Bài tham khảo
Lâu nay một bộ phận trong dư luận hải ngoại thường cho rằng Đảng, Nhà nước, Chính phủ, những người lãnh đạo CHXHCN Việt Nam, hoặc những bộ phận của Đảng và Nhà nước cộng sản là "hèn nhát" trước Trung Quốc mỗi khi Việt Nam làm cái này hoặc không làm cái kia, đặt nặng vấn đề này hoặc không đặt nặng vấn đề kia.
Bài viết của blogger Thiếu Long, một người Việt đang định cư tại bang Texas (Mỹ).
Tôi thì chỉ nhìn vào vấn đề chính, cái cốt lõi nhất, đó là khi có xâm lược thì Việt Nam sẵn sàng đánh xâm lược và khi giặc chưa xâm lược thì Việt Nam đang tích cực bảo vệ chủ quyền bằng cách: Liên tục và thường xuyên tuyên bố khẳng định chủ quyền, phản đối Trung Quốc, và hiện đại hóa quân đội, nâng cao hệ thống phòng thủ và tăng cường năng lực tác chiến phòng thủ. Nghĩa là tất cả những gì liên quan đến chủ quyền thì chúng ta đều đã và đang làm, bất kể điều này đối nghịch với lợi ích và những tuyên bố của phía Trung Quốc, bất kể những điều này có làm Trung Quốc phật lòng hay không.
Từ thực tế khách quan trên, tôi cho rằng tất cả những hành động chính trị, quyết định chính trị của hệ thống chính trị Việt Nam đều có nguyên nhân của nó, và chắc chắn không thể xuất phát từ tinh thần hèn nhát. Cách đây không lâu, Việt Nam ngay cả cầm súng bắn Trung Quốc cũng đã làm thì không phải là hèn, và ngày nay, Việt Nam đang làm tất cả vì chủ quyền của mình bất kể nó mâu thuẫn với lợi ích Trung Quốc, như vậy không phải là hèn. Một người thì không thể vừa "hèn" vừa "không hèn", cho nên khi đã xác định Việt Nam không hèn thì nên có một niềm tin nhất định, đó là niềm tin thực tế, có căn cứ, chứ không phải niềm tin mù quáng, phi thực tế, vô căn cứ.
Từ sự hiểu rõ bản chất và niềm tin trên, mỗi khi tôi thấy Việt Nam nhường Trung Quốc điều gì, hay tỏ thái độ mềm dẻo gì thì tôi hiểu rằng đó là những sách lược chính trị tạm thời và đều có nguyên nhân sâu xa của nó, thậm chí có những vấn đề chính trị bên trong mà chúng ta chưa biết hết. Những hành động đó có thể đúng, có thể sai, có thể chúng ta đồng ý với nó, có thể chúng ta không đồng ý với nó, nhưng chắc chắn nó không phải xuất phát từ tâm lý hèn hạ, hèn nhát.
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012
Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012
Những gì còn sót lại từ thảm họa hạt nhân Chernobyl
Di chứng Chernobyl (Chernobyl Legacy) là bộ ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Paul Fusco năm 2006 nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày diễn ra vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Ukraina. Các nhân vật trong ảnh đều là những nạn nhân hàng ngày đang phải đối mặt với cơn ác mộng mang tên Chernobyl dù trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến thời khắc xảy ra thảm họa.Theo báo cáo của tổ chức "Các thầy thuốc quốc tế ngăn chặn chiến tranh hạt nhân" (IPPNW) tại Đức, hơn 10.000 người hiện bị ảnh hưởng với bệnh ung thư tuyến giáp và 50.000 ca khác sẽ xảy ra trong tương lai, 10.000 ca dị dạng đã được ghi nhận ở trẻ mới sinh có lây nhiễm phóng xạ từ vụ Chernobyl.
Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012
Lần đầu tiên báo VN nói về lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Trường Sa
(REDS.VN) Phải chăng động thái "phá lệ" của báo Quân đội nhân dân đang đánh dấu một sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trong vấn đề chủ quyền biền Đông?
Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong trận chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa tại khu vực đảo chìm Cô Lin, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa ngày 14/3/1988 là một hoạt động được binh chủng hải quân tổ chức thường niên. Tuy vậy, ít người dân biết được điều này vì sự hạn chế đưa tin của báo chí trong những năm qua.
Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong trận chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa tại khu vực đảo chìm Cô Lin, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa ngày 14/3/1988 là một hoạt động được binh chủng hải quân tổ chức thường niên. Tuy vậy, ít người dân biết được điều này vì sự hạn chế đưa tin của báo chí trong những năm qua.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)