(GDVN) - Hỏa lực bắn giàn Kachiusa lần đầu tiên được Hồng quân Liên Xô sử dụng vào ngày 14 tháng 7 năm 1941 trong một trận chiến với quân phát xít Đức gần thành phố Orsha, tỉnh Vitebsk, thuộc Belarus.
Cuộc tấn công bất ngờ bằng một loại vũ khí mới có sức công phá mạnh mẽ của Hồng quân Liên Xô đã giáng một cú đánh mạnh vào Quân đội Đức Quốc xã khiến chúng hoàn toàn bị mất tinh thần và khiến tình báo Đức mất nhiều tháng sau đó vẫn không thể xác định được đó là loại vũ khí gì.
Hơn 10.000 hệ thống phóng tên lửa và hơn 12 triệu quả tên lửa Kachiusa đã được sản xuất trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1941 tới tháng 12 năm 1944.
Theo đánh giá của nhiều nhà sử học, chính hỏa tiễn Kachiusa đã đóng vai trò quyết định trong nhiều trận chiến quan trọng của cuộc chiến tranh Vệ quốc và chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức.
Trải qua 70 năm tồn tại và phát triển, hỏa tiễn Kachiusa vẫn giữ vai trò quan trọng trong lực lượng vũ trang Nga góp phần bảo vệ Tổ quốc. đã được cải tiến rất nhiều, trở nên cơ động và dễ sử dụng với sức công phá lớn hơn gấp nhiều lần.
Hệ thống phóng tên lửa BM-21 Grad (Hail) của Nga được coi là hậu duệ trực tiếp của Kachiusa. Hệ thống tên lửa này hoạt động trên nguyên tắc tương tự như nguyên mẫu huyền thoại của chúng.
Tuy nhiên, tiềm lực chiến đấu của BM-21 Grad đã được mở rộng đáng kể.
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011
Đức Pưn nhày
Đại đội trưởng Đức "pưn nhày"
QĐND - Mùa khô năm 1972, trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Quân giải phóng Lào mở chiến dịch giải phóng ngã ba Xa-la-phu-khun, đây là giao lộ con đường 7B từ Việt Nam sang phía đông gặp Đường 13, là huyết mạch nối từ Viêng-chăn lên Luông-phra-băng. Tư lệnh mặt trận nước bạn là Xi-la-vắt hợp đồng với Quân tình nguyện Việt Nam, yêu cầu hiệp đồng chi viện về hỏa lực, nhấn mạnh “Đây là một mặt trận độc lập của bộ đội Pa-thét Lào, mong hỏa lực của Quân tình nguyện Việt Nam tập trung mạnh để chúng tôi đánh thắng!”. Phía Quân tình nguyện Việt Nam tham gia gồm một số binh chủng kỹ thuật: Một đại đội hai chiếc xe tăng T-54, một đại đội cối 2 khẩu 156,7mm, hai đại đội súng máy cao xạ gồm 4 khẩu 12,7mm, công binh… Riêng về lực lượng pháo binh, bạn xin đích danh Đại đội 9 (Tiểu đoàn 42) với 4 khẩu lựu pháo 122mm, Tư lệnh bạn nhấn mạnh yêu cầu “đồng chí Đức pưn nhày” đích thân chỉ huy. Theo tiếng Lào thì “pưn nhày” là pháo lớn, pháo binh. Đại đội 9 từng tác chiến lâu năm trên địa bàn này, nên có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, đặc biệt là kinh nghiệm hợp đồng tác chiến với bạn. Lực lượng chủ lực bạn gồm các đơn vị bộ binh: Tiểu đoàn bộ binh 701 Anh hùng là chủ công, và các Tiểu đoàn bộ binh 13, 705, đại đội cối 81mm...
Phía địch chiếm đóng và khống chế khu vực ngã ba này khoảng một lữ đoàn bộ binh, đại đội pháo 105mm, sân bay trực thăng, ngoài ra không quân địch có các máy bay ném bom T-28, trinh sát L-19 hoạt động hỗ trợ suốt ngày đêm. Địch tập trung chủ yếu ở cao điểm Luông-chay-nhày, trên có Sở chỉ huy của chúng và đóng trên các cao điểm ngoại vi Phu-sủng, Ngã ba Xa-la-phu khun, Băng-ga-lô.
Mục tiêu chính trận đánh mở màn sẽ là đỉnh Luông-chay-nhày, đồng thời mũi tiến công phụ đánh lên Phu-sủng, tiến tới phát triển chiếm toàn bộ ngã ba Xa-la-phu-khun. Đại đội 9 của đồng chí Đức nhận nhiệm vụ quan trọng là pháo kích vào Luông-chay-nhày, vừa là hiệu lệnh mở màn chiến dịch, vừa yểm trợ bộ binh bạn vận động tấn công.
Cựu chiến binh Đức “pưn nhày”. |
Đêm 27-12-1972, Đại đội 9 bắt đầu hành quân từ Mường Sủi đến chiếm lĩnh trận địa. Một tình huống không bất ngờ nhưng vô cùng khó khăn là địch gài dày đặc các loại mìn trên quãng đường 7B tới ngã ba, cả loại mìn chống bộ binh lẫn mìn chống tăng. Đã có chiếc xe tăng của ta trúng mìn, một xe kéo pháo của Đại đội 9 cũng bị mìn, khẩu đội trưởng hy sinh, một pháo thủ bị thương. Loại mìn chống tăng của địch toàn bằng nhựa, nặng 20kg, nếu chỉ dò bằng máy thôi sẽ không phát hiện được, nên mặc dù công binh khắc phục suốt ngày hôm sau, song con đường chưa thể thông được. Mặt khác, địch thấy có dấu hiệu ta chuyển quân nên máy bay trinh sát L-19 và máy bay ném bom T-28 đánh xăm xoi, đồng thời pháo địch từ ngã ba bắn ra với cường độ lớn. Trước tình hình khẩn trương, lúc 20 giờ, Đại đội 9 lập tức triển khai 4 khẩu pháo ngay ven vệ đường. Pháo và pháo thủ không có hầm, được ngụy trang rất kỹ, một bất ngờ lớn cho máy bay trinh sát địch. Như vậy, tầm bắn của 4 khẩu pháo đến mục tiêu là 5km, vẫn trong phạm vi hiệu quả cao của lựu pháo 122mm. Đêm 29-12, liên lạc bằng vô tuyến điện với đài chỉ huy thông suốt, công tác chuẩn bị tốt. Đài chỉ huy pháo cũng bố trí bí mật chỉ cách địch 900m.
Đúng 4 giờ 25 phút ngày 30-12, tiếng pháo mở màn chiến dịch bắt đầu. Cả 4 khẩu cùng bắn cấp tập vào hai mỏm dãy Luông-chay-nhày. Đạn chụm mục tiêu, căn cứ địch bốc cháy lớn. Bắn được 10 phút thì một khẩu bị hỏng khóa nòng, còn lại 3 khẩu vẫn tiếp tục bắn, bạn yêu cầu pháo ta chuyển làn để yểm trợ bộ binh tấn công. Đến 6 giờ thì địch rút bỏ Phu-sủng, đến 12 giờ trưa thì địch bỏ chạy khỏi các cao điểm Luông-chay-nhày, Tiểu đoàn bộ binh 701 bộ đội Pa-thét Lào xông lên quét địch khỏi điểm cao, đến 14 giờ thì bạn làm chủ toàn bộ cụm cứ điểm quan trọng này. Phát huy lợi thế, mặc dù trời về chiều tối, lúc 18 giờ, Đại đội trưởng Đức lập tức rời Sở chỉ huy lên cao điểm Luông-chay-nọi vừa chiếm được, tiếp tục chỉ huy pháo bắn đuổi địch trên đường rút chạy, đồng thời uy hiếp địch ở ngã ba Xa-la-phu-khun. Sang ngày 1-1-1973, 3 tiểu đoàn bộ binh của bạn là Tiểu đoàn 2, 17, 705 đánh đuổi địch về phía Viêng-chăn, làm chủ ngã ba huyết mạch này. Đại đội 9 pháo binh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Với đại đội trưởng Đức, trải qua 27 năm quân ngũ, có 7 năm trên chiến trường Lào và 3 năm trên chiến trường Cam-pu-chia. Vốn trưởng thành từ chiến sĩ pháo binh, anh luôn chỉ huy đơn vị tận dụng mọi cơ hội tấn công địch, xứng đáng danh hiệu là tiếng pháo lệnh mở màn chiến dịch. Năm nay 65 tuổi, cựu chiến binh Đức vẫn hoạt động tích cực trong công tác Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào.
Bài và ảnh: Cao Đắc Trung
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)