khúc biến tấu từ chủ đề Mozart và trong số những tiểu khúc ngắn hơn, có một Grand Polonaise cho 6 đàn piano được viết bởi Kalkbrenner, trong dịp này, do chính tác giả trình diễn cùng Mendelssohn, Chopin và các nhạc công piano khác. Tuy nhiên, một nhà phê bình âm nhạc có mặt trong buổi trình diễn hôm đó đã có bài viết chê bai khả năng chơi nhạc của Chopin, quả quyết rằng kỹ năng của ông trở nên quá mờ nhạt để trình diễn trong một khán phòng rộng. Kết quả là, Chopin không bao giờ có được sự công nhận, như ông xứng đáng, là một nghệ sỹ dương cầm bậc thầy, mặc dù thỉnh thoảng ông có chơi trong những buổi công diễn được tổ chức cho việc từ thiện hay bởi các nhạc sỹ khác.
Ông may mắn được gặp ngài Nam tước de Rothschild tại một trong những buổi trình diễn. Họ nhanh chóng trở thành bạn bè, và một quý tộc có thể mở rộng cửa của giới thượng lưu Paris cho một nhạc sỹ trẻ. Những bài giảng dạy của Chopin ngay lập tức được yêu cầu và trả lương hậu hĩ. Các bà chủ bữa tiệc của giới thượng lưu tranh nhau để có ông trong phòng khách của họ, và những buổi nói chuyện lỗi lạc của ông đã quyến rũ ngay cả những người sành điệu nhất. Cuối cùng, ông tìm được một lớp thính giả có thể đánh giá đúng giá trị của ông.
Điều đó cũng giúp âm nhạc của ông dễ dàng được xuất bản, gồm cả những bản nhạc ông đã viết trước đây. Ba bản Nocturne, Op.9, được viết ở Ba Lan trong những năm 1828 – 1830, 12 Etude Op.10 (1829) đề tặng Liszt và bản Concerto thứ 2 đều được xuât bản ở Paris thời kỳ này. Những Etude Op.10 là đặc biệt quan trọng vì trong các gam được chia nhỏ, Chopin đã mở rộng kỹ thuật và nguồn tài nguyên đáng quý của piano ở thời điểm mà nhạc cụ này đã trải qua một số thay đổi quan trọng, đáng kể nhất là sự thay đổi các khung từ gỗ sang kim loại. Điều đó đã làm cơ cấu nhạc cụ được cải thiện và đem đến cho nhạc cụ cả một tầm âm sắc mới và âm lượng cần thiết để trình diễn trong một khán phòng rộng. Chiếc piano đã chiếm ưu thế trong bối cảnh âm nhạc thời Chopin và ông là nghệ sỹ dương cầm của tầng lớp thượng lưu quyền lực nhất ở Paris, kết giao bằng hữu với rất nhiều tên tuổi lớn như Balzac, Heine, Liszt và Ferdinand Hiller, người là nguyên nhân để ông đã làm cuộc hành trình tới Aix-la-Chapelle tháng 5 năm 1834.
Những năm sau, người ta thấy ông ở Leipzig, nơi mà ông gặp nữ bá tước Maria Wodzinska, người mà ông đã đề tặng bản Waltz giọng La giáng trưởng (L’adieu) hòa nhã sau khi chuyện tình của họ kết thúc. Ông cũng đã gặp lại Mendelssohn, gặp Clara và Robert Schumann những người mà với sự nhiệt thành thường lệ của mình đã đặt cho ông nghệ danh Chopin - cao quý. Trở lại Paris vào tháng 12 năm 1836, ông gặp George Sand, người phụ nữ đã làm thay đổi cuộc đời ông.
Có học thức và tao nhã cũng như hấp tấp và thất thường, George Sand, quả phụ của nam tước Dudevant đã áp dụng một ảnh hưởng ngay lập tức đối với một nhạc sỹ trẻ và họ đã ở lại bên nhau kể cả khi đang yêu hay khi tình yêu đã cạn, cho đến tận năm 1847. Đó là mười năm mà Chopin đã đạt đến đỉnh cao của sáng tạo với tư cách một nhạc sỹ, đã sáng tác những kiệt tác như như những Ballade
số 3 và số 4 (1841 và 1842),những Nocture, Op.48 (1841 – 1842), ba Polonaise Op.44, 53 và 61 (1840 – 1846), Scherzo, Op.54 (1843 – 1844),Fantasia giọng Pha thứ, Op.49 (1841)và bản Berceuse, Op.57 (1843).
số 3 và số 4 (1841 và 1842),những Nocture, Op.48 (1841 – 1842), ba Polonaise Op.44, 53 và 61 (1840 – 1846), Scherzo, Op.54 (1843 – 1844),Fantasia giọng Pha thứ, Op.49 (1841)và bản Berceuse, Op.57 (1843).
Cùng George Sand, ông đã sống cuộc sống ẩn dật ở Valdemosa – Majorca. Ông đã dành mùa đông 1838 để viết những kiệt tác đã được xếp cùng với những sáng tác vĩ đại khác cho đàn piano. Chúng cũng bao gồm Ballade thứ 2, Op.38 đề tặng Schumann năm 1840, Mazurkas, Op.33 và Op.41, Nocturne, Op.37, Polonaise, Op. 40, và hơn hết là tập 24 Préludes, Op.28. Sau khi chia tay với George Sand, Chopin đã nhầm khi nghĩ rằng ông có thể lấy lại sự thanh thản cho mình, sau những nỗi đau của cuộc sống, bằng việc làm thầy giáo dạy piano ở một gia đình thượng lưu Paris. Nhưng ông chưa sẵn sáng đáp ứng những yêu cầu cho bài học và sức khoẻ của Chopin tồi đi nhanh chóng. Thu nhập của Chopin thấp dần đi và như vậy thật khó để sống ở thủ đô nước Pháp, nơi mà giá cả ngày càng đắt đỏ vì những bất ổn xã hội. Ông quyết định trình diễn ở Salle Pleyle vào 16 tháng 2 năm 1848, nhưng nỗ lực này khiến ông yếu đi nhiều. Ông ốm, và như ông đã thú nhận trong một bức thư: "... tôi dường như chưa bao giờ chơi tồi đến thế". Dù có sự rộng lượng của bạn bè và người hâm mộ, khán thính giả vẫn rất nhanh nhận ra sự mong manh trong tiếng đàn của ông. Hôm đó đã trở thành buổi diễn cuối cùng của ông ở Pháp, và thực tế cũng là lời chào tạm biệt Paris hoa lệ của Chopin.
Qua khỏi những cuộc nổi dậy bạo động năm 1848 và với sự cải thiện nhỏ về sức khoẻ, Chopin quyết định rời Paris tới London, phần nào bởi sự nài nỉ của một trong các học trò của ông. Một buổi trình diễn vào ngày 20 tháng 4 năm 1848 là một thành công hân hoan, và ông quyết định ở lại Anh 7 tháng, tổ chức thêm 9 buổi diễn, lần cuối vào 16 tháng 11 để quyên góp tiền ủng hộ những người tị nạn Ba Lan. Tuy nhiên, Chopin bị mệt và yếu hơn vì những chuyến đi và khí hậu của London không phù hợp với ông. Ông rời London vào 23 tháng 11 năm 1848 và quay lại với Paris yêu quý của mình, nơi mà ông đã có thêm một vài năm bất hạnh ở đây. Ông dừng sáng tác và không có đủ sức khỏe lẫn sự hăng say để ngồi bên phím đàn. Nhạc cụ đã gắn bó với phần đời tươi đẹp nhất của ông, giờ đây không còn hấp dẫn ông thêm được nữa, và ông cũng thôi niềm khát khao được lướt tay trên những phím đàn, dù lòng ông luôn tràn ngập nỗi nhớ thương quê hương Ba Lan.
Chopin ra đi vào sáng sớm ngày 17 tháng 10 năm 1849 trong ngôi nhà của ông tại số 12 Place Vendime Paris, trong vòng tay của người chị Louise và nữ bá tước Potocka. Theo nguyện vọng của ông, trái tim của Chopin được mang về mảnh đất Ba Lan yêu dấu!
Âm nhạc của Frederic Chopin
Làm quen với piano từ lúc 4 tuổi, Chopin viết bản Polonaise in G minor năm ông tuổi 7 tuổi. Năm 1825, Chopin được chiêu sinh vào nhạc viện Warsaw, kỹ thuật chơi piano bậc thầy của Chopin đã được định hình. Chưa được công nhận tại Ba Lan, nhưng người nhạc sỹ trẻ tuổi văn hoá và thanh lịch, người mang vẻ mặt xanh xao và một bầu không khí sầu muộn đã ngay lập tức được chấp nhận bởi phong cách Pháp. Ông đã chọn ở lại đây để rồi đạt được những thành công ngoài sức tưởng tượng với sự giàu có lạ thường và khả năng khuấy động cuộc sống âm nhạc ở thủ đô của Pháp. Tháng 12 năm 1836, ông gặp George Sand, người phụ nữ đã làm thay đổi cuộc đời ông. Và mười năm sau đó là thời gian Chopin đã đạt đến đỉnh cao của sáng tạo với tư cách một nhạc sỹ.
Ông đã để lại những kiệt tác nghệ thuật như như bản Ballade số 3 và số 4 (1841 và 1842), bản Nocture, Op.48 (1841 – 1842), ba bản Polonaise Op.44, 53 và 61 (1840 – 1846), bảnScherzo, Op.54 (1843 – 1844), bản Fantasia in F minor, Op.49 (1841) và bản Berceuse, Op.57 (1843) cùng các bản Ballade số 2, Op.38 đề tặng Schumann năm 1840, bản Mazurka, Op.33 và Op.41, bản Nocturne, Op.37, bản Polonaise, Op. 40, và hơn hết là tuyển chọn của 24 Préludes, Op.28. Những Etudes Op.10 là đặc biệt quan trọng vì trong các gam được chia nhỏ, Chopin đã mở rộng kỹ thuật và nguồn tài nguyên đáng quý của piano ở thời điểm mà nhạc cụ này đã trải qua một số thay đổi quan trọng. Nhạc sĩ người Đức Mendelssohn từng thốt lên: "Chopin là cả một lò lửa. Ông nung chảy tất cả những gì mà cuộc sống ban cho. Và ông ấy rút ra từ đó kho báu hết sức quý giá". Những vũ khúc thôn dã của quê mẹ Ba Lan, đã thấm vào Chopin làm nên một thiên tài âm nhạc thuần khiết, đôn hậu, mãnh liệt mà da diết. Ông được coi là nhà thơ của cây đàn piano với những bản polonaise, marzuka và etude bất hủ.
Frederic Chopin: Bản tình ca ngọt ngào trong cuộc đời ngắn ngủi
Mùa thu năm 1849, trước khi trút hơi thở cuối cùng người nhạc sĩ ấy đã khẩn cầu: Hãy mang trái tim tôi trở về với Tổ quốc! Và hãy rải lên nắp áo quan nắm đất của đất nước Ba Lan mà tôi đã giữ gìn như bảo vật suốt 20 năm trời xa xứ... Đó là ý nguyện cuối cùng của nhạc sĩ thiên tài Frederic Chopin - người được thế giới biết đến là nghệ sĩ biểu diễn, nhà soạn nhạc vĩ đại cho đàn piano.
Vì sao Tổ quốc lại trở thành nỗi niềm day dứt khôn nguôi trong trái tim người nghệ sĩ piano lừng danh thế giới này? Một số nhạc sĩ thiên tài đã từng sống xa Tổ quốc, như Mozart, Beethoven, Schubert... đều có chung nỗi buồn xa xứ. Song, không một ai trong số họ, niềm vương vấn với quê mẹ lại sâu nặng như ở Chopin.
Tạm biệt quê nhà năm 20 tuổi, cho đến cuối cuộc đời, vì nhiều lý do khác nhau, Chopin không có cơ hội một lần quay trở lại. Ngay cả thân xác ông cũng nằm lại chốn quê người. Phải mấy chục năm sau, trái tim của người nghệ sĩ mới được yên nghỉ vĩnh hằng nơi Tổ quốc! Trái tim đó hiện được lưu giữ tại nhà thờ Thánh Thập Tự tại thủ đô Warsaw.
Hầu hết các thiên tài âm nhạc thế giới đều gắn bó và thành danh với cây đàn piano - cây đàn được suy tôn là "ông vua của các loại nhạc cụ". Đầu tiên là trình diễn đàn piano, sau đến là sáng tác các nhạc phẩm cho loại đàn này. Riêng đối với Chopin, từ khi còn là cậu bé lên 2 tuổi, đã có thể ngồi bên chân mẹ hàng giờ liền để nghe âm thanh thánh thót của những phím đàn dưới đôi bàn tay người mẹ.
Người mẹ của Chopin tuy không phải là nghệ sĩ biểu diễn, song không thể không ngồi trước cây đàn piano mỗi tối, sau khi đã làm xong mọi việc thuộc thiên chức của người mẹ. Bà là người Ba Lan, xuất thân từ dòng dõi quý tộc, biết chơi đàn, biết hát những bài dân ca Ba Lan, thích nhảy múa, có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Chopin.
Khi 6 tuổi, một đêm không ngủ, cậu bé Chopin đã lén vào phòng của mẹ để đụng tay vào những phím đàn. Lên 7 tuổi, cậu bé đã có thể công bố nhạc khúc đầu tay "Vũ khúc Ba Lan" nổi tiếng toàn thế giới. 8 tuổi Chopin đã diễn tấu trước công chúng bản Concerto viết cho piano của Adalbart Gyrowetz và bắt đầu viết được những bản Polonaises, Mazurka và một bản Waltzes. 15 tuổi nhạc sĩ xuất bản điệp khúc viết cho Piano (Rondo for Piano)...
Chopin may mắn được sinh ra và lớn lên trên đất nước Ba Lan, quê hương của nhiều thể loại âm nhạc, Opera, nhạc đường phố, nhạc trong nhà... Đâu đâu cũng có thể thưởng thức những ca khúc Arian và Roman, các điệu Polonaises và Waltzes. Rất nhiều người biết chơi piano, violon, anpha...
Nơi đây có nhiều điệu nhảy tưng bừng, mà mỗi khi bước lên sàn, người đàn ông thì hùng dũng gõ vang gót giày còn các cô gái thì lướt đi uyển chuyển như gió, như mây. Cậu bé Chopin như bị thôi miên bởi tất cả những thứ được coi là "vàng ròng" đó. Mới 15 tuổi đầu, Chopin đã đi đến tận các ngang cùng ngõ hẻm của các làng quê Ba Lan, để đắm mình trong các điệu dân ca, dân vũ.
Cậu bé phát hiện ra rằng, các bản Mazurka chứa đựng một nỗi buồn mêng mang không thể diễn đạt bằng lời, nhưng lại được bộc lộ một cách giản dị trong âm điệu của cây đàn. Âm nhạc dân gian Ba Lan, đặc biệt là âm nhạc của các loại vũ khúc đã làm rung động tâm hồn non nớt của Chopin, là cội nguồn của những giai điệu đẹp như thơ mà ông sáng tác sau này.
Có thể nói, trong cuộc đời lao động nghệ thuật 52 bản Mazurka do ông sáng tác chính là tình yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do mà nhạc sĩ đã gửi gắm. Những nhạc khúc ấy của Chopin được công chúng Ba Lan nhìn nhận là một vốn quý của dân tộc.
Cùng với nguồn cảm hứng bất tận là tình yêu Tổ quốc, tình yêu đôi lứa cũng đem lại cho Chopin những cảm xúc dạt dào, đưa sự nghiệp âm nhạc của Chopin lên đỉnh cao.
Theo một số nhà nghiên cứu tiểu sử, Chopin đã từng yêu ba người phụ nữ. Mối tình đầu với Conxtanxia- một cô gái Ba Lan, có giọng hát hay như chim họa mi, học chung trường khi Chopin còn ở quê nhà. Cô "đã bước vào cuộc đời anh như người chủ bước vào căn nhà bỏ không để ở lại đó thật lâu dài, vĩnh viễn".
Song, xung quanh Conxtanxia có rất nhiều chàng trai quý tộc săn đón, còn Chopin thì e dè, mặc cảm, non nớt nên đã để mối tình đầu đi qua. Nhưng dư vị ngọt ngào của mối tình đầu đã khiến trái tim Chopin đóng kín một thời gian dài.
Mùa hè năm 1835, tại Dresden, Chopin đã gặp gỡ và yêu một cô gái thứ hai cũng người Ba Lan. Đó là Maria, một cô gái thuộc đẳng cấp thượng lưu, năm ấy 16 tuổi. Do người thân của cô hết sức bảo thủ trong quan niệm "môn đăng hộ đối" nên dù hai người đã từng làm lễ đính hôn nhưng rốt cuộc mối tình này cũng kết thúc.
Năm 28 tuổi, trong khi chưa chấm dứt hẳn quan hệ với Maria nhưng qua sự giới thiệu của bạn bè, Chopin quen biết với nữ văn sĩ Aurore Dupin, còn gọi là quý bà Dudenvant. Aurore Dupin là một người rất nổi tiếng ở Paris, hơn Chopin sáu tuổi, có hai con với người chồng cũ. Cô là tác giả của một số cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất ở Paris lúc đó, lại là người có nhan sắc, có tài sản, có những quan niệm mới mẻ về tình yêu và hạnh phúc.
Trong các tiểu thuyết của mình, Dupin cổ súy cho tư tưởng giải phóng phụ nữ khỏi những định kiến hẹp hòi của xã hội đương thời. Sau khi ly dị, Dupin đã từng yêu một nhà thơ nổi tiếng, song vì không chấp nhận làm "nô lệ" cho người đó, nên cuối cùng tình cảm của họ cũng kết thúc.
Khi được giới thiệu với Chopin, dẫu nghe người ta đồn rằng anh đã làm lễ đính hôn với Maria, song Aurore Dupin vẫn quyết tâm chinh phục bằng được người nhạc sĩ cô hằng ngưỡng mộ. Aurore Dupin cho rằng, mối tình với Chopin là "mối tình cao thượng, lớn lao, khó hiểu, làm lu mờ tất cả những chuyện đã qua. Và nếu như chẳng may chết đi trước cuộc gặp gỡ với Chopin thì toàn bộ cuộc đời sẽ chẳng có giá trị gì...".
Sau nhiều lần gặp gỡ, Chopin vẫn tỏ ra hờ hững, vì giữa hai người có quá nhiều khác biệt, vì những lời đồn đại xung quanh phẩm hạnh và tính cách của Dupin. Chopin cảm thấy Dupin như "con hạc đứng giữa bầy gà, khi nói chuyện thì như mụ phù thủy Delphi trong đền thờ thần Apollo"... Nhưng dần dần, do những nỗ lực từ phía Dupin, định kiến được xóa bỏ.
Trong một lá thư dài gửi Chopin, Aurore Dupin thẳng thắn bày tỏ tình cảm của mình: "Tôi không muốn giành giật của bất kỳ ai một cái gì hết... Tôi muốn trở thành một niềm vui hiếm hoi và mãnh liệt, muốn có mặt trong đời anh, dẫu bên cạnh một phụ nữ khác, muốn làm anh tin rằng, nhiều lúc có thể phân đôi thân mình khi không thể toàn vẹn được".
Đã có lần, Dupin phủ phục dưới chân Chopin, năn nỉ: "Nếu không từ bỏ được Maria thì cũng đừng cự tuyệt tôi!". Cuối cùng thì Chopin đoạn tuyệt hẳn với Maria, chuyển đến sống chung của Dupin và hai đứa con của nàng từ mùa thu năm 1838.
Khi Chopin bị viêm phổi, Dupin theo ông đi xuống miền Nam nước Pháp để tránh mùa đông giá rét. Suốt sáu tháng trên đảo Majorka, Dupin không khi nào rời khỏi giường bệnh. Chopin cảm thấy rất hạnh phúc, như "không phải sống trên mặt đất mà là đang sống trong thế giới thần tiên, có mây mù bao quanh, có mùi thơm ngào ngạt..".
Chín năm sống trong tình yêu ngọt ngào - một quãng thời gian không quá ít ỏi trong cuộc đời ngắn ngủi của nhà nhạc sĩ thiên tài, đã đưa Chopin lên đỉnh cao của thành công. Ông chuyên tâm vào việc sáng tác, và hầu hết những kiệt tác: "Khúc tự sự số 2, số 3, số 4"; "Khúc hòa tấu B giáng minor", "Khúc ảo tưởng F minor", "Vũ khúc ảo tưởng Ba Lan", "Vũ khúc Mazurka" kiệt xuất và một số dạ khúc khác được sáng tác trong thời gian này.
Chopin từng cho rằng, tình yêu như một cái giếng nghệ thuật, khi đào thấy miệng giếng, nguồn cảm hứng sẽ trào dâng.
Nhưng buồn thay, do cá tính của hai người quá khác biệt, tuy vẫn còn rất yêu, cuối cùng Dupin chia tay với Chopin khi ông đang ốm thập tử nhất sinh. Sự ra đi của Dupin đã lấy đi hết cảm hứng, sinh lực, khiến Chopin gần như chấm dứt sự nghiệp sáng tác. Thế mới biết, "Nữ thần Tình yêu" luôn là chúa tể của tất cả các thần linh mà giới nghệ sĩ hằng thờ phụng.
Chopin từng buồn bã thú nhận: "Nghệ thuật của tôi đi về đâu rồi? Lòng dạ của tôi ở đâu? Tôi đã tiêu hao nó vào đâu rồi? Tôi gần như không còn nhớ được tiếng hát quê hương của mình ra sao nữa!".
Cũng may mà trong chín năm sống chung với Dupin, Chopin đã kịp mang tiết tấu, giai điệu của dân tộc Ba Lan đưa vào truyền thống âm nhạc châu Âu, sáng tạo ra một thứ âm nhạc Ba Lan mang ý nghĩa quốc tế, đồng thời nêu lên một mẫu mực cho âm nhạc dân tộc về sau.
Âm nhạc của Chopin, từ những nhạc khúc mở đầu, những dạ khúc, những vũ khúc Mazurka, những vũ khúc Ba Lan, những nhạc khúc ngẫu hứng đều có nội dung vĩ đại, sâu sắc và đẹp như một bức tranh tình yêu chan hòa ánh nắng...
Đêm 17 tháng mười năm 1848, Chopin qua đời, đôi bàn tay để trên bụng nắm chặt chiếc cốc bạc đựng nắm đất Tổ quốc Ba Lan. Đó là chiếc cốc bạc tinh xảo do một khán giả Ba Lan trao tặng Chopin trước khi lên đường sang Paris, với lời nhắn nhủ: "Chopin thân yêu! Đựng trong chiếc ly này là nắm đất Ba Lan Tổ quốc của chúng ta. Nhạc sĩ sắp đi xa, tôi thay mặt nhân dân Warsaw tặng nhạc sĩ làm chút kỷ niệm".
Chopin đón nhận chiếc cốc, áp sát vào nơi trái tim đang đập rộn rã, nước mắt rưng rưng: "Tổ quốc ơi! Tôi mãi mãi trung thành với người! Tôi sẽ hiến thân cho người! Tôi sẽ mãi mãi dùng tiếng đàn để ca ngợi người!".
Để vĩnh biệt Chopin, tại Medeleine, dàn nhạc giao hưởng và đội hợp xướng của Nhạc việc Paris đã trình tấu bản "Cầu hồn" của Wolfgang Amadeus Mozart
Danh mục tác phẩm
4 ballades
- Op. 23 in G minor
- Op. 38 in F major
- Op. 47 in A-flat major
- Op. 52 in F minor
1 barcarolle
- Op. 60 in F-sharp major
1 berceuse
- Op. 57 in D-flat major
1 bolero
- Op. 19 in C major and A minor
2 bourrées
1 cantabile
1 contredanse
3 écossaises
27 études
- Op. 10 No. 1 in C major (1830)
- Op. 10 No. 2 in A minor (1830)
- Op. 10 No. 3 in E (1832)
- Op. 10 No. 4 in C-sharp minor (1832)
- Op. 10 No. 5 in G-flat major ("Black Key") (1830)
- Op. 10 No. 6 in E-flat minor (1830)
- Op. 10 No. 7 in C major (1832)
- Op. 10 No. 8 in F major (1829)
- Op. 10 No. 9 in F minor (1829)
- Op. 10 No. 10 in A-flat major (1829)
- Op. 10 No. 11 in E-flat major (1829)
- Op. 10 No. 12 C minor - ("Revolutionary étude") (1831)
- Op. 25 No. 1 in A flat major - ("Aeolian Harp") (1836)
- Op. 25 No. 2 in F minor (1836)
- Op. 25 No. 3 in F major (1836)
- Op. 25 No. 4 in A minor (1832-1834)
- Op. 25 No. 5 in E minor (1832-1834)
- Op. 25 No. 6 in G-sharp minor (1832-1834)
- Op. 25 No. 7 in C-sharp minor (1836)
- Op. 25 No. 8 in D-flat major (1832-1834)
- Op. 25 No. 9 in G-flat major - ("Butterfly")(1832-1834)
- Op. 25 No. 10 in B minor (1832-1834)
- Op. 25 No. 11 in A minor ("Winter Wind") (1834)
- Op. 25 No. 12 in C minor (1836)
fantaisies (gồm cả Fantaisie-Impromptu và Polonaise-Fantaisie)
1 fugue
4 impromptus (3 nếu loại Fantaisie-Impromptu)
- Op. 29 in A-flat major
- Op. 36 in F-sharp major
- Op. 51 in G-flat major
- Op. 66 Posth. in C-sharp minor - Fantaisie-Impromptu
57 mazurkas
- Op. 6 No. 1 in F-sharp minor
- Op. 6 No. 2 in C-sharp minor
- Op. 6 No. 3 in E major
- Op. 6 No. 4 in E-flat minor
- Op. 7 No. 1 in B-flat major
- Op. 7 No. 2 in A minor
- Op. 7 No. 3 in F minor
- Op. 7 No. 4 in A-flat major
- Op. 7 No. 5 in C major
- Op. 17 No. 1 in B major
- Op. 17 No. 2 in E minor
- Op. 17 No. 3 in A-flat major
- Op. 17 No. 4 in A minor
- Op. 24 No. 1 in G minor
- Op. 24 No. 2 in C major
- Op. 24 No. 3 in A-flat major
- Op. 24 No. 4 in B-flat minor
- Op. 30 No. 1 in C minor
- Op. 30 No. 2 in B minor
- Op. 30 No. 3 in D-flat major
- Op. 30 No. 4 in C-sharp minor
- Op. 33 No. 1 in G-sharp minor
- Op. 33 No. 2 in D major
- Op. 33 No. 3 in C major
- Op. 33 No. 4 in B minor
- Op. 41 No. 1 in E minor
- Op. 41 No. 2 in B major
- Op. 41 No. 3 in A-flat major
- Op. 41 No. 4 in C-sharp minor
- Op. 50 No. 1 in G major
- Op. 50 No. 2 in A-flat major
- Op. 50 No. 3 in C-sharp minor
- Op. 56 No. 1 in B major
- Op. 56 No. 2 in C major
- Op. 56 No. 3 in C minor
- Op. 59 No. 1 in A minor
- Op. 59 No. 2 in A-flat major
- Op. 59 No. 3 in F-sharp minor
- Op. 63 No. 1 in B major
- Op. 63 No. 2 in F minor
- Op. 63 No. 3 in C-sharp minor
- Op. 67 No. 1 in G major
- Op. 67 No. 2 in G minor
- Op. 67 No. 3 in C major
- Op. 67 No. 4 in A minor
- Op. 68 No. 1 in C major
- Op. 68 No. 2 in A minor
- Op. 68 No. 3 in C major
- Op. 68 No. 4 in F minor
No. 50 in A minor
No. 51 in A minor
21 nocturnes
- Op. 9 No. 1 in B-flat minor
- Op. 9 No. 2 in E-flat major
- Op. 9 No. 3 in B major
- Op. 15 No. 1 in F major (1830-1831)
- Op. 15 No. 2 in F-sharp major (1830-1831)
- Op. 15 No. 3 in G minor (1833)
- Op. 27 No. 1 in C-sharp minor
- Op. 27 No. 2 in D-flat major
. 32 No. 1 in B major (1836-1837)
. 32 No. 2 in A-flat major (1836-1837)
- Op. 37 No. 1 in G minor
- Op. 37 No. 2 in G major
- Op. 48 No. 1 in C minor
- Op. 48 No. 2 in F-sharp minor
- Op. 55 No. 1 in F minor
- Op. 55 No. 2 in E-flat major
- Op. 62 No. 1 in B major
- Op. 62 No. 2 in E major
- Op. 72 No. 1 in E minor
- Op. Posth. in C-sharp minor
- Op. Posth. in C minor
18 polonaises (15 if you exclude the Polonaise-Fantaisie and the curious hybrid piece containing a section for piano solo (Andante spianato), and a section for piano and orchestra (Grande Polonaise brillante). The piano part of the second section can also be played as a solo, thus fitting into this category. The same piano part can also be played with the Andante spianato preceding it, making it as hard to classify as the Polonaise-Fantaisie and the 'Fantaisie-Impromptu'.)
- Op. 26 No. 1 in C-sharp minor
- Op. 26 No. 2 in E-flat minor
- Op. 40 No. 1 in A major
- Op. 40 No. 2 in C minor
- Op. 44 in F-sharp minor
- Op. 53 in A-flat major
- Op. 61 in A-flat major (Polonaise-Fantaisie)
- Op. 71 No. 1 in D minor
- Op. 71 No. 2 in B-flat major
- Op. 71 No. 3 in F minor
7 préludes, one of which, No. 20 in C minor, was adapted by Barry Manilow as the basis for his hit pop recording "Could it be Magic" in 1975. No. 4 in E minor was adapted as the basis for Jane Birkin's "Jane B" in 1970.
- Op. 28 No. 1 in C major (1839)
- Op. 28 No. 2 in A minor (1838)
- Op. 28 No. 3 in G major (1838-1839)
- Op. 28 No. 4 in E minor (1838)
- Op. 28 No. 5 in D major (1838-1839)
- Op. 28 No. 6 in B minor (1838-1839)
- Op. 28 No. 7 in A major (1836)
- Op. 28 No. 8 in F-sharp minor (1838-1839)
- Op. 28 No. 9 in E major (1838-1839)
- Op. 28 No. 10 in C-sharp minor (1838-1839)
- Op. 28 No. 11 in B major (1838-1839)
- Op. 28 No. 12 in G-sharp minor (1838-1839)
- Op. 28 No. 13 in F-sharp major (1838-1839)
- Op. 28 No. 14 in E-flat minor (1838-1839)
- Op. 28 No. 15 in D-flat major ("Raindrop") (1838-1839)
- Op. 28 No. 16 in B-flat minor (1838-1839)
- Op. 28 No. 17 in A-flat major (1836)
- Op. 28 No. 18 in F minor (1838-1839)
- Op. 28 No. 19 in E-flat major (1838-1839)
- Op. 28 No. 20 in C minor (1838-1839)
- Op. 28 No. 21 in B-flat major (1838-1839)
- Op. 28 No. 22 in G minor (1838-1839)
- Op. 28 No. 23 in F major (1838-1839)
- Op. 28 No. 24 in D minor (1838-1839)
- Op. 45 in C-sharp minor
- Op. Posth. in A-flat major
5 rondos
- Op. 1 Rondo in C Minor
- Op. 5 Rondo à la Mazur in F major (1826)
- Op. 14 Rondo à la Krakowiak in F major (1828)
- Op. 16 Rondo in E-flat major (1832)
- Op. 73 Rondo in C major (1828)(Posthumous)
4 scherzos
- Op. 20 No. 1 Scherzo in B minor (1831)
- Op. 31 No. 2 Scherzo in B-flat minor (1837)
- Op. 39 No. 3 Scherzo in C-sharp minor
- Op. 54 No. 4 Scherzo in E major
4 sonatas
- Op. 4 No. 1 Piano Sonata in C minor
- Op. 35 No. 2 Piano Sonata in B-flat minor
- Op. 58 No. 3 Piano Sonata in B minor
Unfinished sonata
20 waltzes (see list of waltzes by Chopin)
- Op. 34 No. 1 in A-flat major (1835)
- Op. 34 No. 2 in A minor (1831)
- Op. 34 No. 3 in F major (1838)
Piano và dàn nhạc
2 piano concertos
- Op. 11 No. 1 Concerto for Piano and Orchestra in E minor (1830)
- Op. 21 No. 2 Concerto for Piano and Orchestra in F minor (1829-1830)
4 other works — Variations on Là ci darem la mano; Krakowiak; Grande Fantaisie on Polish Airs; Andante spianato and Grande Polonaise brillante (but see above for categorization comments)
Để vĩnh biệt Chopin, tại Medeleine, dàn nhạc giao hưởng và đội hợp xướng của Nhạc việc Paris đã trình tấu bản "Cầu hồn" của Wolfgang Amadeus Mozart.
Để vĩnh biệt Chopin, tại Medeleine, dàn nhạc giao hưởng và đội hợp xướng của Nhạc việc Paris đã trình tấu bản "Cầu hồn" của Wolfgang Amadeus Mozart.
Tác phẩm cho giọng hát
20 bài hát tiếng Ba Lan cho giọng hát và piano
Tác phẩm thính phòng khác
1 piano trio for violin, cello and piano
1 cello sonata with piano
2 other works for cello and piano
(Tham khảo từ Vncayda)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn đọc có thể chèn Ảnh hoặc Video clips trực tiếp bằng cách sao chép URL hình ảnh ( chuột phải vào ảnh gốc lấy URL) rồi dán vào cửa sổ comment. Xin cám ơn.